Các đợt phong tỏa đã gây ra hỗn loạn trên thị trường lao động như thế nào
Trong gần 100 năm qua, thất nghiệp đã là nỗi ám ảnh của cả các nhà kinh tế và chính phủ. Điều này là do thất nghiệp thường khi đã là một chỉ dấu đáng tin cậy trong chu kỳ kinh doanh. Trong những thời điểm tốt, tỷ lệ thất nghiệp giảm và trong thời điểm xấu, tỷ lệ này tăng lên.
Mô hình này thường dẫn đến sự kết hợp ngốc nghếch của nguyên nhân và kết quả. Các nhà hoạch định chính sách đã tưởng tượng rằng nếu họ có thể khiến tất cả những ai muốn có việc làm đều có được việc làm, thì sự phục hồi kinh tế sẽ tự nó xảy ra.
Nói theo cách đó, thì thứ lý thuyết nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng tham vọng này đã thúc đẩy phần lớn chính sách kinh tế của những năm 1930, và gây ra nỗi ám ảnh lâu dài về chủ đề này trong đời sống công chúng. Vì lý do đó, thời đại của chúng ta đang tạo ra một mớ hỗn độn lớn của tất cả các giả định thông thường trong dự báo kinh tế vĩ mô. Nhìn riêng vào tỷ lệ thất nghiệp (3.6%), thì đây có vẻ như là thời kỳ bùng nổ. [Nhưng] thay vào đó, mọi người lại đang nín thở chờ đợi sự suy thoái kinh tế được công bố chính thức.
[Vậy thì] là điều gì đang diễn ra? Do đó, sự bất bình thường này sẽ được nghiên cứu trong nhiều năm, nhưng không thể hiểu được tình huống này nếu không tham chiếu đến nguyên nhân chắc chắn là chính sách kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử loài người: buộc phải phong tỏa đời sống kinh tế với danh nghĩa kiểm soát một mầm bệnh đường hô hấp. Sự phong tỏa này đã dẫn đến sự hỗn loạn không thể tưởng tượng được trong hoạt động của thị trường, không chỉ vì cuộc tấn công to lớn vào các doanh nghiệp bình thường mà còn vì việc các quan chức phải phân chia toàn bộ số lao động thành cần thiết và không cần thiết.
Những chỉ định này hóa ra phức tạp hơn so với vẻ bề ngoài ban đầu. Chúng được tạo ra bởi các chuyên gia ưu tú trong các cơ quan chính phủ và được phân phối cho toàn thể người dân dưới dạng PDF. Tất nhiên thiết yếu đã có nghĩa là nhân viên chăm sóc sức khỏe nhưng cũng có nhân viên tạp hóa, cộng với các chuyên gia truyền thông cộng với tài xế xe tải cộng với những người chịu trách nhiệm giữ cho điện thắp sáng, đưa thư, và thu gom rác. Những người lao động không cần thiết là những người được tuyển dụng trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, địa điểm giải trí, v.v. Các nhà sử học sẽ kinh ngạc.
Trong mọi trường hợp, sự phân loại này ngay lập tức đã gây ra tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt , như người ta mong đợi, sau đó là sự sụp đổ theo hướng khác khi các nền kinh tế mở cửa. Hơn bất cứ điều gì khác, những chính sách kỳ lạ này phân chia số lao động theo tầng lớp và loại người lao động: trực tiếp so với trực tuyến. Những người gõ bàn phím và nhìn chằm chằm vào màn hình được hướng dẫn ở nhà để giữ an toàn trong khi những người khác được yêu cầu phải phục vụ xã hội và dũng cảm đối mặt với virus. Về mặt thực tế, điều này có nghĩa là mở ra một hố sâu ngăn cách giữa công việc văn phòng và lao động tay chân.
Biểu đồ dưới đây phản ánh lại các chấn thương. Biểu đồ này theo dõi tỷ lệ thất nghiệp (những người trên thị trường có thể kiếm được việc làm) trên phần trăm thay đổi của những người trong dân số đã có việc làm. Điển hình là những dòng này là hình ảnh phản chiếu của nhau. Trong suốt 70 năm, chỉ có hai lần trước đó và một cách rất ngắn ngủi diễn ra tỷ lệ phần trăm thay đổi về số người đang làm việc cao hơn tỷ lệ thất nghiệp. Cả hai lần trước, đặc điểm này đều là dấu hiệu của sự bùng nổ kinh tế. Đây chính xác là những gì đang xảy ra hiện nay nhưng là đang xảy ra trong thời kỳ suy thoái.
Hậu quả này chủ yếu là do lượng tuyệt đối số người lao động đã bỏ việc trong tổng số lao động. Quý vị chắc chắn đã nhận thấy rằng con số bỏ việc này đã dẫn đến sự thiếu hụt lao động rất lớn. Đó mới chiếm một phần số phụ nữ nghỉ việc để chăm sóc con cái, nghỉ hưu sớm và sự thay đổi nhân khẩu học rất lớn do những người rời tiểu bang này sang tiểu bang khác. Kết quả này cũng phản ánh sự mất tinh thần tổng thể trong nhóm dân số có cuộc sống bị hủy hoại bởi sự nhàn rỗi bắt buộc trong khoảng phần lớn của một năm hoặc lâu.
Cho đến nay, các chính sách này đã bóc lột một cách không cân đối các tầng lớp lao động không có bằng đại học. Chính họ đã phải trải qua tỷ lệ thất nghiệp đáng kinh ngạc là 17.5% sau các cuộc phong tỏa.
Không nghi ngờ gì về điều đó: phong tỏa là một chính sách được xây dựng bởi và dành cho một tầng lớp dân cư chuyên nghiệp, những người đã trải qua ít đau đớn và thống khổ hơn nhiều. Các ông Fauci/Birx/Collins có quan tâm không? Các “quan chức y tế” đã làm điều này với chúng ta có bận tâm đến việc xem xét các tác động phi dân chủ và bất bình đẳng của các chính sách này không?
Hãy chiêm ngưỡng thực tế này: khu vực màu xanh là dân số không có bằng đại học và khu vực màu đỏ là đám đông có trình độ đại học.
Kết quả là, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động bị sụt giảm và chưa phục hồi hoàn toàn. Bây giờ nó đã trở lại mức thấp mà chúng ta chưa từng thấy vào năm 1977, gần một thập niên trước khi hơn một nửa dân số phụ nữ có con gia nhập lực lượng lao động. 40 năm của quá trình bao gồm lao động đã bị xóa sổ với các chính sách được hoàn toàn chấp thuận bởi cánh tả chính trị!
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn những gì có thể đã xảy ra bằng cách truy tìm các đường xu hướng tham gia lực lượng lao động từ năm 2015, thời điểm mà thị trường lao động cuối cùng đã bắt đầu phục hồi sau chấn thương của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ở đây, chúng ta thấy rằng tình hình còn thảm khốc hơn là trên giấy tờ. Đây là những công việc lẽ ra đã có thể tồn tại mà chưa bao giờ thành hiện thực do chính sách trong đại dịch.
Kết quả này kỳ lạ theo bất kỳ tiêu chuẩn nào.
Mới đêm qua thôi, tôi uống rượu martini trong một quán bar tách biệt với một nhà hàng ở khách sạn ở Hoa Thịnh Đốn. Người đàn ông tốt bụng phục vụ tôi đã làm việc ở nơi này 30 năm và rõ ràng là đã quá tuổi nghỉ hưu. Anh ấy đang phục vụ khách hàng ở cả quán bar và nhà hàng—và anh ấy hoàn toàn làm việc đó một mình. Có một đầu bếp trong nhà bếp. Người phục vụ của tôi rất vui vì công việc nhưng anh ta đã chạy quanh một cách điên cuồng đơn giản chỉ vì khách sạn không thể tìm được nhân công đủ khả năng để thuê những người thực sự muốn làm việc.
Và bây giờ chúng ta hãy nói về vấn đề quan trọng ở đây: sự suy giảm trong tinh thần làm việc. Rất nhiều người trẻ đã bị đánh lạc hướng một cách dữ dội để tin rằng công việc đầu tiên của họ có từ một nền giáo dục ưa thích được tài trợ bằng nợ sẽ là một vị trí trên Zoom với mức lương sáu con số.
Rất lâu trước đại dịch, kỳ vọng này đã ảnh hưởng đến những người học đại học, những người không chỉ được dạy rằng tiền mọc trên cây mà còn rằng họ sẽ không bao giờ thực sự phải học một kỹ năng nào để có được. Những người này chỉ đơn giản là sẽ không cúi đầu làm những công việc bình thường, không bao giờ. Họ được trao quyền một cách không thể chấp nhận được và phần lớn không có kỹ năng, nhưng họ mong đợi nền kinh tế Mỹ bằng cách nào đó sẽ mang lại cho họ một mức sống cao.
Không có gì lạ khi tầng lớp lao động ở đất nước này cay đắng, phẫn uất, và chán ngấy. Họ đã trải qua sự lạm dụng không thể chịu đựng được trong thời gian phong tỏa, dũng cảm đối mặt với virus, và họ bị lạm dụng nhiều hơn khi bị yêu cầu phải che mặt và đi chích ngừa. Bị gạt ra lề, nhiều người trong số họ đang nhún vai và hoàn toàn có thể hiểu được tại sao.
Bây giờ chúng ta có một môi trường kinh tế chỉ được nhấn mạnh về mặt mỹ quan bởi tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng trên thực tế lại kém hiệu quả về năng suất căn bản trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát rất cao đang cướp đi sức mua của tầng lớp trung lưu và người nghèo. Trong khi đó, toàn bộ lĩnh vực chuyên môn đang bị đè nặng bởi một tầng lớp đặc quyền có ít kỹ năng và yêu cầu rất cao về địa vị và nguồn thu nhập liên tục cộng với các gói phúc lợi có thể khiến các vị vua già phải kinh ngạc.
Không có điều nào trong số này là bền vững. Các mô hình từng đặt ra các gói tổng hợp rõ ràng rành mạch có thể được kiểm soát bởi các nhà lập kế hoạch hóa tập trung ở Hoa Thịnh Đốn đều đã nổ tung. Sự dối trá rằng chi tiêu và in ấn của chính phủ có thể thay thế cho chức năng của thị trường đã được phơi bày.
Đây là lý do tại sao các quan chức Bộ Ngân khố, các nhà kinh tế của Fed, và các quan chức quản lý dường như rất bối rối và mất phương hướng khi họ được hỏi về kế hoạch của họ về cách họ sẽ khắc phục tất cả những hậu quả này. Sự thật là họ chỉ không biết.
Không có gì ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng Tổng thống Hoa Kỳ không biết gì về kinh tế, thể hiện qua dòng tweet của ông yêu cầu rằng xăng phải được bán với giá thành sản xuất và không cao hơn thế. Chính khách cuối cùng từng tin những thứ như thế là ông Nikita Khrushchev. Điều thực sự đáng báo động là các nhóm nhân viên tại Tòa Bạch Ốc có thể đã phải phê duyệt dòng tweet đó, tiết lộ rằng sự thiếu hiểu biết đang lan tràn trong toàn bộ chính phủ.
Những người này sẽ không đưa chúng ta ra khỏi cái hố này. Êhị trường lao động của chúng ta có thể được khắc phục được nhưng không phải là thông qua các trò chơi chiến tranh chỉ huy và kiểm soát kiểu cũ.
Ông Jeffrey Tucker là người sáng lập và là chủ tịch của Viện Brownstone. Ông là tác giả của năm cuốn sách, bao gồm “Right-Wing Collectivism: The Other Threat to Liberty” (“Chủ Nghĩa Tập Thể Cánh Hữu: Mối Đe Dọa Khác đối với Tự Do”).