Hoa Kỳ: Chi phí lao động tăng trong quý 1, một vấn đề khác trong tiến trình chống lạm phát
Mức lương nhân viên khu vực chính phủ vượt xa mức lương nhân viên khu vực tư nhân trong quý đầu tiên của năm 2024.
Chi phí lao động của Hoa Kỳ đã tăng cao hơn so với ước tính của thị trường trong quý đầu tiên của năm 2024 do tiền lương và phúc lợi tăng, nêu bật một thực tế là áp lực lạm phát đã tăng cao từ đầu năm.
Theo Cục Thống kê Lao động (BLS), Chỉ số Chi phí Việc làm (ECI), một thước đo về chi phí lao động nói chung được Hệ thống Dự trữ Liên bang (Fed) giám sát chặt chẽ, đã tăng 1.2% trong ba tháng đầu năm 2024. Con số này tăng 0.9% so với quý 4/2023 và cao hơn mức ước tính đồng thuận 1%.
So với cùng thời kỳ ba tháng của năm trước, ECI đã giảm xuống 4.2%.
Chi phí việc làm thực tế (được điều chỉnh theo lạm phát) tăng thêm 0.1% trong khoảng thời gian ba tháng này.
Trong quý đầu tiên, phúc lợi đã tăng 1.1%, tăng từ mức 0.7%. Tiền lương cũng tăng lên 1.1%, không thay đổi so với mức điều chỉnh tăng 1.1%.
Trong báo cáo BLS, thu nhập của nhân viên thuộc khu vực công vượt xa nhân viên trong khu vực tư nhân.
Mức lương của nhân viên làm việc cho chính phủ tiểu bang và địa phương tăng 1.3%, với mức lương tăng 1.4% và phúc lợi tăng 1.2%.
So với cùng thời kỳ năm trước, chi phí lao động có thay đổi một chút, ở mức 4.8%.
Để so sánh, thu nhập của khu vực tư nhân đã tăng lên 1.1% khi tiền lương tăng 1.1% và phúc lợi tăng 1%.
Mức tăng tiền lương trả cho nhân viên trong khu vực tư nhân đã giảm xuống còn 4.1% so với cùng thời kỳ năm trước.
Các thước đo chi phí lao động tiếp theo sẽ được công bố hôm 02/05, khi BLS báo cáo về chi phí lao động đơn vị trong quý đầu tiên. Những ước tính ban đầu cho thấy các chi phí này đã tăng 3.2% từ tháng Một đến tháng Ba.
Trong khi đó, các số liệu lao động khác cho thấy áp lực về tiền lương cũng rất ngoan cố và dai dẳng.
Công cụ theo dõi lạm phát tiền lương của Fed New York bị kẹt ở mức khoảng 5%. Mức tăng trưởng tiền lương trung vị trong ba tháng khác của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta là trên 4%.
Các quan chức Fed đã nhấn mạnh rằng tiền lương không góp phần gây ra lạm phát.
“Mục tiêu của chúng tôi không phải là tiền lương. Mục tiêu thực sự là lạm phát,” Chủ tịch Fed Jerome Powell nói với các phóng viên tại cuộc họp báo sau cuộc họp tháng trước, “Mức tăng lương khá mạnh nhưng đang giảm dần xuống mức bền vững hơn theo thời gian.”
ECI là báo cáo lạm phát cuối cùng chuẩn bị cho cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang vào tháng Năm. Fed dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong phạm vi từ 5.25% đến 5.50% và phát đi tín hiệu sẽ trì hoãn giảm lãi suất trong bối cảnh xu hướng lạm phát gia tăng.
Khi lạm phát có xu hướng đi sai hướng, nhiều nhà hoạch định chính sách tiền tệ tỏ ra không mấy sốt ruột trong việc cắt giảm lãi suất. Thị trường tương lai không dự kiến sẽ có sự thay đổi đầu tiên trong lãi suất chính sách cho đến cuối năm.
Phản ứng của thị trường
Dữ liệu lao động đã khiến thị trường tài chính hoảng sợ khi các chỉ số chứng khoán hàng đầu của Hoa Kỳ giảm tới 1.2% trong giao dịch trong ngày.
Lợi suất công khố phiếu Hoa Kỳ hầu hết đều tăng lên, với lợi suất công khố phiếu kỳ hạn 10 năm chuẩn đạt 4.66%. Lợi suất công khố phiếu kỳ hạn hai năm đã ổn định trên 5.01%, trong khi công khố phiếu kỳ hạn 30 năm tăng lên 4.775%.
Chỉ số USD (DXY), thước đo của đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ, đã tăng vọt lên trên mốc 106.00.
Một cái nhìn về thị trường lao động
Báo cáo việc làm tháng Tư sẽ được công bố hôm 03/05.
Các nhà quan sát thị trường dự đoán nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tạo ra 243,000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ không đổi ở mức 3.8%.
Tuy nhiên, trong khi hơn 8 triệu việc làm vẫn chưa được đáp ứng trên thị trường lao động, ngày càng có nhiều người trở nên kém tự tin hơn về triển vọng việc làm.
Theo Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng tháng Tư (CCI) của The Conference Board, người tiêu dùng cho biết tình hình việc làm hiện tại đã suy yếu, với nhiều người nói rằng “rất khó kiếm được việc làm.”
Nhìn chung, chỉ số CCI đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng Tư và đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm.
Bà Dana M. Peterson, nhà kinh tế trưởng tại The Conference Board, cho biết trong báo cáo: “Niềm tin tiếp tục giảm trong tháng Tư, đạt mức thấp nhất kể từ tháng 07/2022 khi người tiêu dùng trở nên kém lạc quan hơn về tình hình thị trường lao động hiện tại, và lo ngại hơn về điều kiện kinh doanh trong tương lai, khả năng sẵn có công việc, và thu nhập.”
“Bất chấp sự sụt giảm của chỉ số chung trong tháng Tư, kể từ giữa năm 2022, sự lạc quan về tình hình hiện tại vẫn tiếp tục bù đắp những lo ngại về tương lai.”
Khảo sát mới nhất về Kỳ vọng của Người tiêu dùng của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cho thấy công chúng đã bày tỏ lo ngại về việc tìm kiếm và duy trì việc làm.
Xác suất trung bình về tình trạng mất việc trong 12 tháng tới đã tăng 1.2% lên 15.7%, mức cao nhất kể từ tháng 09/2020 và cao hơn mức trước khủng hoảng. Ngoài ra, xác suất tìm được việc làm trung bình đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm là 51.2%.
Theo kết quả trong Chỉ số Kinh tế Tự do mới nhất của RedBalloon, những lo ngại của người tiêu dùng về thị trường lao động có thể là chính đáng xét theo những gì các nhà tuyển dụng đang nói.
Báo cáo hàng tháng của RedBalloon, được thực hiện với sự hợp tác của Public Square, cho thấy các chủ doanh nghiệp nhỏ đang thắt lưng buộc bụng và hạn chế tuyển dụng thêm nhân viên mới. Các chủ doanh nghiệp được hỏi lưu ý rằng trong thị trường lao động hiện tại, họ thích “có ít nhân viên nhưng làm việc hiệu quả” hơn là “nhân viên làm việc không hiệu quả.”
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times