Hương vị bữa cơm đầu năm mới của “phương thức AA” là gì?
Theo truyền thống năm mới ở Trung Quốc, mỗi năm một lần sẽ khởi đầu bằng “bữa cơm đoàn viên” thịnh soạn. Nói về bữa cơm đoàn viên, khung cảnh mà người Trung Quốc ngay lập tức nghĩ đến là sự ấm cúng và mãn nguyện của cả gia đình đoàn tụ ngồi quanh bàn ăn. Tuy nhiên, dạo gần đây, các gia đình ở Trung Quốc đã sử dụng “phương thức AA” để đặt bữa cơm đoàn viên hàng năm của họ khiến các thành viên trong gia đình cảm thấy lạnh lẽo.
Hàng năm, đại gia đình của cô Lý luân phiên nhau chuẩn bị bữa cơm đoàn viên. Nhưng năm nay, đến lượt gia đình mình mời khách, người em trai lại đề xuất dùng “phương thức AA”. Mặc dù sau bữa ăn, “ba gia đình đã theo số lượng người tham gia mà góp tiền cho cậu hai chi trả”, nhưng do cậu ba giận dữ bỏ về, làm cho buổi họp mặt đáng lý hòa thuận lại chia tay chẳng vui vẻ gì. Có thể thấy rằng “phương thức AA” như vậy không mang lại niềm vui nào cho mọi người. Điều đáng bàn là khi mọi người xem tin tức này trên Internet, tỷ lệ những người bày tỏ sự ủng hộ cho “phương thức AA” hóa ra cao tới 70% và lý do của họ là làm như vậy sẽ “không cãi nhau vì tiền.”
Chứng kiến hiện tượng này đa số những người tin tưởng đạo lý như chúng ta không thể không tự hỏi, từ khi nào người Trung Quốc bắt đầu sinh ra cãi cọ vì việc trả tiền cho bữa ăn tất niên? Cái cách tính toán được mất cho bữa ăn đoàn viên của gia đình như thế này, rốt cuộc là khi ăn sẽ có hương vị gì đây ?
Trong một xã hội hiện đại ngày càng cởi mở và coi trọng tính độc lập, “phương thức AA” được coi là chuẩn mực cho việc giao tiếp giữa các cá nhân. Hầu hết mọi người đều tin rằng miễn là tôi chi trả phần của mình và không gây gánh nặng cho người khác, thì đó là cách hợp lý và sáng suốt nhất. Đặc biệt là trong xã hội phương Tây, ngay cả khi cha mẹ và con cái đi ăn ở nhà hàng, họ cũng sử dụng cách chia như “phương thức AA” để dung hòa. Thế là phương thức này được người Trung Quốc sử dụng thường xuyên bất kể đối tượng, địa điểm hay hoàn cảnh của họ.
Bên cạnh đó, thuật ngữ “phương thức AA” bắt nguồn từ “Go Dutch”, bản thân nó có ý nghĩa giễu cợt, quan trọng hơn, đại đa số tầng lớp đều sử dụng phương thức “mỗi người tự gánh chịu”, kỳ thật từ sâu bên trong đã định ra chung một nhận thức, rằng mỗi người đều có năng lực, có điều kiện, vả lại rất vui lòng tự mình chi trả. Trong quá trình này, họ có lẽ chưa bao giờ nghĩ tới việc dùng tiền trước tiên là để chia sẻ hạnh phúc với người khác. Vì vậy, cho dù ai đó có ngoại lệ phá vỡ quy tắc này, thực tâm muốn đãi khách, thì cũng không phá hỏng bầu không khí gặp gỡ hiếm hoi, lại càng không đến nỗi làm thương tổn tình cảm của ai đó.
Tuy nhiên, loại phương thức thanh toán này lại bị hiểu sai khi được truyền đến Trung Quốc, nó đã trở nên có chút lệch lạc. Có vẻ như không phù hợp với trào lưu nếu không sử dụng nó, và gây tổn thương cảm giác khi không có nó. Vì vậy, trước khi ăn, mọi người phải có thói quen suy nghĩ về việc liệu có “món ưa thích” nào đó sẽ khiến mọi người tốn tiền trong bữa ăn hay không. Tất nhiên, đây không phải nói là chúng ta không xem xét đến sự xấu hổ của người khác khi không có tiền, càng không phải khuyến khích kiểu bày vẽ ăn uống kiêu ngạo phung phí, hoặc không có tiền nhưng vẫn la hét mời khách. Trên thực tế, nếu thực sự biết có những người ăn cùng không có tiền, vậy đừng nói tới “phương thức AA”, phương thức hiển nhiên đáng quan tâm nhất phải là thanh toán thay cho họ.
Dường như chìa khóa của vấn đề không phải là cách trả tiền, mà là liệu một bữa ăn có thể đạt được ý định ban đầu là làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc và ấm áp hay không. Nếu người thân và bạn bè chung bàn thực sự cảm nhận được tình yêu và tình cảm mà người thân của họ mang lại, bất kể đó là dùng “phương thức AA” hay có người mời, thì điều đó cũng sẽ không ảnh hưởng chút gì đến không khí bữa ăn. Những người dùng hình thức để cạnh tranh cao thấp, cho chúng ta thấy rằng điều họ coi trọng chính là hình thức chứ không phải nội dung. Đó không phải thể hiện lòng tốt giữa người với người, mà là thể hiện sự “chứng tỏ bản thân” bằng đồng tiền họ bỏ ra.
Bữa cơm đoàn tụ trong dịp đón năm mới cũng chính là ứng với đạo lý này. Bữa cơm năm mới của người Trung Quốc còn được gọi là “Vi lô” (chung quanh bếp lò), bởi vì trong xã hội truyền thống Trung Quốc xưa, khi mọi người tụ tập trong bữa cơm giao thừa, họ sẽ đốt một bếp lửa dưới bàn, có ý nghĩa một nhà thịnh vượng, cũng có nghĩa là gia đình đoàn viên”. Đoàn viên, có ý là sum vầy mỹ hảo. Vì vậy, trải qua một thời gian dài, người dân Trung Quốc, từ món ăn cho đến bày biện trang trí, luôn cố gắng hết sức để thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của “mỹ hảo” khi cùng nhau gặp mặt. Cho dù là ăn sủi cảo, mì, hay cá hoặc bánh ngọt, đều ngụ ý người trong gia đình yêu mến và chúc phúc cho nhau.
Nhan Đan
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ