Loạt ảnh: Làn sóng tị nạn thế giới năm 2023, người dân Trung Quốc trốn chạy sang Mỹ quốc
Hôm 12/06/2023, trên bãi biển Gravelines, Pháp, những người tị nạn cố gắng lên thuyền của người buôn lậu để đến Vương quốc Anh, nhưng bị cảnh sát Pháp ngăn chặn và phải quay trở lại đất liền. (Ảnh: Sameer Al-Doumy/AFP)
Mặc dù hành trình còn dài và đầy rẫy khó khăn nhưng số người buộc phải rời bỏ nơi cư trú ban đầu do các yếu tố như chiến tranh, thiên tai, hay đàn áp chính trị ngày càng gia tăng. Loạt ảnh trong bài viết này giúp độc giả phân loại một số hiện tượng tị nạn nổi bật trên thế giới trong năm 2023.
Hầu hết những người dân này là những người nhập cư bất hợp pháp. Họ thường cố gắng nhập cư vào các quốc gia khác bằng đường bộ, đường thủy, … Tuy nhiên, vì họ không có hộ chiếu hợp pháp, hoặc không được phép nhập cảnh, nên chính phủ các quốc gia phải giải quyết trường hợp của họ theo những cách khác nhau. Trong số đó, một số người tị nạn được bảo hộ thành công, một số khác có thể bị trục xuất về nước sinh sống ban đầu.
Năm 2022, hơn 24,000 công dân Trung Quốc đã bị bắt khi vượt biên giới từ Mexico vào Hoa Kỳ. Dữ liệu của chính phủ Hoa Kỳ cho thấy, con số này vượt hơn 10 năm trước cộng lại.
Họ thường đi theo đường hàng không đến Ecuador, nơi không cần thị thực. Sau đó, giống như hàng ngàn người di cư khác từ Trung Mỹ, Nam Mỹ, và những nơi xa hơn, họ trả tiền cho những người vận chuyển để tìm đường đến Mỹ quốc qua những khu rừng rậm nguy hiểm giữa Colombia và Panama. Một khi đến được nơi đó, họ tự thú với các quan chức biên giới và xin tị nạn.
Trên khắp thế giới có rất nhiều người tị nạn, nên không thể thu thập được tất cả các ảnh chụp. Bài viết này chủ yếu tập trung vào hình ảnh những người tị nạn chạy trốn sang châu Âu, người Trung Quốc chạy trốn sang Mỹ quốc và những người nhập cư ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico.
Người dân Trung Quốc chạy trốn sang Mỹ quốc
Nhiều người dân Trung Quốc liều mạng vì lý do kinh tế hoặc bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp chính trị. Sau khi di chuyển qua nhiều nước, họ hy vọng đến Mỹ quốc và xin được tị nạn. Không ít người dân tị nạn sau khi băng qua những khu rừng nguy hiểm ở Trung và Nam Mỹ, vượt qua biên giới của nhiều quốc gia mới đến được Mỹ quốc.
Người dân tị nạn chạy sang châu Âu
Sau biến động ‘Mùa xuân Ả Rập’ nổ ra vào cuối năm 2010, những người dân tị nạn hoặc người di cư kinh tế từ Trung Đông, châu Phi, và Nam Á đã vào các quốc gia EU qua Địa Trung Hải và vùng Balkan. Phần lớn trong số họ là những người dân tị nạn từ Syria, Afghanistan và Eritrea.
Sau khi Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24/02/2022, một lượng lớn người dân tị nạn do chiến tranh Nga-Ukraine đã đổ vào các quốc gia Âu Châu. Điều này cũng tạo thành áp lực nhất định lên chính phủ nhiều nước.
Ngoài ra, còn có vấn đề nhập cư bất hợp pháp thường xuyên xảy ra giữa Pháp và Vương quốc Anh. Nhiều người tị nạn đi từ Pháp đến Vương quốc Anh qua eo biển Manche. Người dân tị nạn Thổ Nhĩ Kỳ thường lén vào Hy Lạp bằng đường biển cũng khiến chính phủ Hy Lạp phải đau đầu.
Thị trưởng San Francisco đã ra lệnh cho các ban ngành và nhân viên thành phố ưu tiên các dịch vụ tái định cư cho người vô gia cư trước khi cung cấp các trợ giúp khác.
Ngũ Giác Đài cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các bước để giảm thiểu khả năng Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này leo thang hơn nữa ở Trung Đông.
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo ra ít việc làm hơn dự kiến trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, báo hiệu rằng thị trường lao động có thể đang trải qua quá trình giảm tốc nhanh chóng.
Imane Khelif đã giành được một huy chương Olympic tại Thế vận hội Paris 2024 sau khi chiến thắng trước Anna Luca Hamori của Hungary với tỷ số 5–0 trong trận tứ kết ở hạng cân 66kg nữ.