Khám phá lịch sử của sushi Nhật Bản: Tại sao chỉ dùng hải sản để làm sushi?
Lời của biên tập viên: Khi nói đến các món ăn Nhật Bản, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sushi. Tuy nhiên, sự xuất hiện của sushi lại không phải bắt nguồn từ Nhật Bản. Ngoài ra, sushi Nhật Bản chủ yếu là kết hợp với hải sản, tại sao lại như vậy? Chúng ta hãy cùng nhau khám phá nguồn gốc lịch sử của “sushi Nhật Bản” nhé!
Lịch sử của sushi
Từ những năm trước Công Nguyên, ở các vùng trồng lúa tại Đông Nam Á đã xuất hiện tiền thân của “sushi chín,” Sau đó, cùng với nước mắm, món ăn này đã lan truyền sang các vùng lân cận.
Khởi nguồn ban đầu là cá bắt được ở các kênh rạch nhỏ trên ruộng lúa được trộn với cơm chín sẽ tạo ra quá trình lên men acid lactic. Thực phẩm trải qua quá trình này sẽ có thể bảo quản được lâu.
Sushi chín rất có thể đã được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc cùng với việc trồng lúa vào thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Đến thế kỷ 7, 8 sau Công nguyên, nó đã lan rộng khắp Nhật Bản.
Trong món sushi chín vào thời điểm đó, những hạt cơm dùng để lên men sẽ trở nên dính và rơi ra khi ăn. Nói cách khác, nó không được sử dụng như một loại thực phẩm chủ yếu, mà được sử dụng như một món dưa muối hoặc dưa chua ăn kèm với cơm.
Các loại hải sản được sử dụng có rất nhiều, bao gồm bào ngư, cá hương, cá vàng, trai, cá sòng, cá chẽm đỏ, cá mòi, cá thu, cá hồi, v.v. Ngoài ra, hiện nay còn sử dụng các loại thịt như hươu, lợn rừng để làm món này.
Năm 538 sau Công nguyên, Phật giáo với giới luật cấm sát sinh và ăn thịt đã du nhập vào Nhật Bản. Đến năm 675 sau Công nguyên (năm Tenmu thứ 4), Thiên hoàng Tenmu đã ban hành lệnh cấm thịt, cấm tiêu thụ gia súc, ngựa, chó, khỉ, gà và các loại thịt khác. Điều này đã đặt nền móng cho việc người Nhật sử dụng cá làm thức ăn chính.
Vào thời Heian ở Nhật Bản, người dân bắt đầu gọi từ “鲊” (Trả) và “鮨” (Nghễ) là “スシ” (phát âm là sushi), chữ Hán được viết là “酒志” (Tửu chí) hoặc “須之” (Tu chi).
Tùy Phong biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ