Chủ nghĩa cổ điển trong nghệ thuật Pháp: Họa sĩ Nicolas Poussin và Jacques-Louis David
Mùa xuân năm 2022 là một mùa đặc biệt đáng nhớ đối với nghệ thuật Pháp quốc tại Hoa Kỳ. Triển lãm “Poussin and the Dance” tại Trung tâm Getty ở Los Angeles đã tiếp cận sâu vào vũ đạo bằng hình ảnh của bậc thầy Baroque Nicolas Poussin và giới thiệu một số tác phẩm được sáng tác tại Rome vào khoảng những năm 1630. Trong khi đó, tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York, “Jacques-Louis David: người diễn họa cơ bản” đã xem xét quá trình vẽ trong suốt sự nghiệp dài và đầy bão táp của Jacques-Louis David trong khoảng thời gian diễn ra cuộc Cách mạng Pháp.
Trải qua hai thế kỷ, các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại các địa điểm đến từ bộ sưu tập công và tư nhân trên khắp thế giới, đánh dấu sự phát triển của hội họa Pháp ở hai thời điểm quan trọng trong lịch sử của nơi này. Các tác phẩm của hai họa sĩ này minh chứng cho di sản bền vững của Hy Lạp và La Mã cổ đại trong việc thúc đẩy những đổi mới phong cách nghệ thuật trong thời kỳ đương đại.
Rome trong mắt nghệ sĩ Poussin là một trung tâm học đồ cổ nổi tiếng của Âu châu. Khi viễn du đến thành phố Eternal vào năm 1624, ông đã thấy một nền văn hóa sôi động kế thừa sự nở rộ nghệ thuật của thời kỳ Phục hưng. Những người bảo trợ quyền lực và những học giả uyên bác đã thu thập những bộ sưu tập nghệ thuật ấn tượng của La Mã, họ cũng đã đặt làm những tác phẩm mới theo tinh thần cổ xưa. Làm việc trong môi trường này, họa sĩ Poussin đã phát triển nên một phong cách tượng hình sống động từ việc nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc cổ đại. Sự sắp xếp theo chiều ngang của các cá thể giống như hình dạng của quan tài La Mã, các bề mặt bằng đá cẩm thạch đôi khi được trang trí bởi một bức phù điêu điêu khắc với độ nổi cao — tức là một đoạn dài những nhân vật được chạm khắc sâu.
Trong số rất nhiều các cổ vật khác nhau được trưng bày tại thủ đô của Giáo hoàng, nghệ sĩ người Pháp đặc biệt rung động trước tác phẩm “Những vũ công Borghese.” Nó được điêu khắc vào thế kỷ thứ hai và được treo trên cửa phòng trưng bày lớn của Biệt thự Borghese vào thế kỷ 17. Năm vũ công mùa xuân nắm tay nhau và khiêu vũ với những bước chân uyển chuyển, nhẹ nhàng như một làn gió nhẹ ép chiếc váy mỏng lên cơ thể đang chuyển động của họ.
Hoạ sĩ Poussin đã sử dụng nhóm hình này vào nhiều bức tranh của mình, nắm bắt trục ngang của phù điêu theo chuyển động của một vũ điệu tròn. Công thức sáng tác cổ điển này được thể hiện trong tác phẩm “Khiêu vũ cùng giai điệu thời gian” (khoảng 1634-1636) của ông. Các hình dáng nhân vật được khắc họa chính xác thể hiện bản sao phong cách của bức phù điêu khắc nổi bằng đá cẩm thạch. Ông đã sử dụng đường nét và sơn để tạo cho các vũ công một vẻ đẹp uyển chuyển như mây gió và một nhịp điệu thậm chí có thể sánh ngang với các vũ công cổ đại.
Trong những bức tranh lịch sử của Jacques-Louis David, chẳng hạn như bức “Lời thề của Horatii” (1784) và “Sự ra đi của Socrates,” (1787) không có lễ hội nào diễn ra vui vẻ như vậy. Trong thế kỷ sau khi Poussin qua đời, hương vị Baroque Pháp đã dần dần phát triển thành một phong cách trang trí công phu, mang đậm tính sân khấu và trang trí trong nghệ thuật thị giác được gọi là Rococo. Tuy nhiên, vào nửa sau của thế kỷ 18, sự đánh giá mới mẻ đối với thẩm mỹ Hy Lạp và La Mã cổ đại đã một lần nữa phát triển khắp Âu châu, được thúc đẩy bởi các cuộc khai quật khảo cổ và nghiên cứu cổ vật đang diễn ra. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng trong các tác phẩm của họa sĩ David.
Họa sĩ David đã tái hiện một kịch bản từ thần thoại La Mã trong tác phẩm “Horatii” của ông, trong đó ba anh em thề sẽ chiến đấu vì quốc gia của họ trong một trận chiến duy nhất. Khi những người đàn ông đứng trong một tư thế sẵn sàng đối đầu với quyết tâm không gì lay chuyển được, những người chị em gái của họ cảm thấy choáng váng, bởi vì nàng đã đính hôn với một trong những đối thủ của họ và phải mất đi người nàng yêu. Khi dựng hình bố cục, David đã cô đọng câu chuyện thành những yếu tố cơ bản nhất, sắp xếp các nhóm nhân vật vào một bức phù điêu ngược lại với từng mái vòm trang trọng của người La Mã.
Thiết kế này gợi nhớ đến việc hoạ sĩ Poussin bắt chước một quan tài bằng đá của người La Mã, nhưng cách khắc họa của David nhấn mạnh sự tương phản rõ rệt giữa lòng yêu nước của nam giới và tình cảm của nữ giới. Tại đây, chủ nghĩa anh hùng cổ đại của binh sĩ Horatii trở thành một biểu tượng, nói lên tình hình chính trị sôi động khi Cách mạng Pháp ra đời.
Ba năm sau, trong họa phẩm “Cái chết của Socrates,” họa sĩ David đã cố gắng truyền tải một câu chuyện đạo đức thậm chí còn vĩ đại hơn: Nhà triết học Hy Lạp thà bị xử tử còn hơn là từ bỏ niềm tin vào sự thật. Kết quả là, Socrates ngồi thẳng trên giường bệnh, say sưa thuyết giảng trong khi chạm tay vào ly rượu độc. Các môn đồ của ông tụ tập trong sự phiền muộn, một số chăm chú lắng nghe khi những người khác thì khóc than thương tiếc. Plato, ngồi bên trái trong chiếc áo choàng xám, gục đầu xuống trong miên man nghĩ ngợi.
Trong bức tranh này, họa sĩ David lại một lần nữa gợi lên khuôn khổ phù điêu cổ xưa và đặt các nhân vật trong một ánh sáng kịch tính để nhấn mạnh nội dung tác phẩm. David đã thành công trong việc tạo ra một cách diễn giải hiện đại thông qua ngôn ngữ hình ảnh cổ điển này, một điều gì đó thuộc về giá trị đạo đức cổ đại, vốn cộng hưởng với những lý tưởng trí tuệ cao của phong trào tân cổ điển.
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times