Câu chuyện thành ngữ: Trò giỏi hơn thầy
Thành ngữ liên quan: nhân tài bối xuất, hậu sinh khả úy
Khổng Phan là một thầy dạy học nổi tiếng vào thời Bắc triều, phẩm chất đạo đức cũng như học vấn của ông đều rất tốt, dạy học vừa nghiêm túc lại vừa có trách nhiệm. Dưới ông có một học trò tên gọi là Lí Mật, không những thông minh mà còn rất siêng năng chịu khó, đối với những bài giảng của thầy cậu không những học thuộc mà còn học một biết mười, thấu hiểu mọi mặt và biến nó thành tư tưởng riêng của bản thân. Theo thời gian, Lý Mật có rất nhiều kiến giải sâu sắc và thấu đáo vượt qua cả thầy dạy của mình.
Một lần Khổng Phiên thỉnh giáo Lý Mật một vấn đề, Lý Mật trong lòng thầm nghĩ sao thầy lại có thể thỉnh giáo ngược lại mình được chứ? Do đó cảm thấy lo lắng không biết phải làm như thế nào mới được. Khổng Phiên thành khẩn nói với cậu rằng: “Lý Mật, con không cần phải như vậy, các vị thánh nhân đều không có một thầy dạy cố định, huống hồ gì chúng ta! Chỉ cần có một sở trường nào đó thì đều có thể là thầy của ta, con không cần phải khách khí như vậy!”
Sự việc này sau đó lan truyền ra bên ngoài, ai nấy biết được đều rất cảm động, họ còn sáng tác một ca khúc để tuyên dương thầy trò Khổng Phiên! “Thanh thành lam, lam tạ thanh; sư hà thường, tại minh kinh”. Ý nghĩa là: loại thuốc nhuộm màu xanh (thanh) được tinh chế từ lá của một loại thực vật thân cỏ tên gọi là “lam”, màu sắc của nó còn đẹp hơn cả màu lam. Lý Mật nhờ vào sự thông minh cần cù mà học vấn vượt qua cả thầy, Khổng Phiên không vì vậy mà đố kỵ, ngược lại còn thỉnh giáo vấn đề với cậu, điều này cho thấy thầy giáo không chỉ cố định ở một người. Chỉ cần là người có tri thức thì đều có thể là thầy của ta
Thật ra, “thanh xuất vu lam” vốn dĩ là câu nói của Tuân Tử thời nhà Chu, ông nói: “Xanh từ lam mà ra, nhưng nó lại đẹp hơn lam; băng là từ nước mà có, nhưng nó lại lạnh hơn nước”. Người đời sau dùng câu này để hình dung việc học thức của học trò vượt cả thầy .
Liên tưởng và thưởng thức: Da Vinci và tiểu thiên sứ
Da Vinci, họa sĩ nổi tiếng người Italia từ nhỏ đã được cha cho đi học hội họa dưới sự chỉ dẫn của bậc thầy hội họa và kiến trúc sư nổi tiếng Verrocchio. Da Vinci ở chỗ của thầy Verrocchio, không những có tài năng vượt trội hơn người mà còn nỗ lực không ngừng, chỉ sau vài năm, năng lực của cậu đã ngang ngửa với thầy.
Một ngày nọ, Verrocchio có việc quan trọng cần đi ra ngoài, do đó ông đã gọi Da Vinci đến, chỉ vào một bức tranh trên giá vẽ và nói với cậu rằng: “Có người nhờ thầy vẽ bức tranh này, tối nay người ta sẽ đến lấy, nhưng thầy có việc gấp cần phải ra ngoài một chuyến nên không thể vẽ xong tiểu thiên sứ ở bên góc này được, con theo thầy học vẽ nhiều năm như vậy rồi, thầy tin tưởng vào năng lực của con, con hãy giúp thầy vẽ cho xong tiểu thiên sứ này nhé!”
Da Vinci đồng ý với thầy một cách đầy lo lắng, cậu nhấc cây cọ lên và bắt đầu tô vẽ. Hoàng hôn chưa buông xuống thì cậu đã vẽ xong tiểu thiên sứ đáng yêu kia. Người mua sau khi đến lấy tranh thì đem về treo lên tường nhà mình, lại mời rất nhiều họa sĩ nổi tiếng đến thưởng thức, các họa sĩ xem xong đều nhất trí với nhau rằng tiểu thiên sứ ở bên góc được vẽ đẹp nhất.
Verrocchio sau khi biết chuyện này thì trong lòng cảm thấy rất xấu hổ, bèn gọi Da vinci đến và nói rằng: “Tranh của con vẽ còn sinh động hơn ta vẽ nữa, bây giờ ta chỉ có thể cho con mượn phòng vẽ, từ nay không thể tiếp tục dạy con điều gì nữa rồi, hy vọng con sau này càng nỗ lực hơn nữa!”
Da Vinci sau đó quả không phụ sự kỳ vọng của thầy, thậm chí còn “thanh xuất vu lam nhi thắng vu lam”.
Trích từ “Văn học mở lòng dành cho trẻ em” của nhà sách Hoa Nhất
Biên dịch: Oanh Lê
Quý vị tham khảobản gốctại EpochTimes Hoa ngữ