Họa phẩm ‘Sự giải thoát của Thánh Peter’: Đón nhận dẫn dắt của Thần
Chạm đến nội tâm: Những điều nghệ thuật truyền thống vun bồi cho trái tim
Làm thế nào chúng ta có thể đón nhận sự dẫn dắt từ Thiên thượng trên con đường đến với tự do đích thực?
Danh họa Raphael Sanzio, một nghệ thuật gia danh tài hoa thời Phục hưng, sinh ngày 06/04/483 và mất vào ngày sinh nhật của ông, ngày 06/04/1520. Trong 37 năm đời sống ngắn ngủi, Raphael đã tạo ra những bức tranh vĩ đại nhất được thế giới Tây phương tán tụng. Gần 500 năm sau khi danh họa qua đời, chúng ta tôn vinh và luận bàn về một trong những bức tranh vĩ đại của ông.
Raphael nổi danh với những bức bích họa tô điểm cho các bức tường của bốn căn phòng của giáo hoàng ở Vatican. Hôm nay, chúng ta sẽ ngắm nhìn một bức bích họa trang trí cho căn phòng thứ hai, được gọi là “Căn phòng của Heliodorus” (Stanza d’Eliodoro). Bức bích họa, có tiêu đề “Sự giải phóng của Thánh Peter,” được hoàn thành vào năm 1514.
Việc bắt giữ và giải thoát của Thánh Peter
Theo câu chuyện, vua Herod đang bức hại những con chiên của Chúa. Thánh Peter là một trong những người bị Herod bắt giam vào ngục.
Thánh Peter bị xiềng xích và bị lính canh theo dõi. Ông đã ngủ suốt đêm cho đến khi một thiên thần đến và đánh thức. Ánh sáng của thiên thần tràn ngập phòng giam, và Peter được giải thoát khỏi xiềng xích mà lính canh không hề hay biết. Ông nghĩ rằng mình đã tưởng tượng ra thiên thần, nhưng dù sao ông cũng mặc quần áo và đi theo thiên thần ra khỏi chốn giam cầm đó.
Bên ngoài phòng giam, thiên thần và Thánh Peter vượt qua thêm hai lính canh nữa mà không bị chú ý trước khi đến được chiếc cổng thành đã mở cửa tự khi nào. Khi Peter rời khỏi thành phố, thiên thần biến mất, và ông không còn nghĩ rằng thiên thần là ảo giác nữa. Ông biết rằng chính là Đức Chúa đã phái thiên thần đến cứu ông.
Ngày hôm sau, lính canh đã tìm kiếm Thánh Peter khắp nơi nhưng không thể xác định được vị trí của ông. Vua Herod nổi giận ra lệnh xử tử các lính canh.
Bức bích họa của Raphael
Raphael đã khắc họa phần đầu tiên của câu chuyện ở trung tâm của bức tường phía trên ô cửa. Khung cảnh diễn ra đằng sau các thanh kim loại đã được sơn như thể là một phần của bức tường.
Thánh Peter được miêu tả đang ngủ ở góc phía dưới bên trái của bố cục, vận trang phục giản dị và có vầng hào quang trên đầu. Hai lính canh đang ngủ tựa vào tường, một người đứng sau ông, và một người đứng trước ông. Tay và chân của ông bị xích vào hai tên lính canh.
Thiên thần vừa hiện lên, buồng giam tràn ngập ánh sáng thiên đường. Thiên thần hướng tay lên trời và tay còn lại kia để giục ông thức giấc.
Thiên thần dẫn Ngài ra khỏi phòng giam được mô tả trên bức tường bên phải của ngưỡng cửa. Ánh hào quang của thiên thần vẫn chiếu sáng rực rỡ, soi sáng Peter, những bức tường và hai người lính gác đang ngủ mà họ sắp đi qua.
Cảnh cuối cùng của câu chuyện được miêu tả trên bức tường bên trái ô cửa. Các lính canh bị trừng phạt vì đã để Peter trốn thoát, ngài và thiên thần đã biến mất.
Ở dưới cùng bên phải của bố cục, một người vệ binh đang ngồi trên bậc thềm. Một người lính lướt qua anh ta và chỉ về phía phòng giam, lúc này đang trống rỗng. Ở phía trên bên trái của tranh, một người lính khác xuất hiện đang chuẩn bị tấn công một lính canh.
Tự do đích thực đến từ Thượng Đế
Trong cảnh đầu tiên, Peter bị giam cầm và xích vào hai lính canh. Peter đã bị ai bỏ tù? Chính là vua Herod bỏ tù ông. Đối với tôi, Herod đại diện cho một cuộc nổi loạn chống lại Thần, chống lại Thiên Chúa, và những người lính canh của ông đại diện cho xiềng xích giữ chúng ta bị giam cầm bởi những ham muốn cơ bản của chúng ta. Vậy có đúng là việc chống lại Thượng đế và giam cầm chúng ta không?
Một số người trong chúng ta tin rằng chúng ta hoàn toàn toàn tâm toàn ý cho những điều thiêng liêng, những hình thức, v.v. trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, thường là, khi tìm hiểu sâu hơn về tâm hồn của mình, chúng ta thường phát hiện ra rằng có nhiều sự phản kháng đối với các vị Thần hơn những gì chúng ta muốn thừa nhận. Đáng ngạc nhiên là sự an tâm ban đầu mà chúng ta nghĩ là đủ tận tâm đã ngăn cản chúng ta tìm kiếm và loại bỏ những thứ bất tuân đó.
Tôi muốn đề cập đến những ham muốn hàng ngày khiến sự chú ý của chúng ta chuyển hướng khỏi tập trung thăng hoa về mặt tinh thần, xa rời Thượng Đế. Tôi đang đề cập đến sự ích kỷ, ẩn nấp trong bóng tối, che lấp khả năng trung thực với bản thân mình và người khác, yêu thương giữa người với người và kiên nhẫn trong khoảng thời gian thử thách của chúng ta.
Có phải chính những ham muốn ích kỷ hàng ngày của chúng ta đã khiến chúng ta bị giam cầm và xa rời tự do thực sự? Có phải chính sự kháng cự tinh vi này đối với điều thiêng liêng, vốn thường không xuyên thoát khỏi tầm ngắm của chúng ta, khiến chúng ta ngủ quên và bị ràng buộc bởi những ham muốn của mình?
Tuy nhiên, Thần có thể dẫn dắt chúng ta đến tự do. Thiên thần được Raphael miêu tả là nguồn ánh sáng đánh thức Peter. Nếu không, Ngài vẫn đang ngủ say và rất có thể sẽ bị xử tử bởi Vua Herod, ngụ ý rằng mạng sống của Peter sẽ bị hủy hoại và tước đoạt bởi chính thế lực phản Thần.
Thánh Peter được “đánh thức” và được vị thần dẫn đến tự do. Chỉ một chút nỗ lực, thiên thần – chính điều mà ban đầu có vẻ như ảo tưởng – lặng lẽ đưa Peter không chỉ ra khỏi nhà tù, mà còn ra khỏi thành phố giam giữ ông.
Tất cả những người bảo vệ đang ngủ ở trung tâm và bên phải của bức bích họa đều hiện lên một cách ngoan ngoãn. Các lính canh vô cùng sợ hãi, và những người vệ binh thì phẫn nộ, ở phía bên trái của bức bích họa. Có một cảm giác sợ hãi và bối rối, ám chỉ đó là điểm yếu thực sự của tính ích kỷ và ham muốn cơ bản so với năng lực tĩnh tại và bất động của Thần.
Làm thế nào chúng ta có thể kiểm tra kỹ lưỡng bản thân xem có những thứ bất tuân chống lại những điều thiêng liêng trong cuộc sống của chúng ta hay không? Làm thế nào chúng ta có thể tránh xa những suy nghĩ và khuynh hướng ích kỷ của mình? Làm thế nào chúng ta có thể đón nhận sự dẫn dắt từ Thiên thượng trên con đường đến với tự do đích thực?
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch times