Hoa hồng trên thảo nguyên: Người bảo vệ quyền tự do của người Mỹ
Nhà văn Rose Wilder Lane (1886–1968) được chúng ta nhớ đến là con gái của Laura Ingalls Wilder, tác giả của những cuốn sách được yêu thích “Ngôi nhà nhỏ.” Bà Rose là người biên soạn và chỉnh sửa những câu chuyện dành cho trẻ em này trước khi ra mắt công chúng.
Tuy nhiên, Rose là một người phụ nữ thành công nhờ chính năng lực của bà. Mặc dù có một tuổi thơ khó nhọc trên thảo nguyên và không nhận được nền giáo dục tốt, nhưng bà đã trở thành một nhà báo nổi tiếng và được kính trọng, một người chu du vòng quanh thế giới, một tiểu thuyết gia có những cuốn sách lọt vào danh sách bán chạy nhất, một nhà lý luận chính trị và một người sáng lập ra Đảng tự do của nước Mỹ.
Trong mắt bạn bè và những người quen, Rose được biết đến như người hóm hỉnh, thông minh và có tài hùng biện. William Holtz viết về tiểu sử của Rose trong tác phẩm “Những con ma trong ngôi nhà nhỏ” của ông, rằng: “Tất cả những người tôi từng phỏng vấn nói về cô ấy đều cho rằng cô là một nhà đối thoại tài ba, và một người kể chuyện hấp dẫn, đôi mắt xanh của Rose sáng lên khi cô theo đuổi một ý tưởng hoặc một câu chuyện dài thật dài.” Ông đánh giá Rose là “một trong những tác giả viết hay nhất ở thế kỷ của chúng ta.”
Trong phần lớn cuộc đời của mình, khi quay lưng lại với chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít, đồng thời tham gia vào chiến trường bằng sự nghiệp viết lách dưới chính quyền Franklin Roosevelt, nơi mà bà coi là nơi ươm mầm của chế độ độc tài, Rose đã thúc đẩy những lý tưởng tinh túy của Mỹ: tự do, tự lực, gánh nặng và vinh quang chủ nghĩa cá nhân.
Hai cuốn sách của bà, “Khám phá tự do: Cuộc đấu tranh chống lại quyền lực của con người” và “Hãy cho tôi tự do,” vẫn truyền cảm hứng cho những người theo chủ nghĩa tự do ngày nay và niềm tin của bà được khắc họa trong các cuốn sách “Ngôi nhà nhỏ.”
Nếu chúng ta muốn tìm thấy sự kết hợp tuyệt vời giữa tài năng kể chuyện cùng với triết lý chính trị của bà, chúng ta có thể chọn cuốn tiểu thuyết “Hãy để cơn bão gào thét” năm 1933, hiện được xuất bản với tựa đề “Những người tiên phong trẻ tuổi.”
‘Hãy để cơn bão gào thét’
Trong năm trang đầu tiên của tác phẩm “Hãy để cơn bão gào thét,” tiêu đề bắt nguồn từ một bài thánh ca cũ, là câu chuyện của một cặp vợ chồng mới cưới Caroline 16 tuổi và chồng của cô, Charles, người chỉ hơn cô hai tuổi. Họ đang chất đồ đạc lên một toa xe, từ biệt gia đình, và đi về phía tây để tìm kiếm vận may của mình.
Cuối cùng, họ đã tìm được chỗ ở. Họ sửa sang lại một chiếc hầm mà người thuê trước đó bỏ hoang thành một ngôi nhà và họ đã vượt qua được những cơn bão mùa đông.
Trong một đoạn thời gian, ngôi nhà nhỏ ngập tràn hạnh phúc. Vào buổi tối, Caroline đọc to Kinh thánh và một tập thơ của Tennyson do mẹ cô tặng.
Vào ngày sinh nhật thứ 17, Caroline sinh một cậu con trai. Còn cánh đồng lúa mì mà Charles gieo trồng vào mùa xuân đang dần chín và chuẩn bị được thu hoạch. Ước lượng thu nhập từ vụ mùa này, anh chồng Charles đi đến thị trấn gần đó và mua nợ các mặt hàng như gỗ xẻ, ô cửa sổ và một số món đồ lặt vặt cho vợ.
Thảm họa ập đến khi một đàn châu chấu khổng lồ kéo đến đen thẫm cả bầu trời. Chúng tràn xuống cánh đồng lúa mì và phá sạch mùa màng của họ. Charles phải đi về phía đông tìm việc làm ngõ hầu kiếm tiền trả nợ. Anh hứa với vợ mình rằng anh sẽ trở lại vào tháng 10. Nhưng anh bị gãy chân trong một tai nạn và đã không trở về nhà cho đến mùa đông.
Trong khi đó, Caroline cũng không tìm được việc làm trong thị trấn. Cô buộc phải sống một mình trong chiếc hầm, đối mặt với bão tuyết, với bầy sói. Và thực phẩm thì ngày càng vơi dần.
Tác giả Rose viết cuốn tiểu thuyết của mình dựa theo cuộc phiêu lưu ngoài đời thực của ông bà ngoại cô. (Trong lần tái bản tác phẩm với nhan đề “Những người tiên phong trẻ tuổi,” bà đã đổi tên của hai nhân vật Caroline và Charles, thành Molly và David). Ngày nay, thật khó để tưởng tượng một cặp vợ chồng mới cưới lại phải chịu đựng những thử thách gian khổ như vậy. Tuy nhiên, cả Caroline và Charles đều được sinh ra để trở thành cha mẹ trong một nền văn hóa chú trọng vào tính tự lực – cũng như chính nhà văn Rose vậy.
Con đường của chính mình
Trong suốt mùa đông khắc nghiệt với bão tuyết, với những loài động vật hoang dã và những con vật biết nhảy, Caroline chăm sóc cho đứa con trai sơ sinh của mình, giữ một khẩu súng trong tay và luôn sưởi ấm bằng cách xoắn cỏ khô thành từng bó để đốt lửa.
Cuối cùng, cô phải dùng một số đồ đạc trong nhà để làm củi sưởi ấm cho mình và cậu bé Charles John.
Cũng vào thời gian đó, hàng ngày cô đều cảm thấy lo lắng vì hoàn cảnh tuyệt vọng của mình, đều cảm thấy lo sợ về một số thảm họa mới hoặc thậm chí là cái chết.
Nhưng trong những khổ nạn này luôn có sự chuyển biến, một sự soi sáng. Ở vùng đất tuyết này, “một thế giới không có sự sống cũng không có cái chết, và thật kinh hoàng vì thế giới ấy cũng xa lạ với sự sống và cái chết,” Caroline đột nhiên nhận ra “tia sáng ấm áp trong một trái tim đang sống động” và “sự tồn tại vững chãi của nó giữa vạn vật bao la, giữa mọi thứ không lường trước được, giữa những lực lượng vô hình. Là bất khả chiến bại.”
Cô trở nên “ý thức về phẩm giá con người. Cô cảm thấy rằng cô đang sống, rằng Đấng Thiêng Liêng đang cùng ở đó. Cô nghĩ: “Cánh cổng địa ngục sẽ không thắng được mình”. Cô có thể cảm nhận được những gì Charles cảm thấy khi cô cất tiếng hát: “Hãy để cuồng phong gào thét! Chúng tôi rồi sẽ vượt qua.”
Giá trị của nghịch cảnh
Đối với nhà văn Rose, những thách thức mà nhân vật Caroline phải đối mặt tác động lên chúng ta như những chiếc máy quay, những cỗ máy đánh bóng đá quý thông qua lực ma sát liên tục. Như William Holtz nói với chúng ta về Rose, “một cuốn sách châm ngôn từ những ngày còn đi học… đã trở thành điều kiện quyết định cuộc đời cô ấy. ‘Sự ngọt ngào là hữu dụng đối với nghịch cảnh.’ Nhiều năm sau, Rose đã viết cho một người bạn, “Tôi là một người — có thể là một kẻ cuồng tín — tin vào những lợi ích của nghịch cảnh.”
Trong các lập luận của mình cho những ý tưởng và con đường tự do, trước khi các chương trình xã hội của chính phủ ra đời, Rose nhận ra rằng tự do thực sự mang lại rủi ro và khó khăn. Đó có nghĩa là đứng trên đôi chân của chính mình và đôi khi phải đối mặt với những khó khăn tột cùng, nhưng phần thưởng xứng đáng cho bà và các nhân vật của bà trong tác phẩm “Hãy để cơn bão gào thét” là niềm tự hào và chặng đường đi kèm với cả thất bại và chiến thắng.
Khi Charles quay trở lại căn hầm của hai vợ chồng sau khi không tìm được việc làm trong lần thử đầu tiên, anh ấy rất cay đắng và tự ti trước Caroline. Anh tức giận về tình cảnh nợ nần và túng thiếu của gia đình. Caroline chăm chú lắng nghe tâm sự của anh và càng hiểu thêm về người chồng trẻ của mình.
“Đột nhiên cô gần như reo lên vì hạnh phúc, bởi vì cô hiểu tại sao anh không đến với cô để được an nhàn. Đó là niềm tự hào của anh – niềm tự hào của anh khi được chăm sóc cô và đứa bé… Cô sẽ không yêu anh chút nào nếu không có niềm tự hào đó; anh sẽ không thể là Charles nếu không có nó. Đó là lý do tại sao anh đã chiến đấu để giữ lấy nó; đó là lý do tại sao anh chiến đấu hay thậm chí phải chống lại nó. Anh không được đánh mất niềm kiêu hãnh của mình; đó là tài sản quý giá nhất của họ.”
Chủ nghĩa lạc quan
“Cuộc sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc” là những ngôi sao dẫn đường trong triết lý của Rose Wilder Lane. Vào thời của bà, niềm tin của bà vào chủ nghĩa cá nhân và tự do được coi là cực đoan, và thậm chí còn hơn thế nữa, khi cuộc sống của chúng ta bị cản trở bởi một đống luật và quy định. Bà luôn nhận thức rõ ràng về gánh nặng và trách nhiệm mà quyền tự do này đặt ra cho nam giới và nữ giới, tuy nhiên bà cũng tin rằng một trong những phần thưởng tuyệt vời của tự do thực sự là hy vọng vào tương lai.
Thẳm sâu trong mùa đông tăm tối của mình, Caroline đã viết một bức thư cho Charles, trong đó có đoạn:
“Hiện tại chúng ta đang gặp khó khăn, nhưng chúng ta không nên sợ hãi, chúng ta hãy nghĩ đến tương lai… Em tin tưởng rằng, giống như cha mẹ của chúng ta, chúng ta có thể sống để chứng kiến thời kỳ thịnh vượng hơn so với trước đây, và sau đó chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng rằng những khoảng thời gian khó khăn này không phải là vô ích.”
Trong một cảnh khác, những người hàng xóm thân thiết nhất của họ – một người nhập cư Thụy Điển và người vợ của anh ấy – sống cách đó một dặm – quyết định từ bỏ những nhu cầu của họ và trở về phía đông đến Minnesota. Khi người đàn ông phàn nàn một cách cay đắng, “Đất nước chết tiệt.” Caroline trả lời: “Đất nước ổn thôi, thưa ông Svenson.” Đột nhiên cô cảm thấy rằng người đàn ông này là một người ngoại quốc bởi lẽ không có người Mỹ nào nói như vậy cả. Cô đáp một cách gay gắt, “Không có đất nước nào dâng thức ăn lên tận miệng cho anh cả.”
Một lúc sau, cô bảo với anh chàng ấy, “Là mọi người đã kiến lập nên một đất nước.”
Di sản
Năm 1965, ở tuổi 78, nhà văn Rose đã bay đến Việt Nam để báo cáo về cuộc chiến ở đó. Khi trở về, như William Holtz tường thuật, bà đã nói với một phóng viên địa phương không chỉ là ấn tượng của bà về đất nước đó, mà còn về Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hơn 50 năm trước, bà đã xác định các vấn đề mà ngày nay đã trở nên nghiêm trọng, bao gồm nợ nần chồng chất của chúng ta và việc mất các đặc quyền của tiểu bang cho chính phủ liên bang. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn này, Rose cũng nói về tương lai:
Như Ý biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times