Cha mẹ làm sao để dạy con ‘giữ chữ tín’?
Bồi dưỡng, giáo dục con nên người là thiên chức của người làm cha mẹ. Người xưa có câu rằng: “Phụ mẫu chi ái tử, tắc vi chi kế thâm viễn”. Ý là cha mẹ yêu thương con, sẽ vì con mà lo lắng suy xét, tính toán lâu dài, để tương lai con mình có thể cống hiến cho xã hội, trở thành nhân tài có ích.
Tuy nhiên, ở trong thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội hiện đại, rất nhiều bậc cha mẹ không biết làm thế nào để giáo dục con cái cho tốt. Nhìn lại trong suốt chiều dài lịch sử, chúng ta sẽ thấy rằng cổ nhân coi trọng giáo dục đạo đức hơn là thành tích học tập. Khổng Tử từng nói: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”. (Tạm dịch nghĩa: Đệ tử ở nhà phải hiếu thuận, ra ngoài tôn kính người, cẩn thận giữ tín, thương yêu người, thân cận người nhân đức, thực hành mà còn dư sức thì học tri thức). Ý chính là trẻ nhỏ trước tiên phải học được hiếu kính với cha mẹ, kính yêu huynh trưởng, cẩn thận từ lời nói đến việc làm, nói lời phải thành thực, yêu thương mọi người, thân cận người nhân đức, sau khi làm được những điều này mà còn dư thừa tinh lực, thì hãy đi học tập tri thức.
Cha mẹ không chỉ lấy bản thân làm gương mẫu, dùng tiêu chuẩn mẫu mực của bản thân để dạy con, đồng thời còn cần đặc biệt chú trọng tình hình kết giao bạn bè của con.
Dưới đây là một câu chuyện làm thí dụ, chúng ta hãy cùng xem các bậc cha mẹ Trung Quốc cổ đại dùng lời nói thành tín “nói lời thì giữ lời” như thế nào để giáo dục con giữ chữ tín.
Câu chuyện Tăng Tử giết heo
Tăng Tử là đệ tử của Khổng Tử, là nhà tư tưởng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, ông cũng là một trong những đại biểu chủ yếu của học thuyết Nho gia. Tăng Tử rất nghiêm khắc và cẩn thận trên phương diện giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức cho con cái.
Chuyện kể rằng, có một hôm, vợ của Tăng Tử muốn đi chợ, con trai cũng khóc lóc đòi đi theo. Vợ của Tăng Tử bèn dỗ dành con trai rằng: “Con về nhà trước đi, đợi khi mẹ về sẽ giết heo cho con ăn”. Thế là cậu bé không khóc lóc nữa, ở nhà cùng với cha. Khi vợ của Tăng Tử vừa từ chợ trở về, Tăng Tử bèn chuẩn bị đi giết heo. Vợ của ông ngăn lại, nói: “Tôi chẳng qua là nói đùa với con mà thôi”.
Tăng Tử nói: “Không thể nói chuyện giỡn chơi với con trẻ, chúng không có khả năng suy xét và phán đoán, hết thảy đều học theo lời nói và hành động của cha mẹ, nghe theo sự dạy bảo đúng đắn từ cha mẹ. Bây giờ lừa gạt con, chính là đang dạy con lừa gạt người khác đó! Mẹ lừa gạt con, con sẽ không còn tin tưởng vào mẹ của mình nữa, đây không phải là cách giáo dục trẻ đúng đắn”. Thế là Tăng Tử liền đi giết heo luộc thịt cho con ăn.
Lời bàn:
Trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ. Vậy nên, mỗi lời nói mỗi hành động của cha mẹ trước mặt con cái đều phải cân nhắc cẩn thận, không thể hành động tùy ý. Nếu không, đợi đến sau khi con trẻ trưởng thành đã hình thành tính cách rồi mới chỉnh sửa cho con, như vậy thì quá khó khăn.
Từng có một bài báo kể rằng, có người con trai của một gia đình nọ, lúc cha mẹ về già, đã lừa lấy hết sạch toàn bộ số tiền dưỡng lão của cha mẹ để đi đánh bạc. Hai ông bà tức giận đến mức muốn tự tử. Khi cảnh sát bắt được con trai của họ và hỏi anh ta rằng: “Anh nghĩ thế nào mà lại lừa tiền cha mẹ?”. Anh ta lại nói rằng: “Từ nhỏ tôi thường xuyên chứng kiến cha mẹ lấy các loại lý do hoặc tùy tiện nói dối tôi, cũng đi lừa người khác. Vì vậy tôi học theo họ”.
Vậy nên, khi con trẻ bắt đầu hiểu chuyện, thì điều cha mẹ nên làm là:
Vân Quyển thực hiện
Tiểu Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ