Cuộc suy thoái kỳ lạ nhất trong đời chúng ta
Bằng chứng về sự suy yếu và suy giảm của nền kinh tế xuất hiện trên các tiêu đề báo chí ngày qua ngày, với các ngân hàng lớn báo cáo thu nhập thấp hơn, các đại siêu thị dư thừa hàng tồn kho, doanh số bán nhà trượt dốc, và tâm lý người tiêu dùng suy sụp. Trong khi đó, lạm phát trong tất cả các lĩnh vực đang tăng cao và gay cấn đến mức vượt qua mọi vấn đề khác mà các cuộc thăm dò cho là quan trọng trong cuộc sống của những người Mỹ trung bình.
Cuộc suy thoái lạm phát này — còn được gọi là lạm phát đình trệ — là một quái thú kỳ quặc trong bất kỳ trường hợp nào. Sự kết hợp của cả sức mua giảm và năng suất giảm không chỉ làm hỏng mọi giả định của mô hình được đưa ra kể từ cuộc cách mạng theo chính sách của Keynes trong những năm 1930, mà còn chính là trực giác rõ rệt. Giá cao hơn được cho là báo hiệu nhu cầu cao hơn và/hoặc nguồn cung thắt chặt hơn, chứ không phải là nhu cầu thấp hơn và nguồn cung cao hơn.
Đúng vậy, đây là cuộc suy thoái kỳ lạ. Chúng ta sẽ phải làm quen với nó. Đó là điều sẽ xảy ra khi bản thân tiền mất đi tính toàn vẹn. Toàn bộ ý nghĩa của tiền ngay từ đầu — bản chất của tiện ích kinh tế của nó — là cung cấp một công cụ đo lường chung để tạo thuận lợi cho thương mại và tạo điều kiện cho việc kế toán. Sự xuất hiện của cuộc suy thoái kỳ lạ này cho phép các nhà đầu tư, nhà sản xuất, và chủ sở hữu đánh giá tính hợp lý kinh tế của các hành động của họ.
Khi tiền nổ tung và không còn đóng vai trò là hướng dẫn đáng tin cậy cho những thực tế kinh tế, thì nhiều mức độ hỗn loạn khác nhau xảy ra. Quý vị có thể cảm thấy mình đang trở nên giàu có hơn khi quý vị đang thực sự nghèo đi. Những gì có vẻ như lợi nhuận thực sự là thua lỗ. Những gì có vẻ giống như một môi trường đầy hy vọng có thể nhanh chóng chuyển sang hướng khác và trở thành tuyệt vọng.
Đó là lý do tại sao lạm phát gây ra nỗi sợ hãi như vậy trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Chúng ta đã học được điều này vào những năm 1970 khi lạm phát đình trệ dần diễn ra theo từng đợt liên tiếp cho đến khi nó bị chặn lại vào năm 1981 bởi hai sự thay đổi lớn: thắt chặt tiền hơn và chính sách nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Ngày nay, chúng ta đang nhận được sự thắt chặt tiền tệ chứ không phải chính sách tăng trưởng, hầu như bảo đảm một vũng lầy nghiêm trọng sẽ kéo dài ít nhất 2 năm nữa. Thiệt hại kinh tế của giai đoạn này sẽ là quá lớn để có thể suy tính.
Nhưng chúng ta hãy xem xét cẩn thận sự bất thường kỳ lạ nhất trong tất cả [các yếu tố]: tỷ lệ thất nghiệp. Hiện tại, thất nghiệp đang ở mức thấp trong lịch sử, ở mức 3.6%, thấp hơn nhiều so với bất kỳ cuộc suy thoái nào đang đe dọa. Trên thực tế, thất nghiệp thấp như bất kỳ giai đoạn nào kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.
Tuy nhiên, mọi người đều biết rằng đây không phải là lý do để hy vọng: Tỷ lệ tham gia lao động đang ở khoảng của mức 40 năm trước, như thể toàn bộ trải nghiệm về lực lượng lao động hòa nhập nhiều hơn chưa bao giờ xảy ra. Con số đó hiện cũng đang giảm. Có những lý do cả về nhân khẩu học và văn hóa cho điều này, nhưng không thể hiểu được nếu không đề cập đến những tác động nghiêm trọng và những tàn khốc của các cuộc phong tỏa.
Nói cách khác, tỷ lệ thất nghiệp chính thức chỉ đo lường những người hiện đang tìm việc làm. Tỷ lệ này không tính những người không tìm việc làm (hoặc những người đã tìm ra cách thanh toán các hóa đơn bằng cách làm việc không chính thức). Cách tính này có ý nghĩa theo một cách nào đó. Việc gì phải đi đếm những người thậm chí không tìm việc làm trong số những người thất nghiệp chứ? Tuy nhiên, đó là trường hợp mà một con số thống kê chính xác lại có thể tạo ra một bức tranh gây hiểu lầm nghiêm trọng.
Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, thì thước đo sức khỏe về kinh tế này bị phá vỡ. Mỗi cuộc suy thoái kỷ lục trong thế kỷ 20 đều được đánh dấu bằng tỷ lệ thất nghiệp cao. Mô hình này mạnh mẽ đến mức nó đã làm bối rối ngay cả các nhà kinh tế học thông minh, nhiều người trong số họ đã tin rằng vấn đề lao động tự nó là một nguyên nhân — chứ không phải là hậu quả — của suy thoái. Họ thường tìm cách giải quyết vấn đề này thông qua các chương trình phúc lợi và tạo việc làm — các thủ thuật chính sách chưa bao giờ là có hiệu quả.
Ngày nay, các chính sách ấy không còn hiệu quả nữa. Nhưng điều đó chỉ ra một vấn đề lớn hơn: Hầu hết các tập dữ liệu này được tổng hợp quá mức. Con số lớn coi tất cả “lao động” như một tổng thể mà không quan tâm đến nhân khẩu học. Bộ Lao động cố gắng chia nhỏ nó theo các nhóm, nhưng không phải theo những cách hữu ích một cách thực tế. Chúng ta có thể tìm thấy đủ thứ về chủng tộc và giới tính nhưng không nhiều về vấn đề thực sự khiến mọi người khiếp sợ: nhóm thu nhập nào gặp rủi ro nhất trong tình hình mất an toàn việc làm hiện nay.
Chỉ khoảng 20% lao động Mỹ có thể kiếm được hơn 100,000 USD mỗi năm nhưng đây là những công việc mục tiêu mà mọi sinh viên tốt nghiệp đại học đều mong muốn. Trớ trêu thay, thực tế này là bởi vì mọi người đều biết rằng đây là những vị trí đòi hỏi ít công việc nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất. Đó là những công việc Zoom mà mọi người đều muốn có trong thời gian phong tỏa vì nó có nghĩa là dậy muộn, mặc PJ cả ngày, và bắt đầu giờ cocktail vào giữa buổi chiều.
Cuộc sống khi ấy là tốt! Tốt hơn cả tốt!
Các bạn hữu của tôi, hãy cẩn thận. Tất cả những gì chúng ta đang thấy giữa các xu hướng kinh tế hiện tại gợi ý rằng những công việc này, hơn bất kỳ công việc nào khác, rất dễ bị hủy hoại trong thời buổi kinh tế eo hẹp.
Xu hướng này là ngược lại với cuộc suy thoái năm 2008. Vào thời điểm đó, tỷ lệ thất nghiệp lên đến đỉnh điểm là 10%. Nhưng xem xét kỹ hơn các con số đã cho thấy một điều gì đó đáng kinh ngạc. Tỷ lệ thất nghiệp này không hề ảnh hưởng đến những người có thu nhập cao chút nào; tỷ lệ thất nghiệp của họ không bao giờ vượt quá 3.2%.
Phân tích dữ liệu cho thấy tình trạng thất nghiệp trong thời kỳ đó ảnh hưởng chủ yếu đến mức lương của các tầng lớp lao động, trong khi các mức thu nhập cao hơn không bị ảnh hưởng. Sự chênh lệch về thiệt hại kinh tế là đặc điểm nổi bật nhất của thời kỳ đó.
Lần này, chúng ta phải đối mặt với một thứ hoàn toàn khác. Có một sự thiếu hụt rất lớn những người lao động sẵn sàng kiếm các mức thu nhập tương đối thấp hơn, đến văn phòng, kiếm tiền lương, và thực sự làm việc bằng tay, lái xe tải, chuyển thùng hàng, và làm thức ăn. Tuy nhiên, có một lượng lớn những người lao động đang đòi hỏi những mức lương rất lớn để dán mắt vào màn hình, ở nhà, ngồi lê đôi mách trên Slack, và nếu không thì sẽ khai triển các gói phúc lợi hào phóng của họ ở mức tối đa.
Cuộc suy thoái kinh tế này rất có thể sẽ được cảm nhận nghiêm trọng trên thị trường lao động nhưng những ảnh hưởng đó sẽ không được cảm nhận thấy ở những người sẵn sàng làm công việc hiện thực so với những người kiếm được thu nhập cao nhờ bằng cấp đại học của họ. Những người ở trong một sự thức tỉnh thô thiển là những người từ trước đến nay đã tưởng tượng rằng chỉ cần riêng CV của họ là bảo đảm được một cuộc sống tốt đẹp.
Nói cách khác, đây sẽ là thời điểm “chào đón đến với hiện thực” cho toàn bộ tầng lớp những người đang ứng phó với đại dịch bằng cách “ở yên tại nhà và giữ an toàn” trong khi mong đợi các tầng lớp lao động phục vụ mọi nhu cầu của họ. Họ vui vẻ nhận chi phiếu kích cầu của mình mặc dù họ không thấy bị gián đoạn trong các nguồn thu nhập của mình, đồng thời tìm ra những cách thông minh để lừa sếp tin rằng họ đang làm việc hiệu quả trong khi hầu như không làm gì cả.
Có lẽ thuật ngữ tốt nhất cho thời đại của chúng ta là “tính toán”. Nhờ chi tiêu lớn của chính phủ và máy in ma thuật, chính phủ hành chính này đã tạo ra một thế giới giả tạo, trong đó nhóm người có đặc ân này phát triển mạnh trong ít nhất 2 năm. Một số người có thể nói rằng sự giả tạo này thực sự bắt đầu vào năm 2008 và đã tiếp tục trong cả thập niên qua.
Cuối cùng, kinh tế thực có thể chậm đến bình minh nhưng bình minh có thể bừng sáng một khi xảy ra. Cuộc suy thoái lạm phát này sẽ được nhớ đến trong một thời gian dài. Đó có thể là một trường hợp hiếm hoi mà bản thân nhóm người có đặc ân này cảm thấy đau đớn nhất trong khi những người lao động có kỹ năng thực tế và mong muốn sản xuất sẽ tìm cách vượt qua bất chấp mọi trở ngại.
Các “lao động thiết yếu” sắp thấy được chính vai trò của họ là thực sự cần thiết đến mức nào.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Jeffrey Tucker là người sáng lập và là chủ tịch của Viện Brownstone. Ông là tác giả của năm cuốn sách, bao gồm “Right-Wing Collectivism: The Other Threat to Liberty” (“Chủ Nghĩa Tập Thể Cánh Hữu: Mối Đe Dọa Khác đối với Tự Do”).