Khoảnh khắc lịch sử: Sự thật về ‘cuộc bao vây’ Trung Nam Hải ngày 25/04
Wolf Messing – người Do Thái có công năng đặc dị
Ông Wolf Messing là một người Do Thái, sinh ra ở Warsaw, Ba Lan. Khi còn nhỏ, ông từng trốn học và lên một chuyến tàu hỏa, người soát vé hỏi ông: “Anh bạn nhỏ, vé của cậu đâu?” Ông nhặt một mảnh giấy từ dưới đất lên, đồng thời trong tư tưởng lẩm nhẩm điều gì đó, và thế là đã qua mắt người soát vé, khiến anh ta bỏ qua. Hóa ra, từ nhỏ Messing đã phát hiện bản thân có khả năng thần giao cách cảm và công năng dao thị, có thể nhìn được thời gian và không gian khác.
Năm 1916, nhà vật lý học Einstein và nhà tâm lý học Freud đã tiến hành một thí nghiệm chấn động thế giới đối với Messing, người được mệnh danh là “nhân vật thần bí số một thế giới” vào thời điểm đó.
Freud không nói lời nào, mà dùng tư duy phát ra mệnh lệnh đối với Messing: Hãy lấy một chiếc nhíp nhỏ bằng đồng từ trong ngăn kéo! Sau đó dùng nhíp để nhổ ba sợi râu của Einstein!
Và Messing đã làm chuẩn xác theo chỉ lệnh đó. Cả Einstein và Freud đều hết sức kinh ngạc và thán phục. Trong lúc Einstein đang xoa xoa chiếc cằm vẫn còn đau sau khi bị nhổ râu, Messing nói với ông: “Ông sẽ nhận được một giải thưởng quan trọng vào năm 1921.” Quả nhiên, năm 1921, Einstein đã nhận được giải Nobel.
Năm 1937, trong một nhà hát ở Warsaw (thủ đô Ba Lan), Messing dự đoán về Hitler rằng, “Nếu chuyển hướng về phương Đông” tiến đánh Liên Xô, Hitler sẽ thiệt mạng.
Hitler nghe vậy đã vô cùng giận giữ, treo thưởng 20 vạn Mark (đồng tiền Đức) cho ai lấy được đầu của Messing.
Messing phải trốn chạy sang Liên Xô để lánh nạn. Ở Liên Xô cũ, Stalin cũng từng thử thách ông: “Messing, chỗ ta ở đây là điện Kremlin, nước giội cũng không lọt được, ông có bản lãnh có thể đi được ra bên ngoài không?”
Tiếp tục sử dụng công năng trốn vé thời thơ ấu, Messing nhặt một tờ báo cũ nát lên, sau đó thản nhiên đi ra bên ngoài. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, Stalin tức giận khiển trách các cảnh vệ đã không làm hết chức trách. Thế nhưng các cảnh vệ này đều tỏ vẻ oan ức nói: “Chúng tôi có nhìn thấy, nhưng ông ấy cầm giấy thông hành, trên đó còn có chữ ký do chính ngài Stalin ký.”
Các loại công năng đặc dị khác nhau của con người là thực sự tồn tại. Messing tin rằng, ông có công năng đặc dị này, là bởi vì có sự tồn tại của một loại “trường” đặc biệt. Nếu như có thể khám phá, nó sẽ mang lại nhiều khả năng hơn cho nhân loại, giống như việc phát hiện ra điện từ.
Ở Liên Xô, quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin kiên quyết phản đối công năng đặc dị, nhưng sự tồn tại khách quan này làm sao có thể phủ định được đây! Hơn nữa, biết đâu có thể lợi dụng công năng đặc dị cho mục đích quân sự chống lại phương Tây. Vì vậy, Đại học Moscow thuộc Khoa Khoa học Trung ương Cộng sản Liên Xô đã thành lập một phòng thí nghiệm về công năng đặc dị. Năm 1972, Hoa Kỳ cũng thành lập “đội đặc công tinh thần” có tên là “SCANATE.” Cũng trong những năm 70 của thế kỷ trước, trên các hãng thông tấn nhà nước của Trung Quốc đã xuất hiện những bài báo viết về những trẻ nhỏ có công năng đặc dị ở các nơi, các bé có thể dùng tai, dùng tay để đọc chữ.
Phải nói rằng, các loại công năng đặc dị ở Trung Quốc có nhiều hơn so với Ba Lan, Liên Xô, Hoa Kỳ, và khí công vẫn luôn được lưu truyền trong dân gian.
Trung Quốc xuất hiện cao trào khí công
Đến những năm 80 của thế kỷ trước, ở Trung Quốc xuất hiện cao trào khí công. Các loại khí công đều được truyền bá trong xã hội và trong các trường đại học. Khoa học gia nổi tiếng Tiền Học Sâm (Qian Xuesen) rất ủng hộ các nghiên cứu khoa học nhân thể con người. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang khi đó là Tổng bí thư, đã đề nghị chính sách “Ba không” (không tuyên truyền, không tranh luận, không phê bình), nhằm tạo ra một môi trường thoải mái cho công năng đặc dị và khí công.
Từ năm 1992, Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) bắt đầu hồng truyền tại Trung Quốc. Pháp Luân Công không chỉ có hiệu quả trừ bệnh khỏe thân đặc biệt, mà còn giới thiệu một cách có hệ thống về nguồn gốc của các loại công năng đặc dị, thậm chí còn giải đáp được nhiều bí ẩn trong khoa học sự sống và khoa học nhân thể. Từ đó, cho dù là người cao niên đến học với mục đích cầu sức khỏe, hay người làm nghiên cứu khoa học đến để theo đuổi chân lý khoa học, thì họ đều giống như đã tìm được bảo bối: “Ôi, loại công pháp này thật tốt!”
Đại sư Lý Hồng Chí đã công khai truyền môn công pháp này ra ngoài xã hội. Ngài Lý đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: Tu luyện Đại Pháp không cầu danh, không cầu lợi. Ngài truyền công rất đơn giản, chỉ với một tiêu chuẩn: “Chân, Thiện và Nhẫn.” Làm một người tốt có ích đối với người khác, có ích đối với xã hội!
Làm người tốt, nhìn thì đơn giản nhưng lại không hề dễ. Hiện nay trên thế giới, nhiều người sẽ cho rằng, quý vị làm người tốt để làm gì, người tốt chẳng khác gì kẻ ngu. Người Trung Quốc trong mấy chục năm này, đã bị làm cho trở nên xấu tệ, giữa người với người không còn sự tín nhiệm. Pháp Luân Công này tốt như thế nào, nên luyện hay không luyện, điều này có lẽ sẽ nói sau, tạm chưa nhắc tới. Trước tiên, chúng ta hãy thử xem Sư phụ của môn công pháp này như thế nào.
Thực sự đã có những người đi theo phía sau để quan sát Đại sư Lý.
Một lần, sau khi kết thúc bài giảng của mình, Đại sư Lý Hồng Chí đã đi tàu điện ngầm. Người bình thường đều sẽ chen nhau lên tàu khi tàu vừa đến, nhưng ngài Lý luôn nhường cho những người khác lên trước, còn mình thường bước lên cuối cùng. Trên tàu điện ngầm chỉ còn có vài chỗ ngồi trống, phải chen chân nhanh một chút mới có thể có chỗ ngồi, thế nhưng ngài không gấp gáp chút nào, vẫn lặng lẽ. Người phía sau chen lên nhìn, nói “Ôi may quá,” sau đó nhanh chóng ngồi xuống. Hầu như chỉ còn lại một mình ngài Lý đứng ở đó. Sau một ngày giảng Pháp, quý vị nghĩ xem có thể nào không mệt mỏi sao? Vậy mà ngài Lý lại “nhường” hết cho người khác. Vị sư phụ này chính là “Chính trực” như vậy! Vì thế, đệ tử mà Sư phụ Lý dẫn dắt đều là noi gương ông làm người tốt, làm người có chính khí. Bởi vậy, ngoài những tội danh mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vu khống ra, quý vị đã từng nghe nói đến Pháp Luân Công hãm hại lừa gạt, tham tiền, háo sắc chưa? Không có!
Thần kinh chính trị của kẻ độc tài bị kích động
Sự phổ truyền nhanh chóng của Pháp Luân Công là một việc tốt đẹp mang lại lợi ích cho quốc gia, cho người dân, có thể làm cho thân thể người tu luyện khỏe mạnh, đạo đức thăng hoa, thật tốt biết bao! Quý vị duỗi cánh tay, đá cẳng chân, không ai quan tâm đến quý vị; quý vị có tín ngưỡng, còn phát hành sách, số lượng học viên lại vượt quá số lượng đảng viên của Trung Cộng, đến lúc đó liệu quý vị sẽ đi theo Đại sư Lý Hồng Chí hay đi theo Đảng? Tư tưởng chính trị nhạy cảm của kẻ độc tài và đám thuộc hạ đã bị kích động. Trung Cộng đã tạo dư luận trước khi tiến hành vận đồng quần chúng. Tờ “Nhật báo Quang Minh” của Đảng, đã đăng các bài báo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công an Trung Quốc, đưa tin rằng Pháp Luân Công là mê tín, những người tu luyện Pháp Luân Công đều là những kẻ ngu muội.
Song họ lại nói không được thông suốt lắm! Là mê tín, là ngu muội? Vậy tại sao có rất nhiều khoa học gia của Viện khoa học, giáo sư đại học đều tu luyện Pháp Luân Công? Còn có chính sách “Ba không” do ông Hồ Diệu Bang đề ra lưu lại ở Trung ương … Đối với những kẻ có âm mưu chính trị thì những điều này giống như một cái vòng kim cô. Phải làm thế nào đây? Vậy thì dùng mánh khóe âm hiểm, bôi đen hồ sơ.
Bắt đầu từ năm 1997, La Cán, Bí thư Ủy ban Chính trị và Lập pháp Trung ương Trung Cộng, đã ra lệnh cho cảnh sát tiến hành các cuộc điều tra bí mật trên toàn quốc. Những người trong bộ máy lãnh đạo, cũng không phải là tất cả đều đồng ý với cách làm này của họ. Ngày 15/05/1998, Cục trưởng Cục Thể thao Quốc gia đã đến khảo sát Trường Xuân, nơi đầu tiên khai truyền Pháp Luân Đại Pháp. Các báo cáo điều tra nghiên cứu cuối cùng cho rằng: công hiệu của các bài công pháp của Pháp Luân Công đều tốt, có hiệu quả rõ ràng đối với ổn định và xây dựng văn minh tinh thần xã hội. 135 nhân vật có tiếng tăm trong xã hội ở Bắc Kinh tu luyện Pháp Luân Công đã cùng nhau viết thư cho Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ, cho thấy các hành vi quấy nhiễu học viên Pháp Luân Công của Bộ Công an là trái với Hiến pháp và Pháp luật. Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Chu Dung Cơ, điều khiến ông đau đầu nhất chính là vấn đề cải cách xí nghiệp Nhà nước, lượng lớn công nhân nghỉ việc. Pháp Luân Công có tác dụng cường thân kiện thể, giúp quốc gia tiết kiệm được nhiều chi phí thuốc men, điều này chẳng phải giúp ổn định lại những công nhân muốn nghỉ việc sao? Thủ tướng Chu Dung Cơ nói: “Bộ Công an các vị đi gây phiền cho Pháp Luân Công làm gì vậy? Tốt hơn là nên quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội.” Tuy nhiên, những lời nhận xét của ông Chu Dung Cơ về học viên Pháp Luân Công đã bị nhóm người La Cán che đậy.
Đến đầu năm 1999, Pháp Luân Công phải chịu những đe dọa và áp lực từ Trung Cộng ngày càng lớn, sự sách nhiễu kéo dài trong ba năm qua ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Tình thế này có lẽ là gió thổi báo hiệu giông tố mưa bão sắp kéo đến.
Hôm ấy là ngày thứ Bảy, 24/04/1999, anh Thạch Thái Đông (Shi Caidong) đang theo học Tiến sĩ tại Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học Trung Quốc, anh đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công ba năm trước đó. Anh đã nghe được một tin tức nói rằng, “Một người tên là Hà Tộ Hưu đã đăng một bài vu khống Pháp Luân Công trên tạp chí ‘Triển lãm Khoa học và Công nghệ Thanh niên’ ở Thiên Tân.”
“Các vị đi Bắc Kinh đi”
Khi đó, các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã đến trao đổi với tạp chí này. Lúc đầu, tòa soạn đồng ý gỡ bài báo xuống, nhưng sau đó lại thay đổi quyết định. Vì thế mọi người đã đến chính quyền thành phố Thiên Tân để khiếu nại, kết quả là có hơn 40 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt. Cảnh sát Thiên Tân còn nói: “Tôi nói cho các vị biết, chuyện này Thiên Tân không quản được, các lãnh đạo lớn đều ở Bắc Kinh, các vị đi Bắc Kinh đi.”
Anh Thạch Thái Đông nghe nói có học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, cảnh sát Thiên Tân muốn mọi người đến Bắc Kinh để giải quyết vấn đề. Anh cảm thấy mình cũng nên đi. Vì vậy, vào ngày 25/04, anh đã bắt xe buýt, đi hơn bảy tiếng mới đến được Văn phòng kháng cáo Quốc Vụ Viện ở cổng phía tây Trung Nam Hải.
Cuối tháng Tư ở Bắc Kinh, trời vừa mới hửng sáng. Anh Thạch Thái Đông nhìn thấy trên lối đi bộ hai bên đường phố đã đứng chật kín các học viên Pháp Luân Công. Càng lúc càng có nhiều người đến, nhiều đến mức nhìn không thấy người ở phía dưới cùng. Các học viên nam nữ, già trẻ đều có, an tĩnh đứng bên đường. Một số học viên đang cầm sách đọc, một số đang luyện công. Các cảnh sát mặc đồng phục rất nhàn nhã, có cảnh sát đang trả lời học viên, một số cảnh sát đang trò chuyện với nhau.
Khoảng hơn 8 giờ, Thủ tướng Chu Dung Cơ và một số nhân viên từ cổng phía tây của Trung Nam Hải đi về phía các học viên: “Mọi người đến đây làm gì vậy?” “Chúng tôi là các học viên Pháp Luân Công, đến đây để phản ánh tình hình.”
Thủ tướng Chu Dung Cơ nói tiếp: “Mọi người cử đại diện, tôi đưa các vị đi vào thảo luận.”
Anh Thạch Thái Đông tự đứng ra đầu tiên, mọi người cũng sôi nổi giơ tay. Thủ tướng Chu Dung Cơ nói rằng không nên có quá nhiều người. Sau đó chỉ ra ba vị học viên đứng ra đầu tiên trong số các học viên.
Thủ tướng Chu Dung Cơ vừa đi vừa lớn tiếng hỏi: “Không phải là tôi đã đưa ra chỉ thị về tình hình mà các vị đã phản ánh sao?!” Tất cả các học viên đều ngạc nhiên: “Chúng tôi không thấy nó.” Đại diện các học viên cho biết: Một là hy vọng Thiên Tân nhanh chóng thả các học viên Pháp Luân Công; hai là cho phép cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công được phát hành công khai; ba là hy vọng có thể có môi trường tu luyện hợp pháp.
Vào khoảng 9 giờ tối hôm đó, các học viên Pháp Luân Công đi vào Trung Nam Hải cùng với Thủ tướng Chu Dung Cơ để thảo luận, đã nói với các học viên bên ngoài rằng, Thiên Tân đã thả những học viên bị bắt rồi. Hàng chục ngàn người lặng lẽ rời đi, nơi họ đã đứng cả một ngày nhưng lại rất sạch sẽ, không để lại một mảnh giấy rác nhỏ nào.
Đến tối hôm đó, nhiều hãng thông tấn ngoại quốc đã đưa tin về sự kiện hàng chục ngàn người thỉnh nguyện ôn hòa gần Trung Nam Hải. Đồng thời, đây cũng được gọi là cuộc tập trung dân chúng lớn nhất kể từ sau sự kiện Lục Tứ “Thiên An Môn”. Mà lần này, sự ôn hòa lý tính được song phương biểu hiện ra trong sự kiện là chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc từ trước tới nay. Sự kiện 25/04 đã tạo ra tiền lệ cho “Chính quyền Trung Quốc tiến bộ tiếp nhận kiến nghị của dân chúng,” một cột mốc lịch sử quan trọng trong nền dân chủ chính trị và chính phủ cởi mở của Trung Quốc.
Sau khi anh Thạch Thái Đông trở về vẫn đi làm việc, làm thí nghiệm, viết luận văn như thường lệ. Tuy nhiên, sự việc còn chưa kết thúc.
Giang Trạch Dân cố chấp thành lập “Phòng 610” để đàn áp Pháp Luân Công
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đương thời Giang Trạch Dân đã quyết định đàn áp Pháp Luân Công. Một chính quyền to lớn muốn khai chiến với một tổ chức phi chính phủ, một nhóm người dân ôn hòa mỗi ngày luyện công trong công viên.
Không ít lãnh đạo cao cấp của Trung Cộng và người nhà của họ tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù có sự bất đồng trong nội bộ lãnh đạo cao cấp đối với việc đàn áp, có tới sáu trong bảy ủy viên của Thường ủy không tán thành, nhưng Giang Trạch Dân vẫn tự ý sử dụng biện pháp mật vụ, thành lập cơ cấu “Phòng 610” phi pháp và tiến hành hiện cuộc đàn áp này. Willy Wo-Lap Lam, nhà phân tích cao cấp của CNN về vấn đề Trung Quốc đã nêu ra trong bài viết “Chính sách đàn áp của Trung Quốc phải trả một giá đắt” rằng, một số ủy viên Cục Chính trị cũng không ủng hộ cuộc đàn áp của Giang Trạch Dân, đây cũng không phải là điều bí mật. Tất cả những vấn đề này phát sinh vào hai năm sau khi ông Đặng Tiểu Bình qua đời.
Bài báo trích dẫn lời của một đảng viên lão thành của Trung Cộng nói rằng, “Bằng cách phát động một cuộc vận động chính trị, Giang Trạch Dân đang thúc ép các cán bộ cấp cao phải thề trung thành và cống hiến với đường lối của ông ta.” Kết quả là Pháp Luân Công bị vu khống, bôi nhọ. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vào ngày “25/04” được các hãng thông tấn nhà nước gọi là “Cuộc bao vây Trung Nam Hải.” Lúc bấy giờ, tình thế giống như Cách mạng Văn hóa đang xuất hiện trở lại.
Hồi năm 2000, anh Thạch Thái Đông bị giam giữ tại một trung tâm tẩy não trong hơn một tháng. Những học viên Pháp Luân Công cùng anh, người thì bị bắt, bị kết án, bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức, có người bị tra tấn đến tử vong.
Anh Thạch Thái Đông sau đó đã đến Hoa Kỳ, nơi đây anh được tự do tu luyện. Vào ngày “25/04” hàng năm, anh và các học viên Pháp Luân Công ở ngoại quốc đều cùng nhau tĩnh tọa trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại tại Trung Quốc.
Mùa xuân ở New York hơi se lạnh, gió thổi ra từ tòa nhà bê tông của Lãnh sự quán Trung Quốc trên đường 42 giống như dao cắt, vô cùng lạnh lẽo. Anh Thạch Thái Đông cùng với nhóm đồng tu của mình, ngồi trên nền đá lạnh lẽo của con đường, yên tĩnh, kiên nhẫn và tường hòa, giống như 20 năm về trước.
Bài viết được đăng lại từ “Tân Kỷ Nguyên”
Do Giang Phong thực hiện
Vương Cận biên tập
Tiểu Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ