Hiện tượng khó gặp: Vụ nổ hằng tinh có thể nhìn thấy bằng mắt thường
Người ta dự đoán rằng một hệ hằng tinh cách Trái đất 3,000 năm ánh sáng sẽ sớm trở thành một thiên thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Theo Cục Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), đây có thể là cơ hội quan sát rất khó gặp, bởi vì vụ nổ tân tinh chỉ xảy ra khoảng 80 năm một lần.
Tân tinh T Coronae Borealis, hay T CrB phát nổ lần cuối vào năm 1946. Các nhà thiên văn học tin rằng nó sẽ tạc nổ lần nữa trong khoảng thời gian từ tháng Hai đến tháng Chín năm 2024.
Hệ hằng tinh này thường tỏa sáng ở cường độ +10, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng trong quá trình hoạt động, độ sáng của nó tăng lên cường độ +2, tương tự như độ sáng của Bắc Cực tinh.
Cường độ ánh sáng (magnitude) là thước đo độ sáng của một thiên thể. Giá trị cường độ càng nhỏ thì thiên thể càng sáng; giá trị cường độ càng lớn thì ánh sáng thiên thể càng mờ.
NASA cho biết, trong khi chờ đợi các tân tinh xuất hiện, chúng ta có thể làm quen với chòm sao Corona Borealis (còn có tên là Northern Crown) – hình bán nguyệt nhỏ gần các chòm sao Bootes và Hercules. Đây là nơi xảy ra vụ nổ tân tinh.
Ông Bill Cooke, giám đốc Văn phòng Môi trường thiên thạch (MEO) của NASA tại Trung tâm phi hành không gian Marshall của NASA ở Huntsville, Alabama, Hoa Kỳ nói với kênh Fox News Digital: “Thật không may, chúng tôi không biết về thời gian xảy ra nhật thực.”
“Nhưng khi nó xảy ra, quý vị sẽ nhớ đến nó.”
Có thể so sánh với nhật thực lớn ở Bắc Mỹ
T Coronae Borealis có biệt danh là “Hỏa Diễm tinh” (blaze star, ngôi sao rực lửa). NASA cho biết, tân tinh mới quay trở lại này là một trong năm tân tinh của Dải Ngân hà. Điều này xảy ra vì T CrB là một hệ song tinh bao gồm một sao lùn trắng và một ngôi sao lớn đỏ.
Ông Cooke cho biết: “Một tân tinh điển hình bao gồm một hằng tinh và một sao lùn trắng tổ hợp thành. Hằng tinh giống như một ngôi sao lớn đỏ lớn hơn Mặt trời, còn ngôi sao lùn trắng có kích thước tương đương Trái đất”.
“Ngôi sao lớn đỏ này đang đổ vật chất lên bề mặt của ngôi sao lùn trắng. Chúng quay quanh nhau, và rất gần nhau,” ông Cooke giải thích. Khi vật chất đổ lên bề mặt của sao lùn trắng đủ lớn, nhiệt độ sẽ tăng cao đến mức gây ra phản ứng nhiệt hạch trên bề mặt sao lùn trắng.
Ông Cooke nói, trước đây, hằng tinh này có thể phải cần đến kính viễn vọng mới nhìn thấy được, nhưng đột nhiên nó phát nổ tạo ra độ sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này tạo ra những tân tinh mà chúng ta nhìn thấy trên Trái đất.
“Điều bất thường về T Coronae Borealis là nó không chỉ phát nổ một lần,” ông Cooke nói. “Nó xảy ra khoảng 79 năm một lần.” Lần cuối nó phát nổ là vào năm 1946.
Hiện tại, T Corona Borealis có cường độ +10, nghĩa là quý vị sẽ cần một kính viễn vọng nhỏ mới có thể quan sát được nó.
“Nhưng khi nó phát nổ, độ sáng của nó sẽ đạt đến cường độ +2,” ông Cooke nói. “Độ sáng này tương đương với Bắc Cực tinh.”
Ông Cooke còn nói thêm rằng: “Quý vị sẽ thấy một tân tinh đột nhiên xuất hiện ở đó. Nó sẽ xuất hiện bất ngờ và vẫn có thể nhìn thấy trong khoảng một tuần trước khi mờ đi”.
“Nó hơi giống Sao chổi Halley, nhưng hầu hết mọi người không biết nhiều về nó”. “Halley thu hút mọi sự chú ý của giới truyền thông,” ông Cooke nói.
Ông Cooke kiến nghị rằng quý vị nên ra ngoài ngay khi nghe tin về vụ tạc nổ.
“Hãy nhớ rằng, quý vị chỉ có vài ngày để quan sát nó,” ông Cooke còn nói thêm, vụ nổ cuối cùng sẽ “tan biến”.
Ông Bill Cooke cho biết, việc quan sát Corona Borealis có thể so sánh với hiện tượng nhật thực lớn ở Hoa Kỳ xảy ra vào ngày 08/04.