Các nhà khoa học khám phá một siêu Trái Đất có thể sinh sống được về mặt lý thuyết
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh về mặt lý thuyết phù hợp để con người sinh sống. Nó nhỏ hơn Trái Đất nhưng có khối lượng lớn hơn Trái Đất gấp nhiều lần. Siêu Trái Đất quay quanh một tiểu hằng tinh cách chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng.
Theo hai nghiên cứu được công bố vào ngày 23/05 trên Tập san Vật lý thiên văn và Thông báo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh quốc, Ngoại hành tinh nổi tiếng Gliese 12b quay quanh một hằng tinh lùn đỏ lạnh tên là Gliese 12 trong chòm Song Ngư. Hằng tinh này có kích thước khoảng 27% và nhiệt độ khoảng 60% so với Mặt Trời.
Vì hằng tinh của Gliese 12b nhỏ hơn nhiều so với Mặt Trời nên nó vẫn nằm trong vùng có thể ở được. Đây cũng là khoảng cách lý tưởng với hằng tinh để nước tồn tại ở dạng lỏng. Nhưng nó phải mất 12.8 ngày để hoàn thành một quỹ đạo xoay chuyển.
Gliese 12b có kích thước tương tự Trái Đất, với tỷ lệ 0,958/1, nhưng khối lượng của nó gấp 3,87 lần Trái Đất. Nó có thể có bầu khí quyển giống Trái Đất, cũng có thể có bầu khí quyển giống Kim Tinh, hoặc có thể không có bầu khí quyển. Nó cũng có thể có một loại bầu khí quyển khác không có trong Thái Dương hệ.
Giả sử ngoại hành tinh này không có bầu khí quyển, các nhà khoa học tính toán nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng 107 độ F (42⁰ C).
Ông Masayuki Kuzuhara, trợ lý giáo sư dự án tại Trung tâm Sinh vật học Tokyo, Nhật Bản đã tham gia nghiên cứu này. Ông nói: “Cho đến nay, chúng tôi đã tìm thấy thế giới gần nhất, quá cảnh, ôn hòa, và có kích thước gần bằng Trái Đất.”
Sau khi xác định được Gliese 12b là một hành tinh có kích thước bằng Trái Đất, ôn hòa và có thể sinh sống được, các nhà khoa học sẽ phân tích để xác định những yếu tố nào có trong bầu khí quyển của nó, và quan trọng nhất là liệu có nước để duy trì sự sống hay không.
Ông Larissa Palethorpe, nghiên cứu sinh tại Đại học Edinburgh và Đại học College London, người tham gia nghiên cứu, nói với CNN rằng: “Chúng tôi thấy chỉ có một số ít (ngoại hành tinh) là ứng cử viên sáng giá”. “Đây là khám phá gần đây nhất của chúng tôi, và nó là một phát hiện khá quan trọng.”
Ngoài tầm với
Các nhà khoa học đã phát hiện ra Gliese 12b bằng cách sử dụng dữ liệu công khai được thu thập bởi Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh (TESS) của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA). Mỗi tháng, kính viễn vọng quan sát hàng chục ngàn hằng tinh. Việc theo dõi sự thay đổi độ sáng của các hằng tinh có thể dùng làm bằng chứng về các ngoại hành tinh quay quanh Thái Dương hệ của chúng ta.
Những ngoại hành tinh quay quanh các hằng tinh lùn đỏ dễ dàng được các nhà thiên văn phát hiện hơn, vì kích thước tương đối nhỏ của chúng tạo ra hiệu ứng mờ đi lớn hơn trong mỗi lần di chuyển.
Hiện tại, các nhà khoa học không khẳng định chính xác bầu khí quyển của hành tinh này được tạo thành từ gì, liệu nó có bầu khí quyển hay không và liệu có tồn tại nước hay không, mặc dù ông Palestorp cho biết họ không mong đợi tìm thấy nước ở đó.
Trong giai đoạn tiếp theo của việc phân tích bầu khí quyển của ngoại hành tinh Gliese 12b, các nhà khoa học hy vọng sẽ sử dụng kính viễn vọng không gian James Webb để thực hiện phân tích quang phổ. Phương pháp này bao gồm việc thu ánh sáng của hằng tinh đi qua bầu khí quyển của ngoại hành tinh, và quan sát bước sóng nào được hấp thụ bởi một số phân tử nhất định. Điều này sẽ tiết lộ liệu Gliese 12b có bầu khí quyển hay không.
Mặc dù ngoại hành tinh này có thể là nơi sinh sống được và tương đối “gần” với Thái Dương hệ của chúng ta từ góc độ thiên văn học, nhưng khó có khả năng ai đó sẽ sớm đến thăm nó.
Lý Ngôn thực hiện
Tường Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ