Cơ quan Liên Hiệp Quốc muốn lạm phát được giải quyết bằng các biện pháp kiểm soát giá cả, thuế bạo lợi, các quy định chặt chẽ hơn
Không muốn các nước phát triển chỉ đơn giản là áp dụng lãi suất cao hơn
Một cơ quan của Liên Hiệp Quốc đang đổ lỗi cho việc tăng lãi suất nhanh chóng và thắt chặt tài khóa ở các nền kinh tế tiên tiến là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đình trệ toàn cầu cũng như làm phát sinh biến động kinh tế ở các nước đang phát triển.
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Hai (03/10): “Trong một thập kỷ lãi suất cực thấp, các ngân hàng trung ương liên tục rơi vào tình trạng không đạt mục tiêu lạm phát và không thể tạo ra tăng trưởng kinh tế lành mạnh hơn. Bất kỳ niềm tin nào về việc họ sẽ có thể hạ giá bằng cách dựa vào lãi suất cao hơn mà không tạo ra suy thoái, là một canh bạc không khôn ngoan.”
“Vào thời điểm tiền lương thực tế giảm, thắt chặt tài khóa, bất ổn tài chính và không đủ hỗ trợ và phối hợp đa phương, thắt chặt tiền tệ quá mức có thể mở ra một thời kỳ trì trệ và bất ổn kinh tế cho nhiều nước đang phát triển và một số nước phát triển.”
Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan đã nói về việc lùi “khỏi bờ vực suy thoái” thông qua “lựa chọn chính sách và ý chí chính trị”, nhưng cảnh báo rằng hành động tiền tệ hiện tại sẽ dẫn đến suy thoái toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến các nước đang phát triển.
Theo UNCTAD, việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất — được nhà hoạch định chính sách sử dụng như một biện pháp để hạn chế lạm phát cao hàng thập niên ở Hoa Kỳ — “cắt giảm khoảng 360 tỷ USD thu nhập trong tương lai cho các nước đang phát triển.”
Fed gần đây đã tăng lãi suất chuẩn lên 75 điểm cơ bản, đẩy nó lên từ 3% đến 3.25%. Tại một cuộc họp báo, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết lạm phát đang tăng “quá cao”. Ông dự đoán tỷ lệ lãi suất sẽ còn cao hơn và vẫn ở mức hạn chế trong “một thời gian”.
Chỉ số Giá Tiêu dùng trong 12 tháng, một thước đo lạm phát hàng năm, đã duy trì ở mức 7.5% hoặc hơn cho mỗi tháng trong năm nay.
Giải pháp của Liên Hiệp Quốc
Về mặt giải pháp, UNCTAD khuyến nghị các nền kinh tế khai triển một loạt các công cụ kinh tế bao gồm kiểm soát giá chiến lược, thuế bạo lợi, các biện pháp chống độc quyền và các quy định chặt chẽ hơn về đầu cơ hàng hóa để kiềm chế lạm phát (pdf).
Cơ quan này về cơ bản muốn chính phủ kiểm soát nhiều hơn trên thị trường hàng hóa, chỉ ra giá năng lượng là động lực chính gây ra lạm phát, bên cạnh việc tăng thuế đối với các tập đoàn.
Trong điều kiện hiện nay, việc quay trở lại “chính sách thắt lưng buộc bụng” của những năm 1970 sẽ là “một canh bạc nguy hiểm”. Cơ quan này tuyên bố trong báo cáo của mình rằng lạm phát “đã đang bắt đầu giảm bớt ở các nền kinh tế tiên tiến”, mặc dù các con số vẫn ở mức cao.
Dự báo kinh tế vẫn ảm đạm
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lạm phát tiêu dùng hàng năm trên toàn cầu sẽ đạt đỉnh 9% trong quý thứ ba của năm 2022 và sau đó giảm nhanh xuống 4% vào cuối năm 2023.
Tuy nhiên, con số tăng trưởng đang giảm với việc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) duy trì tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức 3% cho năm 2022 và giảm 0.6% tỷ lệ của năm 2023 xuống còn 2.2%. Dựa trên báo cáo tạm thời về triển vọng kinh tế tháng 9, Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng trưởng 1.5% vào năm 2022 – giảm toàn bộ 1% so với ước tính tháng Sáu là 2.5%. Mức tăng trưởng cho năm 2023 được ước tính là 0.5%.
Trên toàn cầu, lạm phát đã trở nên “phổ biến hơn”. OECD dự báo lạm phát sẽ đạt đỉnh trong quý hiện tại ở hầu hết các nền kinh tế. Lạm phát ước tính sẽ tiếp tục giảm trong quý bốn và trong suốt năm 2023. Nhưng mặc dù lạm phát sẽ giảm bớt, nhưng nó vẫn sẽ “ở mức cao”, tổ chức này tuyên bố.
Báo cáo của UNCTAD cho biết, ước tính sản lượng tăng trưởng toàn cầu vào năm 2022 là 2.5% vào năm 2022, “thấp hơn một nửa so với tốc độ tăng trưởng 5.6 vào năm 2021, khi hoạt động kinh tế được nối lại sau cuộc suy thoái mạnh nhất trong ký ức sống”. Hoa Kỳ được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ 2.0%, có sự thay đổi so với ước tính hồi tháng Ba là 2.4%.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times