Hoa Kỳ: Đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong 9 tháng
Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ hôm 11/08, số đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Hoa Kỳ đã tăng tuần thứ hai lên mức cao nhất kể từ ngày 26/11/2021, cho thấy thị trường lao động đang bị thu hẹp.
Số đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp tăng 14,000 lên 262,000 đơn từ 248,000 đơn trong tuần lễ kết thúc hôm 06/08, sau khi được điều chỉnh thấp hơn tuần trước đó.
Mức trung bình động của các đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong 4 tuần, đã tăng đều đặn kể từ hồi đầu tháng Tư, tăng lên 252,000 đơn, một mức tăng 4,500 đơn so với mức trung bình của tuần trước.
Trong các số liệu mới nhất, số đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp ở một số tiểu bang biến động hàng tuần, đặc biệt là ở tiểu bang Massachusetts.
Các tiểu bang có số đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp tăng nhiều nhất là Massachusetts, California, và New Jersey, trong khi các tiểu bang có số đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp giảm nhiều nhất là Connecticut, Michigan, và Georgia.
Trên cơ sở chưa được điều chỉnh, các đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng lên 203,619 hồi tuần trước, theo đó Massachusetts có mức tăng lớn nhất, tiếp theo là California.
Đáng chú ý, các đơn đăng ký tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp của tiểu bang, được các nhà kinh tế xem là con số ước lượng cho tình trạng tuyển dụng, đã tăng 8,000 người lên 1.428 triệu đơn trong tuần lễ kết thúc hôm 30/07, mức cao nhất trong 4 tháng.
Đường trung bình động 4 tuần là 1,399,250, tăng 23,750 so với mức trung bình điều chỉnh của tuần trước.
Thị trường lao động dường như dịu đi bất chấp các điều kiện thắt chặt do thiếu hụt công nhân lành nghề, khi Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục chính sách tăng lãi suất để giúp kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, nhu cầu đối với người lao động có thể giảm khi Fed tăng lãi suất, với việc hầu hết các nhà tuyển dụng đã giữ phần lớn nhân viên mà họ đã có cho đến nay trong bối cảnh tình trạng thiếu lao động tiếp tục diễn ra.
Các nhà kinh tế nói rằng số liệu các đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp vẫn dưới mức 270,000–300,000 cho thấy thị trường lao động đang chững lại.
Trong tháng Sáu, ước tính có khoảng 10.7 triệu cơ hội việc làm, giảm so với 11.3 triệu việc làm trong tháng Năm, với khoảng hai vị trí việc làm cho mỗi một người lao động thất nghiệp.
Báo cáo việc làm hàng tháng trong tháng Bảy của Bộ Lao động hôm 05/08 cho thấy các nhà tuyển dụng Mỹ có thêm 528,000 người lao động — nhiều hơn gấp đôi so với số lượng việc làm dự báo.
Tỷ lệ thất nghiệp chính thức giảm xuống 3.5%, trở lại mức trước đại dịch, ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm.
Thu nhập trung bình hàng giờ bất ngờ tăng 0.5% trong tháng Bảy sau khi điều chỉnh tăng 0.4% trong tháng Sáu.
Điều kỳ lạ là, các đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng lên, trong khi dữ liệu bảng lương chính cho thấy sự gia tăng trong việc làm phi nông nghiệp.
Mức tăng giá tiêu dùng thấp hơn dự kiến từ một báo cáo hôm 10/08 của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, có thể giảm bớt áp lực buộc Fed phải tăng lãi suất lớn hơn sắp tới.
Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất chính sách hồi tháng trước thêm 75 điểm cơ bản và hiện đã tăng lãi suất thêm 225 điểm cơ bản kể từ hồi tháng Ba.
Lạm phát có thể đã ổn định, nhưng vẫn ở mức cao nhất trong lịch sử 40 năm, gây thiệt hại liên tục cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong khi đó, nhiều công ty hơn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và bán lẻ, đã thông báo về việc sa thải nhân viên nhiều hơn và đóng băng tuyển dụng do tương lai bất ổn trong các ngành của họ.
Bà Eliza Winger, một kinh tế gia tại Bloomberg Economics, cho biết: “Các đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiếp tục báo hiệu các điều kiện trong thị trường lao động đang dịu lại bất chấp báo cáo việc làm tháng Bảy sôi động. Các điều kiện dịu hơn phù hợp hơn với dữ liệu của Khảo sát Cơ hội Việc làm và Luân chuyển Lao động (JOLTS), cho thấy cơ hội việc làm giảm xuống 10.7 triệu trong tháng Sáu từ 11.3 triệu trong tháng Năm.”
Nền kinh tế Hoa Kỳ sụt giảm trong quý hai, với chi tiêu tiêu dùng tăng chậm nhất trong hai năm, trong khi chi tiêu kinh doanh giảm.
GDP Hoa Kỳ sụt giảm quý thứ hai liên tiếp phần lớn phản ánh việc các doanh nghiệp Mỹ giảm đầu tư hàng tồn kho.
Riêng Báo cáo Chỉ số Giá sản xuất công bố hôm 11/08 cho thấy giá sản xuất bất ngờ giảm 0.5% trong tháng Bảy. Đây là mức giảm lần đầu tiên trong hơn hai năm quan, phần lớn phản ánh sự giảm chi phí năng lượng, trong khi chi phí dịch vụ được kiểm soát.
Anh Bryan S. Jung là người bản xứ và cư trú tại Thành phố New York với nền tảng chính trị và ngành luật. Anh tốt nghiệp Đại học Binghamton.