Hội họa tả thực: Phượng hoàng lửa đang tái sinh từ đống tro tàn
“Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật” năm 2023 do Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) tổ chức.
Thế giới chúng ta đang phải đối mặt với một đại dịch lớn. Dịch bệnh bùng phát đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử của văn minh nhân loại.
Vào thế kỷ 15, Cái chết Đen đã cướp đi sinh mạng một nửa dân số Âu Châu. Sau thảm họa, thời kỳ Phục hưng bắt đầu lan rộng khắp Âu Châu và kéo dài hàng thế kỷ, trong đó Florence được coi là “cái nôi của thời kỳ Phục hưng”.
Giờ đây, sau trận đại dịch này, chúng ta sẽ xuyên việt không gian qua những tàn tích của nền văn minh công nghệ hiện đại, trở về cội nguồn chân chính của nền văn minh nhân loại.
Tại thời điểm này, với “Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật”, Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) mời các nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới hội tụ về đây và cùng nhau suy ngẫm một câu hỏi lớn: Sau hơn 100 năm bị trường phái trừu tượng chiếm lĩnh và làm biến dạng phong cách hội họa, làm thế nào để chúng ta có thể đưa hội họa tả thực trở lại sân khấu chính, tìm ra tâm pháp sáng tác và tái hiện ánh hào quang của nghệ thuật.
Sự tái sinh của nhân loại
Trái Đất chúng ta đang đối mặt với thảm họa dịch bệnh nghiêm trọng. Trận đại dịch đã lan rộng khắp thế giới và cướp đi sinh mạng của 6 triệu người. Đại dịch đã nổ ra vào đúng thời kỳ công nghệ hiện đại đạt đến đỉnh cao: Thế kỷ 21, một bước ngoặt quan trọng của nền văn minh nhân loại.
Trận đại dịch nghiêm trọng gần nhất trong lịch sử nhân loại đã xảy ra vào thế kỷ 14. Cái chết Đen kéo dài sáu năm, cướp đi sinh mạng của 1/3 đến 2/3 dân số Âu Châu. Sau Cái chết Đen, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, Âu Châu bắt đầu một kỷ nguyên tươi sáng kéo dài hàng trăm năm, và coi Florence là trung tâm của vũ đài. Lịch sử gọi thời kỳ đó là “Văn nghệ Phục hưng”, tên tiếng anh là Renaissance, cũng có nghĩa là “được sinh ra một lần nữa”.
Bức bích họa “Trần nhà nguyện Sistine” (Sistine Chapel Ceiling), sáng tác bởi Michelangelo từ năm 1511 đến năm 1512, thời kỳ đỉnh cao của văn nghệ Phục hưng. (Ảnh: Tài sản công)
Nếu nói thời kỳ Phục hưng là thời kỳ khôi phục mạnh mẽ các giá trị khoa học, nghệ thuật từ thời cổ đại, thì khi nhắc tới thời kỳ Trung cổ người ta lại không mấy thiện cảm, nhiều sử gia gọi nó là “thời kỳ đen tối”, “đêm trường Trung cổ”. Những người Âu Châu may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần đều có khát vọng sống vô cùng mạnh mẽ. Điều đáng chú ý là những người Âu Châu sống sót sau thảm họa không phải lấy cảm hứng từ những nơi khác, mà là từ cội nguồn của nền văn minh phương Tây: văn hóa Hy Lạp – La Mã. Sau thảm họa, các nghệ sĩ Âu Châu đã tìm kiếm nguồn cảm hứng trong các bức tượng Hy Lạp và La Mã cổ đại khai quật được. Trong các văn bản tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp từ các thư viện tu viện thời trung cổ và Đế chế Byzantine đã sụp đổ, các văn học gia và triết học Âu Châu đã háo hức tiếp thu trí tuệ của người xưa.
Bán đảo Italia còn lưu lại nhiều tàn tích của Đế chế La Mã cổ đại. Trong suốt thời Trung cổ, người ta không nghĩ đến việc khai quật thành Rome đang ngủ yên. Bắt đầu từ thế kỷ 14, các công trình kiến trúc của Hy Lạp và La Mã cổ đại bắt đầu được khai quật, những bức tượng bằng đồng và đá cẩm thạch tinh tế bên trong công trình đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho giới nghệ thuật Âu Châu. Họ bắt đầu tìm kiếm những hình mẫu từ trong những di sản của người xưa để lại. Tại một số thành phố nổi tiếng ở Italia như Florence, Venice, Rome và Milan, có những phú thương giàu có, bên trong hậu viện của họ, người ta đã khai quật được vô số các bức tượng Hy Lạp và La Mã. Trải qua ác mộng Cái chết Đen với ám ảnh xác người chất đống, những di sản của tổ tiên để lại đã giúp người Italia lấy lại sức sống, sinh cơ bừng bừng.
Tuy nhiên, thời kỳ Phục hưng không chỉ bắt chước nghệ thuật văn hóa của thời kỳ cổ điển. Những phương pháp thủ công của các tu viện, những nét truyền thống của Flanders, Bắc Bỉ và nhiều quốc gia đã ảnh hưởng đến thời kỳ Phục hưng. Đây được gọi là kỷ nguyên “tái sinh”, và trên thực tế, đó cũng là kỷ nguyên sáng tạo nhất trong lịch sử nhân loại. Nghệ thuật mở ra những sáng tạo và phát minh mới, phát triển những lĩnh vực chưa từng có trong lịch sử. Mang theo tinh thần hiếu kỳ và dũng cảm của sự hồi sinh, con người hăm hở tiến về phía trước.
Các nghệ thuật gia Âu Châu tiếp thu những tinh hoa, phát huy những công nghệ từ nền văn minh cổ đại của Trung Quốc: thuật hàng hải (la bàn), thuật in ấn, táo bạo đi tìm kiếm, đổi mới và phát triển các lĩnh vực mới. Sau khi Cái chết Đen càn quét 2/3 dân số, những người Âu Châu sống sót sau thảm họa đã tràn đầy sức sống, bắt đầu công cuộc cải tạo và xây dựng một nền văn minh hiện đại mới.
Trong 300 năm sau thời kỳ Phục hưng, nền văn minh nhân loại đã trải qua hết sống gió này đến sóng gió khác. Sau khi khám phá ra hình tượng trang nghiêm của người xưa, thời kỳ Phục hưng dần tiến lên theo hướng đổi mới táo bạo, nhưng lại rời xa Thần và trở nên thế tục hóa. Những làn sóng lớn của cách mạng tôn giáo, cách mạng công nghiệp, cách mạng Khai sáng, đại cách mạng Pháp, chủ nghĩa lãng mạn, đã dần dần tác động và thay đổi đổi ý thức của nhân loại. Kể từ đó, nền văn minh đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, cuối cùng tiến tới kỷ nguyên văn minh công nghệ cao hậu hiện đại của số hóa và trí tuệ nhân tạo.
Mô hình công nghệ “người ngoài hành tinh” biến dị đã thay thế mô hình sống hài hoà với thiên nhiên trong thời đại cổ đại, thậm chí còn bị gạt ra ngoài lề hoặc rơi vào quên lãng. Chủ nghĩa đa dạng hóa, phản đạo đức truyền thống và tự nhiên chiếm ưu thế, nền văn minh khoa học trở nên mất trật tự và rối ren. Vào thời điểm này, những bức tranh được tạo ra từ thời Phục hưng, những bức tranh sơn dầu và những bức bích họa trên mái vòm của các nhà thờ mô phỏng theo tinh thần của thời kỳ cổ điển, đã không còn chỗ đứng trong hội họa. Ngay cả những tuyệt tác khổng lồ của Michelangelo và Raphael tôn vinh Thượng Đế cũng bị đẩy ra xa, thay vào đó những phong cách hội họa theo trường phái hiện đại xuất hiện vào thế kỷ 20. Đó là những hình người và phong cảnh méo mó, những bức tranh trừu tượng nghuệch ngoạc “khó hiểu” được vẽ trên vải. Dưới bàn tay của những họa sĩ với tâm hồn lệch lạc, mọi thứ đã trở nên méo mó, bệnh hoạn.
Người xưa có câu: “Tiến lên chính là thụt lùi.” Bi hài thay, câu nói này đã thực sự ứng nghiệm trong thời đại của chúng ta. Toàn thể nhân loại bước đến ngày hôm nay, nhìn lại chặng đường chúng ta đã chống chọi với trận đại dịch COVID-19 càn quét toàn thế giới, chúng ta có thể thấy rõ rằng: sự tiến bộ của chúng ta lại chính là bước thụt lùi trở lại. Mỗi bước tiến, mỗi sự tiến hóa thường là cái bẫy hại chúng ta rơi vào tuyệt lộ.
“Thời kỳ Phục hưng” của Văn minh Thế giới
Thời đại của chúng ta đã trải qua một trận đại dịch. Những đợt phong tỏa, cách ly, nhà nhà bị đóng kín cửa, đường phố vắng vẻ, đìu hiu, kéo theo nhiều thành phố các quốc gia đã sớm xuất hiện tàn tích của nền văn minh hiện đại. Trật tự văn minh do nhân loại thiết lập hàng nghìn năm nay đang trên bờ huỷ diệt.
Trong các lời tiên tri cổ đại và hiện đại đều đề cập rằng trận đại dịch này sẽ lạnh lùng cướp đi sinh mạng của con người. Tuy nhiên, cũng giống như sau Cái chết Đen, khi ôn dịch lắng xuống, mọi người sẽ ôm nhau và ăn mừng may mắn thoát khỏi tai họa và hào hứng bước vào Thời kỳ Phục hưng. Cũng như mỗi một nền văn minh bị hủy diệt, từ đống tro tàn, loài người sẽ tiếp tục sinh sôi, phát triển và tái sinh nhờ phúc âm Trời ban. Trong lịch sử dài đằng đẵng, hết lần này đến lần khác, với sức sống bền bỉ và dẻo dai, nhân loại đã vượt qua thảm họa và bắt đầu lại cuộc sống mới.
Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thời đại rất khác với thời kỳ Phục hưng. Những gì chúng ta đang phải đối mặt không phải là tàn tích của nền văn minh cổ điển, mà là tàn tích của nền văn minh công nghệ hiện đại. Khoa học hiện đại đã phá huỷ hết thảy những gì người xưa dày công gây dựng, để lại một đống đổ nát hoang tàn chất cao như núi, chúng ta phải đào sâu bảy thước mới đến với lòng đất ban đầu, nơi lưu giữ tàn tích huy hoàng của nền văn minh nhân loại trước nền văn minh công nghệ hiện đại.
Không giống như thời kỳ Phục hưng Âu Châu từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, lần này, sau trận đại dịch, thứ mà chúng ta đang đối mặt sẽ không phải là cội nguồn của nền văn minh phương Tây, mà là cội nguồn của nền văn minh cổ đại phương Đông và văn hóa Thần truyền. Những gì chúng ta sẽ thấy là nền văn minh 5,000 năm tại đất nước được mệnh danh là “trung tâm chi quốc”: đó là truyền thống tốt đẹp, văn minh tinh thần rộng lớn của Trung Quốc cổ xưa.
Sau sự sụp đổ của La Mã cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Ai Cập cổ đại và các đế chế Babylon, Trung Quốc là nền văn minh cổ đại duy nhất còn tồn tại và kế tục trên thế giới. Ngày nay, nền văn minh cổ đại duy nhất còn sót lại trên Trái đất là ngôi nhà tinh thần của nền văn minh nhân loại. Đây là ngôi nhà cuối cùng của cả nhân loại. Khi tàn tích của tất cả các nền văn minh công nghệ cao sụp đổ, hào quang tinh thần của “trung tâm chi quốc” lại nổi lên, hơn nữa sẽ tiếp tục truyền thừa, cho đến khi những truyền thống ưu nhã ấy xuất hiện trước mắt và dẫn dắt chúng ta về phía trước.
Là ngôi nhà tinh thần của nền văn minh nhân loại, truyền thống Trung Hoa được gìn giữ cho đến ngày nay giống như một chiếc chìa khóa, giúp nhân loại tìm thấy con đường trở về chốn gia viên thực sự của mình. Trung tâm chi quốc: Ngôi nhà đầu tiên và cuối cùng của nhân loại. Vì vậy, di sản văn hóa vô song của đất nước này không chỉ thuộc về người Trung Quốc, mà là của tất cả nhân loại. Nó thuộc về tất cả những ai đang lặn lội tìm kiếm ngược xuôi và khao khát trở về.
Đây tuyệt nhiên không phải là suy nghĩ viển vông, mà đã có một điềm báo trước rõ ràng: đó là nghệ thuật Shen Yun, hiện đang đưa văn hóa, âm nhạc và vũ đạo truyền thống của Trung Hoa lên sân khấu thế giới và khởi động “thời kỳ Phục hưng” trên toàn thế giới. Từ sự hưởng ứng nhiệt tình của khán giả thế giới, chúng ta có thể thấy rằng, Shen Yun đã thông qua âm nhạc và vũ đạo, tái hiện nền văn minh cổ xưa xinh đẹp, thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ, khiến mọi người như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài, xúc động sâu sắc vì đã tìm được chốn về sau nhiều năm tháng mê mang lưu lạc trên cõi đời.
Trên thực tế, nhân loại đã chờ đợi từ rất lâu về “thời kỳ Phục hưng” mà Shen Yun đang triển hiện. Chỉ điều này mới có thể giải thích được những giọt lệ trào dâng nơi khoé mắt, tuôn ra từ sâu thẳm tâm hồn của những khán giả đến từ các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Sau trận đại dịch này, nền văn minh Thần truyền của Trung Quốc sẽ dẫn dắt nhân loại trở lại con đường chính đạo truyền thống. Vậy truyền thống ấy là gì? Quay trở lại truyền thống có ích gì? Điều này có ý nghĩa gì đối với toàn thể nhân loại? Tất cả đều được giải thích thông qua sự chấn động trong tâm hồn, những giọt nước mắt cảm động sau khi thưởng thức âm nhạc và vũ đạo của Shen Yun.
Nói cách khác, đây là một sự kiện kinh thiên động địa, vô cùng truyền kỳ và vĩ đại.
Xuyên qua những tàn tích của nền văn minh công nghệ hiện đại
Những gì các nghệ sĩ của thời kỳ Phục hưng phương Tây phải đối mặt là Âu Châu, nơi họ bắt đầu sống lại sau thảm họa. Vinh quang và sứ mệnh của họ là dùng những đường nét điêu khắc và nét cọ sơn dầu của mình, thể hiện sự hoàn hảo đặc trưng của những bức tượng Hy Lạp và La Mã được khai quật từ lòng đất. Nhiệm vụ và thách thức mà họ phải đối mặt là làm thế nào triển hiện một cách chân thật diễn biến cuộc sống, tính cách, tình yêu tha thiết, nỗi buồn miên mang, tâm hồn đa sầu đa cảm của những cư dân của Florence và Venice.
Với sự tích lũy của cải và các cuộc cách mạng trong các lĩnh vực khác nhau, Âu Châu đã thay đổi nhanh chóng theo guồng quay của thời gian. Kể từ đó, khuôn mặt, tư thế, cảm xúc, suy nghĩ và thậm chí cả linh hồn của con người đều trải qua những thay đổi kinh thiên động địa. Tất cả những thay đổi này đã được thể hiện một cách trung thực trong nhiều thể loại hội họa hiện đại kéo dài suốt thế kỷ 20. Dù là Chủ nghĩa ấn tượng, Chủ nghĩa vị lai, Chủ nghĩa Dada, Chủ nghĩa tả thực, Chủ nghĩa siêu thực, v.v. thì đó đều là những bức chân dung tự họa chân thực của con người trong từng thời gian khác nhau, khiến con người không khỏi hoài niệm, đau lòng về một thời vàng son đã mất…
Như những lời tiên tri cổ xưa đã hé lộ, sau trận đại dịch này, chúng ta sẽ xóa bỏ tàn tích của nền văn minh công nghệ hiện đại và trở về thời cổ đại thuận theo thiên đạo, thuận theo tự nhiên, cũng là cội nguồn của nền văn minh nhân loại.
Đồng thời, “Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” do NTD tổ chức đã dần phát triển thành quy mô lớn. Năm 2023, NTD tiếp tục phát động cuộc thi lần thứ 6, đã long trọng mời các họa sĩ trên toàn thế giới tham gia và cùng nhau suy ngẫm: Sau hơn 100 năm bị nghệ thuật trừu tượng phản thẩm mỹ, phản truyền thống chiếm lĩnh và làm biến dạng phong cách hội họa, làm thế nào để chúng ta có thể đựa hội họa tả thực trở lại sân khấu chính, tìm ra tâm pháp của sáng tác, và tái hiện ánh hào quang của nghệ thuật?
Sự trở lại của các vị Thần
Đây là cơ hội quý giá cho tất cả những nghệ sĩ nghiêm túc cống hiến cho nghệ thuật
Quả thực, hội họa tả thực vẫn le lói ánh sáng trước phong ba của các trào lưu mới nổi suốt nhiều thế kỷ. Những năm gần đây, với sự nỗ lực của một số nghệ sĩ, hội họa tả thực đã lặng lẽ trở lại sân khấu chính. Tuy nhiên, “Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” do NTD tổ chức nhằm mục đích tái hiện không chỉ những kỹ xảo tạo hình nhân vật một cách chân thực, mà còn phải khắc họa chiều sâu tâm lý, nói lên tinh thần gửi gắm đằng sau mỗi bức tranh. Một tác phẩm cần phải thể hiện ra tinh thần thanh lọc tâm lý, ý thức, kỹ xảo biến dị của hậu hiện đại, thay vào đó là tâm hồn cao quý, thuần tịnh của người nghệ sĩ, thể hiện ra một con người đã cố gắng, lao động cần cù, trung thành và trong sáng trong mỗi bức tranh.
“Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” còn có một điểm khác biệt, đó là yêu cầu các nghệ sĩ thể hiện tinh thần cao quý đã bị con người lãng quên trong nhiều thập kỷ. Cuộc thi yêu cầu các nghệ sĩ triển hiện sự thần thánh mà mọi người đã không mấy quan tâm, không tin tưởng, thậm chí không dám nhắc đến. Đây cũng chính là những gì các nghệ sĩ thời đầu của thời kỳ Phục hưng đã cố gắng trình bày, vẽ lên những câu chuyện thần thoại và khám phá những câu chuyện bí ẩn, huyền diệu đằng sau các bức tượng Hy Lạp và La Mã.
Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã bước vào kỷ nguyên sau đại dịch. Nhiều lời tiên tri cổ đại đã báo trước rằng sau trận đại hồng thủy, các vị Thần sẽ trở lại. Đó là thời đại mà bí ẩn được hé mở và trí tuệ con người được khai sáng. Trải qua thảm họa trong gian đoạn mạt thế này, nhân loại như bừng tỉnh khỏi một giấc mộng dài và nhìn thấy hiện thực đã trôi qua hàng nghìn năm. Vượt qua bức tường cao vạn trượng, nhân loại đã nhìn thấy con người thật của mình sau ngàn năm lưu lạc, nhìn thấy những kiếp chuyển thế luân hồi, và những sự thật vô cùng huyền áo.
Trong thời kỳ Phục hưng Âu Châu, xuyên suốt trong hàng loạt các bức tranh kinh điển động lòng người là miêu tả thần thoại và thần tính của con người. Vẻ đẹp và sự uy nghiêm siêu xuất khỏi cuộc sống trần thế được tái hiện nhiều lần trong các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của Michelangelo, Raphael và Botticelli. Đó gần như là thời đại con người và Thần thánh cùng tồn tại. Những vị Thần tuyệt đẹp được tôn vinh, tôn kính và trở thành hình mẫu lý tưởng cho cái đẹp, được coi là hình tượng đẹp nhất trên thế giới.
Trong thời kỳ cuối của nền văn minh nhân loại, các tác phẩm đạt giải của “Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” lại thể hiện một sự thần thánh, thần tính hoàn toàn khác.
Những bức tranh này sẽ vén màn bí ẩn về thời đại người và thần đồng tại. Và đôi khi, thần tính triển hiện trong bản thân con người với đức tính nghị lực kiên cường, hoặc cảnh giới siêu việt mà con người đạt được trong quá trình tu luyện, niềm tin thuần khiết của con người, đều là những minh chứng cho thời đại “nhân – Thần đồng tại”.
Đôi khi, chúng ta cũng chứng kiến những kỳ tích mà Thần muốn triển hiện trong những bức tranh. Lúc này, các vị Thần trong bức tranh bỗng nhiên biến mất rồi lại bất chợt trở về, như xoa dịu lòng người, làm tăng thêm chính tín của con người, như thể thống báo rằng họ chưa bao giờ rời bỏ chúng ta vậy.
Cũng có nhiều khi, đứng trên góc độ trung thành với hội họa tả thực nhân vật trong thời đại này, những họa sĩ đã hướng bút vẽ của mình vào những khoảnh khắc thử thách như xẻo tim khoan xương nơi trần thế. Trong hồng trần, con người nếm trải trăm ngàn gian khổ, chết không hối tiếc, gột rửa đi lớp cát bụi và trở về với chốn thần tính linh thiêng, thuần tịnh. Vào giai đoạn cuối của nền văn minh này, người nghệ sĩ có thể thể hiện thần tính của con người thông qua các yếu tố như thân xác thịt chịu đau khổ, hoặc đức tin vững như bàn thạch của con người.
Những yếu tố trên không thể tách rời khỏi chặng đường con người đã trải qua. Đứng ở nơi xa Thần nhất, đứng trong những ngày cuối cùng con người bài xích Thần, con người đã dùng cả sinh mệnh của mình để vượt qua thử thách, khẳng định nhân tính cao quý và thần tính bất diệt của mình, đưa Thần trở lại bầu trời nơi nhân loại sinh tồn.
Tương lai bắt đầu từ đâu
Trải qua hàng trăm năm không được chăm bón, mảnh đất nghệ thuật cằn cỗi cuối cùng đang được hồi sinh. Cuộc thi năm 2023 đã mời các họa sĩ vẽ những bức tranh chân dung cuộc sống của con người trong thời điểm này, để làm chứng tích cho những mảnh đời đau buồn và thê lương của chúng ta. Vào năm 2023, trong trận đại dịch COVID-19, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại số phận của nhân loại đang trải qua.
Các họa sĩ xuất sắc đến từ khắp nơi trên thế giới, tuy không cùng dân tộc, không cùng màu da nhưng đều hướng tầm mắt và cọ vẽ của mình đến “con người”. Đây là một sự kiện đặc biệt không gì sánh nổi. Cuộc thi chắc chắn sẽ thu về những bức tranh phong phú, những nhân vật với chân dung khác nhau từ màu da cho đến mái tóc. Hơn nữa, tâm tư, tình cảm của mỗi một họa sĩ lại khác nhau. Đồng thời, bản thân chiều sâu của sự “chân thực” cũng mỗi người một vẻ. Đề tài rộng khắp cho các bức tranh sơn dầu tả cũng là một thách thức trong tầm nhìn và sự hiểu biết của người nghệ sĩ đối với cuộc sống.
Trong vô số khả năng như vậy, bạn sẽ lên ý tưởng gì cho mình? Làm thế nào để thanh tẩy dấu vết của hội họa hiện đại, xây dựng lên một công trình vĩ đại từ những khả năng vô hạn? Bằng chiếc cọ vẽ của mình, làm sao để thể hiện “con người”? Họ đóng vai trò gì đối với số phận của nhân loại nói chung? Trong vở kịch cuộc đời này, họ đang diễn cảnh nào, là số phận bi thảm, hay hỉ kịch?
Bresson, một nhiếp ảnh gia bậc thầy, đã nói: “Phải để mọi người nhìn thấy những thứ mà mọi người sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy nếu không có bạn.” Bạn nhìn thấy ai trong những thời điểm nguy hiểm này? Tại sao bạn lại đặt những nét cọ của mình lên trang giấy và quyết định để cả thế giới nhìn thấy người ấy? Đối với con người, đối với cuộc sống của con người, bạn có hiểu biết gì mới? Phải chăng, bạn muốn đem phong cách hội họa vào thế giới nơi con người đã đánh mất nó trong một thời gian dài, và tạo cho nó một nền tảng tuyệt vời nhất? Sau đó, bạn có đủ can đảm để đưa hình ảnh của Thần trở lại thế giới?
Xuyên suốt nền nghệ thuật hiện đại đầy chông gai, chúng ta sẽ tạo ra phong cách tả thực như thế nào, và đưa cuộc sống con người lên bức tranh ra sao? Nghệ sĩ theo trường phái hiện thực người Pháp ở thế kỷ 19, Millet đã nói: “Quan sát, Quan sát thực sự, là một loại thấu hiểu.” Trước khi nhấc bút vẽ, chúng ta đã thực sự đặt tâm quan sát thế giới chưa? Trước khi quan sát, chúng ta có điều chỉnh trái tim của mình sao cho tinh khiết và đủ rộng để chứa bức tranh lớn nhất, bức chân dung nặng nhất không?
Nhân loại đã bị mắc kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan của nghệ thuật trong suốt một thế kỷ. Đối mặt với tình huống khó khăn này, chúng ta vẽ vì điều gì? Chúng ta vẽ vì sao? Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn này? Gánh nặng trên vai bạn là đầy hay vơi? Là nặng hay nhẹ? Hay bạn chọn không mang theo bất kỳ gánh nặng nào?
Liệu chúng ta có thể đưa vũ trụ rộng lớn lên chất liệu vẽ của mình và tìm lại chân lý của nghệ thuật mà chúng ta đã lãng quên quá lâu?
Năm nay, trong thời kỳ đại dịch này, các họa sĩ sẽ vẽ những bức tranh chân thực nào đây? Trước cảnh nhân loại đang bị mắc kẹt trong khó khăn, chiếc bút của chúng ta sẽ vẽ những gì? Sau khi người nghệ sĩ có thể buông bỏ cái tôi cá nhân, dùng tấm lòng bao dung cao cả của mình, thì có thể thể hiện được những sự thật rộng lớn nhất.
Nhưng trong một bối cảnh lớn hơn, tả thực là gì? Chúng ta sẽ lựa chọn mảnh ghép nào trong xã hội con người toàn cảnh để miêu tả hiện thực cấp bách nhất của chúng ta? Trong những bức tranh nhân vật từ hàng năm trước, điều gì là thứ chúng ta yêu thích nhất? Niềm yêu thích ấy phải chăng đến từ tinh thần miêu tả những nhân vật khốn khổ như chúng ta hiện tại, và mô tả sức mạnh bất khả xâm phạm của con người, cũng là ánh sáng tự phát trong nội tâm mỗi người.
Qua thảm họa này, một kỷ nguyên mới sắp bắt đầu. Bỏ qua những tàn tích của nền văn minh hiện đại, vòng tuần hoàn của lịch sử bao gồm hội họa tả thực nhân vật đang trở lại. Nghệ thuật chân chính như loài phượng hoàng lửa, đang tái sinh từ trong đống tro tàn.
Tương lai bắt đầu từ đây…
Để biết thêm thông tin về “Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” của NTD, vui lòng truy cập bài viết.
Tác giả: Hạ Đảo