Giảm bớt vật phẩm, thời gian sẽ nhiều hơn: 5 phút mỗi ngày học cách buông bỏ
Trong không gian sống của chúng ta luôn có những khoảng “thời gian” lưu động. Tôi luôn cho rằng – “giảm bớt vật phẩm, thời gian sẽ trở nên nhiều hơn”. Chúng ta cần luôn nhắc nhở bản thân rằng, thời gian và không gian là hai tổ hợp không thể tách rời.
Thời gian + Không gian = Thời không
Xin quý vị luôn nhớ kỹ điểm này.
Buông bỏ (*) là sáng tạo không gian.
Buông bỏ là sáng tạo thời gian.
Sử dụng buông bỏ để kiên quyết tạm biệt những mảnh vụn dư thừa, tìm lại không gian sống và nâng niu thời gian với các giá trị nhân sinh. Ngay từ hôm nay, ít nhất 5 phút mỗi ngày, chúng ta hãy học cách buông bỏ.
Khu vực lưu trữ vô hình, khu vực lưu trữ có thể nhìn thấy, khu vực lưu trữ trưng bày
Tôi có một tài liệu tham khảo đơn giản để tìm kiếm sự cân bằng thẩm mỹ giữa không gian và đồ vật khi lưu trữ đồ đạc.
Tiêu chuẩn này là “Quy tắc Bảy-Năm-Một”. Phương pháp dựa trên hình thức lưu trữ, sao cho tổng lượng vật phẩm chỉ chiếm 70%, 50% và 10% không gian tổng thể.
Ví dụ, “khu vực lưu trữ vô hình” như tủ âm tường, tủ quần áo và ngăn kéo có thể đóng mở, tiêu chuẩn tham chiếu để lưu trữ đồ lặt vặt là chiếm 70% không gian tổng thể. Tránh ép không gian cho đến khi không còn khe hở, lưu trữ những thứ “dễ lấy và dễ cất”.
Đối với “khu vực lưu trữ có thể nhìn thấy” như tủ lưu trữ bộ đồ ăn với ô cửa kính trong suốt, các vật dụng chỉ có thể chiếm 50% không gian tổng thể. Vì bạn có thể nhìn thấy bên trong tủ bất cứ lúc nào nên càng cần chú ý đến tính thẩm mỹ. “Khoảng cách” trong không gian càng lớn thì vẻ đẹp của vật phẩm càng được làm nổi bật.
Ngoài ra, còn có một “khu vực lưu trữ trưng bày”, nơi các vật phẩm được đặt trên các tủ lưu trữ không có ô cửa và trên mặt bàn. Các vật phẩm ở đây chỉ nên chiếm 10% không gian. Hãy để vật phẩm trở thành nhân vật chính trong không gian, vì vậy cần tuyển chọn tỉ mỉ, và trưng bày nó như một bông hoa xinh đẹp trên cây xanh.
Bắt đầu dọn dẹp đống bừa bộn trên bàn
Bàn ăn là biểu tượng của sự “sum họp”, không gian toát lên bầu không khí khiến mọi người không thể quây quần bên nhau.
Chiếc bàn ăn không để bất kỳ vật gì trên đó – đây cũng là một cách trình bày.
Trong thời gian không tụ họp, khi bàn ăn không có chức năng tụ họp, mặt bàn phải trở lại hình dáng ban đầu. Trên bàn ăn chỉ nên để những vật phẩm cần dùng cho hiện tại.
Mặc dù bạn đã ăn sáng xong nhưng chiếc đĩa vẫn còn nguyên?
Thời gian quây quần cho bữa sáng đã hết, vui lòng dọn đĩa, đặt bàn trở lại tình trạng mới tinh, sau đó “chuẩn bị cho bữa tiệc tiếp theo”, cần lặp đi lặp lại quá trình này.
Nếu trên bàn luôn đầy ắp gia vị hoặc sách, thì không thể nào đứng trên xuất phát điểm định hình bầu không khí và nghĩ cách bày biện cho không gian sum họp.
Chúng ta có rất nhiều chủ đề cho các cuộc sum họp, sẽ không vì đó là chiếc bàn ăn mà chỉ giới hạn trong “ăn uống”, bạn có thể sử dụng để học tập, làm việc, vui chơi và có thể thoải mái thay đổi cách trình bày.
Bàn ăn nhà tôi sử dụng loại bàn có kích thước lớn 200cm x 100cm.
Hai chiếc bàn có thể được kết hợp để tạo thành một không gian họp hình vuông, hoặc đặt cạnh nhau để tạo thành bàn tiệc. Dịch bệnh vừa mới xảy ra gần đây, và nó đôi khi được sử dụng như một phương tiện tụ họp để duy trì một “khoảng cách xã hội” phù hợp.
(* Chú thích của dịch giả: Lối sống tối giản Danshari đang là trào lưu ở Nhật Bản. Danshari bao gồm ba ký tự Dan (từ chối), Sha (vứt bỏ), và Ri (tránh xa), đó là không chấp nhận đưa thêm những thứ không cần thiết vào cuộc sống, vứt bỏ hết những thứ không cần thiết hiện có và thoát ra khỏi những ám ảnh về vật chất. Tác giả người Nhật Hideko Yamashita được cho là “mẹ đẻ” của lối sống tối giản này).
(Bài viết được trích từ “Mỗi ngày 5 phút xả bỏ tại nhà: Quy tắc thực hành nhà tối giản của Hideko Yamashita”, được cung cấp bởi Nhà xuất bản Quảng Hạ, Đài Loan)
Tác giả: Hideko Yamashita
Mai Thanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ