Lời khuyên cho những ai làm mẹ: Luôn yêu thương và luôn lắng nghe
Cảm thụ nghệ thuật dành cho người trẻ, và những trái tim non trẻ
Qua những bức vẽ của mình, họa sĩ William-Adolphe Bouguereau đã thể hiện tình yêu với những cung bậc và những sắc thái vô cùng đa dạng và phong phú.
Thế giới vang rền với đủ loại tiếng nói, với đủ loại tiếng ồn.
Có những tiếng nói nhẹ nhàng, tốt đẹp và cũng có những giai điệu đẹp đẽ và chân thành. Tuy nhiên, trong những thanh âm mà hàng ngày ta thường nghe thấy, có rất nhiều âm thanh lạc điệu, khiến ta vô cùng khó chịu. Có những lời nói hợp lý hợp tình, trong sáng thánh thiện. Trong khi đó, cũng có nhiều lời nói hằn học, trái khoáy. Rõ ràng, ngôn từ chính là biểu hiện của nội tâm, là biểu hiện của suy nghĩ. Và nội tâm của chúng ta cũng được phản ánh thông qua nghệ thuật.
Đối với người mẹ, lắng nghe cũng là nghệ thuật, là một kỹ năng cần phải học. Trên thực tế, người mẹ thường xuyên bị quấy rầy với đủ loại tiếng ồn, với đủ loại âm thanh huyên náo: tiếng con làm vỡ đồ đạc, tiếng trẻ con hát hò inh ỏi, tiếng con đòi mẹ, tiếng con khóc, tiếng con cười đùa ầm ỹ.
Âm thanh của trẻ con, nhìn chung là trong trẻo và đẹp đẽ, nhưng đôi khi lại là điều phiền toái. Và khi trẻ đang hào hứng với những hoạt động, với những trò chơi, để dần phát triển, thì người mẹ thường bận bịu để giải quyết hàng tá việc nhà.
Người Mẹ trong khi tâm trí đang bị chi phối bởi công việc, cũng thường hướng tai nghe ngóng các con, để biết đâu là thanh âm của sự vui thú và đâu là thanh âm của sự cáu kỉnh.
Tôi cũng có bốn cháu nhỏ, vì thế tôi phải chịu đựng những tiếng léo nhéo từ những đứa con mình: khi thì chúng hòa thuận, khi thì chúng gây gỗ. Đôi lúc tôi vui vẻ mỉm cười với những việc chúng làm, đôi khi, tôi cũng phải nhanh chóng để kịp thời cho chúng những lời giáo huấn. Thiệt ra, khi có trẻ nhỏ ở nhà, sự huyên náo là lẽ thường tình. Trái lại, sự yên ắng mới là điều đáng báo động.
Trong một gia đình bình thường, sự yên tĩnh là điều hiếm khi bắt gặp. Hãy nhớ, sự yên ắng luôn đồng hành cùng tai họa. Ví dụ nhé, không khí sẽ trở nên yên ắng khi một đứa bé “lẻn vào” ngăn bên dưới bồn rửa chén tại nhà bếp và “khám phá” được hàng tá hóa chất tẩy rửa.
Một ngày khác, tôi ngồi đang trong nhà nguyện cùng đứa con 4 tuổi. Nhóc con nhấm nháp chút thức ăn vặt, bước đi lững thững, và lâu lâu lại quỳ gối cầu nguyện cùng tôi. Tôi và con ở đó hồi lâu thì một vị linh mục bước vào để cầu nguyện.
Bỗng nhiên, khi có thêm một người, tôi chợt nhận ra âm thanh rào rạo khá phiền toái phát ra từ đứa con mình khi bé đang ăn bánh quy. Tôi, lòng cảm thấy ái ngại đã cười và nói với vị linh mục, “Một người mẹ khó lòng nhận ra sự ồn ào của con mình trừ khi cô ấy nhận ra người khác đang lắng nghe.”
Ngài nhẹ nhàng đáp lại bằng một câu chuyện về mẹ Teresa: “Một sơ vừa vào tu viện hỏi mẹ rằng liệu sự huyên náo ngoài kia có làm sao nhãng những lời nguyện cầu của người. Mẹ Teresa đáp lại: Sự huyên náo nào cơ?”
Và thế là tôi hiểu tại sao người ta gọi Người là “Mẹ.”
Tình yêu của mẹ: Dạy trẻ phân định đúng sai trong thế giới hiện đại
Khi nói đến tình yêu, ngôn ngữ Anh có ít cách diễn đạt hơn khi so sánh với những ngôn ngữ khác. Lấy tiếng Hy Lạp cổ đại làm ví dụ, người Hy Lạp làm rõ nhiều sắc thái và các biểu hiện khác nhau của tình yêu và sự luyến ái. Từ eros nói về tình yêu dựa trên sự hấp dẫn giới tính. Từ Philia là tình yêu cao thượng, hai người coi nhau như bạn bè, là tri kỷ. Storge là từ dùng để biểu đạt tình yêu mà những người thân trong gia đình dành cho nhau. Từ agape là tình yêu của Thượng đế dành cho nhân loại, hoặc tình yêu của con người dành cho đấng tối cao nhưng mang màu nghĩa hi sinh.
Tình yêu có muôn hình vạn trạng. Tình yêu mà người mẹ dành cho con là thứ tình cảm đặc biệt nhất bởi vì tình cảm đó không mang theo tư lợi. Tình yêu thuần túy luôn là cho đi, là dành những điều tốt đẹp cho người mình yêu. Khi yêu, người ta, dĩ nhiên, không làm điều xấu cho nhau, mà ngược lại, họ sẵn sàng hi sinh vì nhau.
Thánh Paul miêu tả bản chất của tình yêu theo một cách vô cùng khác biệt, “Tình yêu thương là kiên nhẫn, tình yêu thương là tử tế; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, cũng không hề kiêu ngạo.”
Bởi vì ngôn ngữ Anh không có nhiều sắc thái từ để miêu tả một cách thật chính xác các cung bậc của tình yêu, từ yêu – love đã bị lạm dụng, đã được dùng “sai.” Đã bao lần bạn nói “tôi yêu món bánh này” hoặc “tôi yêu chiếc xe này”? Nghĩa của từ yêu – love trong hai ngữ cảnh trên hoàn toàn khác, và muôn phần không thể so sánh khi nói đến tình yêu – LOVE trong ba chữ “con yêu mẹ.” Khi cách diễn đạt của các ý tưởng về cuộc sống và tình yêu đang nhanh chóng thay đổi, những khẩu hiệu hoa mỹ trở nên sáo rỗng.
Tình yêu luôn luôn là giá trị mang tính nền tảng của nhân loại. Vậy nên, nó cần phải được thực hành, được suy xét, và được công nhận. Nhân dịp Ngày Thanh niên Thế giới lần thứ 23, Giáo hoàng Benedict XVI đã trao lời khuyên cho những khán giả đương ở tuổi vị thành niên.
“Tình yêu có một đặc tính,” Ngài nói. “Tình yêu không chỉ là sự nuông chiều hay sự khó đoán, nhiệm vụ và lý do của tình yêu chính là vĩnh hằng. Bản chất của tình yêu là trường tồn.”
Thật vậy, tình yêu luôn mang tính trường cửu.
Để có thể yêu, cũng như mang đến những điều tốt đẹp cho người mình yêu, việc phân biệt giữa những xúc cảm, những rung động không tên, những loại tính khí khác nhau là điều cần thiết. Trong thời đại mà toàn xã hội đang cổ xúy cho việc để cảm xúc chi phối mọi thứ, tình yêu là thứ rất dễ đổi dời, nên tôi nhắc nhở con mình rằng yêu là một hành động. Khi chúng ta thực sự yêu, sự yên bình, niềm vui, sự độ lượng sẽ là kết quả tất yếu.
William-Adolphe Bouguereau, một nghệ sĩ với trường phái hiện thực hàn lâm Pháp sống từ thế kỷ 19 và cuối thế kỷ 20. Ông đã vẽ nhiều tác phẩm lấy cảm hứng từ tình yêu, với các cung bậc khác nhau mà những người nói tiếng Anh ngày nay chỉ đơn giản gọi là “tình yêu.”
Những tác phẩm của ông vô cùng phong phú. Và những tác phẩm tiêu biểu đã được thêm vào bài viết này.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times