Cụm lò phản ứng hạt nhân ở Gabon hé lộ nền văn minh tiền sử hai tỷ năm trước
Khi nhắc đến Gabon, một quốc gia ở miền Trung châu Phi, điều khiến người ta chú ý nhất chính là lò phản ứng hạt nhân vào thời tiền sử của nước này. Nói về niên đại tồn tại của nó, quý vị tưởng tượng xem, “hai tỷ năm trước” là con số thiên văn vượt qua lịch sử loài người như thế nào, đó là nền văn minh công nghệ như thế nào khi nó đã hoạt động ổn định suốt 500,000 năm! Tại sao lại nói lò phản ứng hạt nhân vào thời tiền sử của Gabon không thể hình thành một cách tự nhiên? Nghiên cứu của các nhà khoa học nói gì?
Vào năm 1972, một nhà máy chế biến uranium ở Pháp đã phát hiện ra, quặng uranium nhập khẩu từ Cộng hòa Gabon có hàm lượng uranium-235 bất thường (chỉ tỷ lệ uranium-235 trên tổng hàm lượng uranium). Họ tin rằng, những quặng uranium này đã được sử dụng. Sau đó, các nhà khoa học đã liên tiếp phát hiện và xác nhận có 15 lò phản ứng hạt nhân thời tiền sử tại các khu vực khai thác uranium của Gabon. Chúng bao gồm các lò phản ứng số 1 đến số 10, số 13, số 15 và số 16 trong khu vực khai thác Oklo (phản ứng Uranium cũng được tìm thấy ở khu vực số 12 và số 14, nhưng không tìm thấy lò phản ứng nào), lò phản ứng RZOKE tại mỏ Okelobondo gần đó và lò phản ứng BA145 tại mỏ Bangombé cách đó 30 km. Giới khoa học đã công nhận, những lò phản ứng hạt nhân này có lịch sử hai tỷ năm tuổi. Hơn nữa chúng đã vận hành ổn định một cách kỳ diệu suốt hàng trăm ngàn năm.
Các lò phản ứng hạt nhân ở Gabon với lịch sử lâu đời như vậy được hình thành như thế nào? Về nguyên nhân hình thành của những lò phản ứng hạt nhân thời tiền sử này, cộng đồng khoa học không muốn vượt quá giới hạn. Trước tiên, họ thiết lập “đáp án” rồi mới tìm kiếm “bằng chứng.” Tức là trước tiên, họ cho rằng những lò phản ứng này được hình thành một cách tự nhiên, sau đó đi tìm kiếm những bằng chứng ủng hộ “lý thuyết hình thành tự nhiên.” Họ tránh thảo luận về một số lượng lớn các điểm nghi ngờ mà không thể đưa vào khuôn khổ “lý thuyết hình thành tự nhiên.” Hơn 50 năm qua, mặc dù các nhà khoa học đã cố gắng hết sức, nhưng họ vẫn không thể giải thích cơ chế để các lò phản ứng từ “hình thành tự nhiên” cho đến hoạt động ổn định suốt hàng trăm ngàn năm. Trong giả thuyết họ đưa ra có quá nhiều kẽ hở, không cách nào biện minh được.
Giải thích thuyết hình thành các lò phản ứng hạt nhân thời tiền sử ở Gabon
1. Tại sao nói, các lò phản ứng hạt nhân vào thời tiền sử ở Gabon không thể hình thành một cách tự nhiên?
Lập luận cho rằng các lò phản ứng hạt nhân vào thời tiền sử ở Gabon là “do con người tạo ra” đụng chạm đến chính nền tảng của khoa học hiện đại. Vậy nên, rất nhiều nhà khoa học xuất phát từ cảm tình đã từ chối khám phá khả năng này. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nghi ngờ và nhiều nghịch lý khoa học đã được tiết lộ. Chẳng hạn như Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, nguyên Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ từng nêu lên nghi ngờ về “thuyết hình thành tự nhiên” rằng: Để lò phản ứng hạt nhân hoạt động cần phải đáp ứng nhiều điều kiện “chuẩn xác.” Ví dụ: Trong 59 năm từ năm 1952 đến năm 2011, chỉ tính riêng các lò phản ứng hạt nhân thương mại hiện đại, đã xảy ra 33 vụ tai nạn nghiêm trọng [1], những vụ gần dẫn đến tai nạn thậm chí còn nhiều hơn. Những người quen thuộc với phản ứng hạt nhân đều biết rằng, một sự thay đổi nhỏ cũng có thể khiến phản ứng hạt nhân rời khỏi trạng thái tới hạn, khiến lò phản ứng cháy hoặc ngừng hoạt động.
Trải qua hàng trăm ngàn năm, những “điều kiện chuẩn xác” cần có để duy trì hoạt động bình thường của các lò phản ứng hạt nhân như: môi trường tuần hoàn nước, trữ lượng chất độc neutron, khử silic và tạo sét, địa chấn, tiêu hao nhiên liệu hạt nhân, biến dạng lõi, độ xốp, v.v. không thể không xuất hiện thay đổi. 15 lò phản ứng “hình thành tự nhiên” này làm sao có thể thích ứng chính xác với những thay đổi này mà duy trì trạng thái tới hạn trong hàng trăm ngàn năm? Lẽ nào một đống nhiên liệu uranium với nồng độ thích hợp được chôn dưới lòng đất có thể tiếp tục phản ứng hạt nhân trong hàng trăm ngàn năm hay sao?
Ngoài ra, lấy trường hợp nhà vật lý hạt nhân người Pháp Roger Naudet, người từng là tổ trưởng dự án nghiên cứu sơ bộ về các lò phản ứng thời tiền sử ở Gabon làm ví dụ. Mặc dù ông ủng hộ giả thuyết về “sự hình thành tự nhiên” của các lò phản ứng, nhưng vào năm 1996, trong cuốn sách tóm tắt kết quả nghiên cứu 20 năm của mình mang tên “OKLO: Lò phản ứng hạt nhân hóa thạch”[2], ông đã mô tả chi tiết một số lượng lớn các hiện tượng không thể giải thích được bằng “thuyết hình thành tự nhiên.” Không chỉ có vậy, các nhà khoa học khác cũng thỉnh thoảng phát hiện ra nhiều mâu thuẫn khác nhau trong nghiên cứu của mình.
Hiện tượng nào của các lò phản ứng hạt nhân vào thời tiền sử ở Gabon không thể giải thích được bằng “thuyết hình thành tự nhiên”? Dưới đây là một vài hiện tượng được trích trong các tài liệu khoa học:
1) Giới khoa học suy đoán rằng, quặng uranium đã được làm giàu (cô đặc) để tạo thành lò phản ứng có nồng độ uranium cao, vậy nên xung quanh các lò phản ứng phải có quặng uranium. Trên thực tế, rất nhiều lò phản ứng nằm ở rìa các khu vực khai thác uranium không thể hình thành bằng cách làm giàu. Ngược lại, mặt phẳng của khu vực khai thác uranium với hình dạng lưu vực có nhiều khả năng là được hình thành do sự khuếch tán của dung dịch chứa uranium.
2) Điều kỳ lạ hơn là, nếu các lò phản ứng vào thời tiền sử được hình thành một cách tự nhiên, vậy thì nồng độ uranium trong lò phản ứng hạt nhân và các mỏ uranium xung quanh phải có sự biến đổi dần dần. Nhưng trên thực tế, có những biến đổi mang tính nhảy vọt trong quá trình chuyển đổi nồng độ giữa các khu vực [14].
3) Giới khoa học cho rằng, nước giàu oxy đã hòa tan các khối đá chứa uranium ở đáy địa tầng FA (lớp trầm tích sỏi cát châu thổ), sau đó nước giàu oxy chứa uranium nổi lên, gặp phải chất hữu cơ từ địa tầng FB (lớp trầm tích biển) và phát sinh phản ứng khử làm các hợp chất uranium bị tách ra, từ đó tạo thành quặng và dần dần làm giàu (cô đặc) thành lò phản ứng hạt nhân nồng độ cao. Dựa trên giả định này, quặng uranium và lò phản ứng phải xuất hiện ở giao giới của các địa tầng FA và FB. Thế nhưng thực tế lại không phải vậy, không chỉ các quặng uranium mà cả các lò phản ứng đều được hình thành cách xa giao giới FA/FB vài mét. Hơn nữa, sau khi các nhà khoa học tìm kiếm cẩn thận phần đáy của địa tầng FA, họ hoàn toàn không tìm thấy dấu vết của nguồn quặng uranium (xem [4] – Sự hình thành các mỏ Uranium). Nói cách khác, cơ sở lý thuyết của “thuyết hình thành tự nhiên” kỳ thực không tồn tại.
4) Điều kỳ lạ hơn nữa là, có rất ít hàm lượng vật chất hữu cơ gần các lò phản ứng lớn nhất, tức là các lò phản ứng từ số 1 đến số 6 (bao gồm cả số 15) [2], hoàn toàn trái ngược với giả thuyết khử chất hữu cơ trong “thuyết hình thành tự nhiên.”
5) Giới khoa học cho rằng, các lò phản ứng chỉ có thể được hình thành và vận hành sâu dưới lòng đất, nhưng lại có nhiều bằng chứng cho thấy các lò phản ứng hoạt động ở gần bề mặt mặt đất (ví dụ tài liệu [2] – trang 38). Do độ dài bài viết có hạn nên sẽ không trình bày chi tiết ở đây.
6) Để giải thích các điều kiện khởi động tự phát của lò phản ứng số 9, các nhà vật lý hạt nhân đã tạo ra một mô hình nghiên cứu vô cùng lý tưởng vào năm 2003 [9]. Nhưng ngay cả như vậy cũng chỉ có thể giải thích được điều kiện khởi động tự phát của lò phản ứng số 9, chứ không thể giải thích được tình trạng khởi động tự phát của một số lò phản ứng nhỏ khác. Dường như không có cách nào để khởi động chúng, ngoài việc con người “đốt cháy” chúng bằng nguồn neutron.
7) Dưới các điều kiện tự nhiên như mật độ chất điều tiết (moderator density), hiệu ứng trống (void effect) và áp suất hơi, mức độ phản ứng ở phần dưới của lò phản ứng chắc chắn sẽ vượt xa mức độ phản ứng ở phần trên. Nghịch lý thay, từ các đường cong phân tích phản ứng hạt nhân theo chiều dọc của một số lò phản ứng mà xét [6] [12], chỉ có một số lò phản ứng có phản ứng hạt nhân ở phần dưới nhiều hơn một chút so với phần trên. Ngược lại, mức độ phản ứng hạt nhân ở phần trên của một số lò phản ứng vượt xa hơn nhiều so với phần dưới. Điều này cho thấy rằng, kết cấu ban đầu của lò phản ứng có thể rất phức tạp.
8) Dưới điều kiện tự nhiên, mức độ khử silic của lõi lò phản ứng trong dòng nước nóng phải lớn hơn nhiều so với bên ngoài. Thế nhưng, tình huống thực tế lại không như vậy. Ví dụ như đá sa thạch trong lõi của lò phản ứng số 7 đến số 9 không bị khử silic hoàn toàn. Thậm chí còn tìm thấy trong lõi các khối sa thạch gần như không được khử silic. Tuy nhiên, khoảng 120 mét khối sa thạch phía trên lò phản ứng số 7 đến số 9 đã bị khử silic thành đất sét [2]. Điều này dường như cho thấy rằng lò phản ứng đã từng có vỏ bọc. (Khử silic là quá trình đá chứa silic bị mất silic trong dòng nước nóng và co lại dần về thể tích cho đến khi trở thành đất sét).
9) Thành phần chính của lớp đất sét bên trong bao phủ hầu hết các lõi lò phản ứng là đất sét clorid giàu magie. Hàm lượng magie trong lớp đất sét này cao hơn nhiều so với lõi và các khu vực xung quanh [6] [10] [11]. Giới khoa học đã biết rằng, clorid giàu magie thường được tạo ra trong môi trường bay hơi sôi hoặc môi trường phong hóa. Vì vậy, xét từ những đặc điểm trên, lớp đất sét bên trong dường như là nơi xảy ra hiện tượng sôi (giống như đáy bên trong của ấm đun nước điện). Nói cách khác, có thể đã có một lớp vỏ nằm giữa lớp bên trong của vòng tròn đất sét và lõi của lò phản ứng.
10) Mỗi lò phản ứng đều có hiện tượng sụt lún do lớp sa thạch phía trên bị khử silic, cộng với tác dụng của động đất, làm sao những lò phản ứng này có thể hoạt động ổn định dưới điều kiện tự nhiên suốt 500,000 năm? So với sự sụt lún do khử silic ở phía trên lò phản ứng, quá trình khử silic ở tầng đất bên dưới thậm chí còn kỳ lạ hơn. Sau khi khử silic, thể tích của lớp đất phía dưới co lại tạo thành một khoảng rỗng. Theo lý mà nói, lõi của lò phản ứng sẽ lỏng lẻo sau khi khử silic. Nó sẽ dần dần nứt ra khỏi trung tâm và chìm xuống. Nhưng trên thực tế, điều này không những không xảy ra, mà người ta còn phát hiện ra rằng, lớp đất phía trên nhiều lò phản ứng đảo quanh các lò phản ứng và trượt vào khoảng rỗng bên dưới [10]. Có vẻ như lò phản ứng không chỉ từng có vỏ hình cầu mà còn khá chắc chắn.
11) Trang 91 tài liệu [2] nêu rõ các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng, để phản ứng hạt nhân có thể tiếp tục diễn ra, các lò phản ứng này cần luôn duy trì độ xốp bên trong là 40% (trong suốt hàng trăm ngàn năm). Thế nhưng, điều này hoàn toàn không thể xảy ra trong điều kiện tự nhiên. Độ xốp 40% không có khác biệt gì so với cát. Nhưng trên thực tế, cái gọi là lò phản ứng “hình thành tự nhiên” là do đá sa thạch cấu thành, nó mịn hơn cả cát. Ngay cả khi giả sử rằng, trước khi phản ứng hạt nhân bắt đầu đã khử silic một cách kỳ diệu đạt đến độ xốp 40%, thì làm sao độ xốp có thể không thay đổi trong suốt hàng trăm ngàn năm khử silic liên tục? Thực tế là, quá trình khử silic không chỉ gây ra những thay đổi liên tục về độ xốp của lò phản ứng, mà quá trình khử silic còn liên tục làm thay đổi hình dạng, cấu trúc của lò phản ứng và môi trường xung quanh. Trang 49 của tài liệu [2] đã trình bày sự mâu thuẫn giữa hiện tượng khử silic và khả năng vận hành ổn định của lò phản ứng.
12) Hiện tượng mâu thuẫn bên trên cũng chỉ ra mâu thuẫn lớn nhất của “thuyết hình thành tự nhiên” đã bàn ở đầu bài: Trong suốt hàng trăm ngàn năm, rất nhiều biến số như môi trường tuần hoàn nước, trữ lượng chất độc neutron, khử silic và tạo sét, địa chấn, tiêu hao nhiên liệu hạt nhân, biến dạng lõi, độ xốp, v.v. chắc chắn sẽ trải qua những thay đổi đáng kể. Chỉ một sự thay đổi nhỏ của các biến số trên cũng có thể khiến lò phản ứng rời khỏi trạng thái tới hạn, khiến lò phản ứng bị cháy hoặc ngừng hoạt động. Do đó, trừ khi được vận hành trong môi trường nhân tạo, nếu không, 15 lò phản ứng thời tiền sử không cách nào hoạt động ổn định trong suốt hàng trăm ngàn năm.
Những hiện tượng mâu thuẫn bên trên chỉ là ví dụ mà thôi, có quá nhiều hiện tượng không thể giải thích bằng “thuyết hình thành tự nhiên.” Vậy nên không quá lời khi nói thuyết này có quá nhiều lỗ hổng.
Điều đáng buồn là, rất nhiều nhà khoa học đã nhắm mắt làm ngơ trước những hiện tượng mâu thuẫn này. Ví dụ, nhà vật lý hạt nhân người Pháp Roger Naudet đã nói ở cuối trang 87 của cuốn “OKLO: Lò phản ứng hạt nhân hóa thạch” [2] rằng: “Mặc dù có rất nhiều vấn đề (không giải thích được) ở các lò phản ứng từ số 7 đến số 9, nhưng giả thuyết của chúng tôi đã cung cấp không gian để giải thích hầu hết các hiện tượng kỳ lạ (trong tương lai).” Chúng tôi thấy rằng, ông Roger Naudet không khám phá các loại khả năng có thể xảy ra, mà là đang trình bày niềm tin vững chắc vào “thuyết hình thành tự nhiên.” Chỉ cần phân tích và suy đoán từ những hiện tượng mâu thuẫn được trích dẫn trong bài viết này cũng đủ để thấy rằng, những lò phản ứng thời tiền sử này không được hình thành một cách tự nhiên, mà là những cụm lò phản ứng hạt nhân lớn có vỏ, đường ống và kết cấu tinh xảo.
2. Tại sao các cụm lò phản ứng hạt nhân lớn lại được phát hiện ở vùng đồng bằng châu thổ?
Khi nhìn từ góc độ của nền văn minh thời tiền sử, chúng ta sẽ thấy cách bố trí các lò phản ứng này là rất hợp lý. Các nghiên cứu khoa học từ lâu đã phát hiện ra rằng, địa tầng nơi đặt hai cụm lò phản ứng Oklo-Okelobondo và Bangombe là các khu vực đồng bằng châu thổ [4] [5] [15]).
Trong hình 51, trang 107 của cuốn sách “Khoáng sản Uranium và Lò phản ứng hạt nhân Oklo ở Gabon – 1986” [3], nhà khoa học người Pháp François Gauthier-Lafaye đã vẽ ra minh xác vị trí vào thời tiền sử của các lò phản ứng hạt nhân Oklo-Okelobondo và Bangombe là ở dải đất tiền duyên vùng đồng bằng châu thổ. Đây là một khu vực nước nông rộng lớn, bằng phẳng với nguồn cung cấp nước dồi dào, rất lý tưởng cho việc xây dựng các lò phản ứng.
Dựa theo tư duy của văn minh tiền sử mà suy đoán, các lò phản ứng Oklo-Okelobondo và Bangombe cách nhau 30km không thể là các lò phản ứng độc lập. Ở dải đất tiền duyên châu thổ cách đây hai tỷ năm trước, lẽ ra phải có thêm nhiều lò phản ứng nhỏ hơn để tạo thành một cụm lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn. Cả hai lò phản ứng Oklo và Bangombe đều được tìm thấy ở rìa nâng cao của bồn địa, vị trí của chúng tương đối dễ tìm và khai quật. Kích thước của những lò phản ứng được phát hiện cũng không lớn, đường kính chỉ từ vài mét đến mười mấy mét. Do đó, nếu muốn thăm dò sâu hơn cụm lò phản ứng hạt nhân, cần tiến hành khoan thăm dò ở độ sâu từ 350 đến 1,000 mét dưới bề mặt đất. Tuy nhiên nghiên cứu thăm dò như vậy đòi hỏi rất nhiều kinh phí, thiết bị và nhân lực. Có lẽ về phương diện này sẽ có những bước đột phá trong tương lai.
3. Tại sao bản thân việc phát hiện ra các lò phản ứng hạt nhân thời tiền sử đã là một điều kỳ diệu?
Có một số điều kỳ diệu xung quanh việc phát hiện ra các lò phản ứng hạt nhân vào thời tiền sử ở Gabon, dường như là do quỷ Thần sai khiến mà dẫn đến vậy:
(1) Thử nghiệm độ giàu Uranium 235
Các lò phản ứng hạt nhân vào thời tiền sử này được phát hiện sau khi các cuộc thử nghiệm nguyên liệu uranium nhập khẩu tại một nhà máy xử lý nhiên liệu uranium ở Pháp phát hiện ra những bất thường về độ phong phú uranium-235 (tỷ lệ uranium-235 trên tổng hàm lượng uranium). Khám phá thử nghiệm này thực sự rất tình cờ, bởi vì:
- Trước đó, giới khoa học đã phát hiện ra rằng, hàm lượng uranium-235 trên Trái Đất và thậm chí trong toàn bộ hệ Mặt Trời đều có tỷ lệ cố định là 0.72%. Độ phong phú uranium-235 của quặng là một giá trị cố định, vậy nên hoàn toàn không cần chú ý đến độ phong phú uranium-235 của quặng thô. Cho dù muốn kiểm tra giá trị này thì trắc định trong quá trình thăm dò uranium cũng đã đủ rồi. Việc tập trung vào sự dồi dào của nguyên liệu quặng sau khi khai thác có chút không hợp lý.
- Trong suốt hai năm nhập khẩu quặng uranium Oklo, nhà máy xử lý nhiên liệu uranium này chưa bao giờ quan tâm nghiêm túc đến lượng uranium-235 trong nguyên liệu thô. Về sau, người ta mới phát hiện ra rằng, các mẫu quặng uranium Oklo nhập khẩu trước đó cũng có sự phong phú bất thường, chúng đều đã bị bỏ qua trong các cuộc thử nghiệm trước đó. Sự khác biệt giữa giá trị tiêu chuẩn 0.720% và giá trị kiểm tra độ phong phú là 0.717% khi vấn đề được phát hiện là rất nhỏ [13]. Nếu thay bằng một nhân viên kiểm tra khác, anh ta có thể sẽ coi chúng là lỗi đo lường và bỏ qua chúng. Nếu không có sự nghiêm túc của nhân viên trực ban kiểm tra vào thời điểm đó thì căn bản sẽ không có phát hiện này. Trên thực tế, sau khi phát hiện ra các lò phản ứng hạt nhân vào thời tiền sử, giới khoa học mới kêu gọi các quốc gia liệt độ phong phú uranium-235 trong nguyên liệu thô uranium như một thử nghiệm thường quy [8].
- Như có thể thấy trên hình 2, các lò phản ứng này chiếm thể tích rất nhỏ trong toàn bộ khu vực khai thác. Quặng uranium được thử nghiệm lúc đó đến từ hỗn hợp nguyên liệu của các lò phản ứng số 1 và số 2 cùng các mỏ xung quanh. Đó là những lò phản ứng giàu uranium và có thể tích lớn, làm cho hàm lượng uranium-235 sau khi trộn vào hơi khác so với giá trị tiêu chuẩn. Nếu đổi là một lô nguyên liệu thô khác được lấy mẫu để kiểm tra hàm lượng uranium 235 thì e rằng khó có thể phát hiện ra các lò phản ứng này.
(2) Lò phản ứng vẫn được bảo quản tốt sau gần hai tỷ năm nằm dưới lòng đất
Rất nhiều nhà nghiên cứu địa chất và khảo cổ học đã vô cùng kinh ngạc trước sự biến dạng rất nhỏ và sự bảo tồn hoàn hảo của các địa tầng trầm tích cổ xưa ở lưu vực Francevillian, nơi đặt các lò phản ứng.
Càng đi sâu xuống lòng đất, nhiệt độ sẽ càng cao và áp suất sẽ càng lớn. Nếu nhiệt độ môi trường dưới lòng đất vượt quá 200 độ C, đá sẽ trải qua quá trình biến chất (metamorphism), chẳng hạn như đá vôi sẽ biến thành đá cẩm thạch. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhiệt độ tối đa ở khu vực lò phản ứng trong suốt hàng tỷ năm nó được chôn dưới lòng đất là từ 180 đến 200 độ C, vừa vặn là ở ngưỡng nhiệt độ của quá trình biến chất đá [6] [7]. Chỉ cần được chôn sâu hơn và nhiệt độ cao hơn một chút, khu vực của lò phản ứng sẽ không thể duy trì được hình dáng hiện tại. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những tảng đá ở đáy địa tầng FA bên dưới lò phản ứng đã bắt đầu phát sinh các phản ứng biến chất [6].
(3) Các cạnh của khu mỏ uranium và lò phản ứng Oklo có hình vòng cung
Khu vực khai thác Oklo và lò phản ứng thời tiền sử nguyên vốn bị chôn vùi dưới địa tầng FB ở độ sâu hơn 300 mét. Ở độ sâu này, ngay cả khi tìm thấy mỏ uranium cũng chỉ có thể tiến hành khai thác dưới lòng đất. Nếu vậy thì cơ hội phát hiện ra lò phản ứng càng mong manh hơn. Tuy nhiên thật trùng hợp, một khối đá biến chất nhỏ thuộc thời Archaean ở rìa phía tây của khu vực khai thác Oklo đã đẩy địa tầng lên một cách kỳ diệu (xem hình 1). Nó được gọi là địa lũy Mounana (Mounana Basement Horst). Khối địa lũy này đã nâng lên một cách chuẩn xác bốn khu vực quặng uranium liền kề là Boyindzi, Mounana, Oklo và Okelobondo, khiến khu vực quặng và lò phản ứng Oklo nằm ở vị trí dễ phát hiện và khai quật [5] [7] (Xem góc trên bên trái của hình 10 bên dưới, lớp đất FB phía trên lò phản ứng đã được đào lên).
Lực nâng địa tầng lên của địa lũy Mounana là vừa vặn chuẩn khớp. Nếu lực nhỏ hơn chút nữa thì sẽ không thể nâng khu vực khai thác và lò phản ứng lên gần bề mặt. Nếu lực mạnh hơn, các lò phản ứng từ 1 đến 6 sẽ bị nâng lên quá cao mà phong hóa trước, khiến các lò phản ứng này khó bị phát hiện hoặc sẽ bị dồn ép, biến dạng hoặc bị vỡ. Khu vực khai thác uranium Mounana ở phía bắc Oklo đã bị biến dạng nghiêm trọng dưới áp lực dồn nén này [6].
Các lò phản ứng hạt nhân vào thời tiền sử ở Gabon chứa đầy những điều kỳ diệu và bí ẩn đang chờ con người khám phá thêm.
Tài liệu tham khảo: