Bức tranh sơn dầu trên chất liệu đồng quý hiếm của họa sĩ Poussin trong triển lãm The Met
Hiện nay, chỉ còn hai tác phẩm phẩm sơn dầu trên chất liệu đồng của họa sĩ Nicolas Poussin còn tồn tại. Vào tháng 1, viện bảo tàng Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York đã mua lại một trong những tác phẩm của nghệ sĩ Pháp thế kỷ 17: “Sự Thống khổ trong Khu Vườn.”
Mặc dù thực tế là bức tranh đã được đề cập trong nhiều tài liệu thế kỷ 17 và 18, tác phẩm nghệ thuật đã bị thất lạc cho đến năm 1985. Cho đến gần đây, những nhà sưu tầm nghệ thuật Jon và Barbara Landau đã có dịp thưởng thức tác phẩm tại nhà của họ, nhưng bây giờ công chúng có thể bị cuốn hút khi tham dự tại The Met(*), nơi bức tranh là một phần trong bộ sưu tập lớn những tác phẩm của họa sĩ Poussin bên ngoài Âu Châu.
“Tác phẩm đầy tham vọng này thuộc quyền sở hữu của một trong những nhà sưu tập kỳ cựu người Rome ở thế kỷ 17, được đem đấu giá ngay từ khi khoảnh khắc được họa nên,” theo Stephan Wolohojian, giám đốc nghệ thuật John Pope-Hennessy của The Met phụ trách hạng mục Tranh Âu Châu chia sẻ trong một bài báo.
Nhà sưu tập mà ông Wolohojian nhắc đến là Carlo Antonio dal Pozzo, anh trai của nhà sưu tập đồ cổ Cassiano dal Pozzo (người đã trở thành bạn của họa sĩ Poussin và là người bảo trợ có ảnh hưởng nhất của ông ở Rome.)
Họa phẩm
Họa sĩ Poussin đã vẽ “Sự Thống khổ trong Khu Vườn,” khi ông lần đầu đặt chân đến Rome, trước khi ông trở thành một họa sĩ cổ điển nổi tiếng. Ông đã được truyền cảm hứng bởi những người nghệ sĩ tiền nhiệm xuất chúng nhất, những nghệ thuật gia vĩ đại thời Phục hưng Ý như Raphael, Michelangelo và Titian cũng như nghệ thuật của những người Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Ngài Poussin đã sáng tác một cảnh tượng uy nghi, siêu phàm trong bức tranh, đến nỗi “sự thống khổ” không thể ập vào tâm trí của tôi trong cái nhìn đầu tiên, mà đó là đức tin, hy vọng, và sự khiêm nhường.
Trong bức tranh vẽ khung cảnh về đêm, Poussin đã khắc họa khoảnh khắc sau Buổi Tiệc Ly, khi chúa Giêsu cầu nguyện ở Gethsemane, một khu vườn dưới chân Núi Oliu ở Jerusalem. Chúa Giêsu biết rõ rằng Ngài sắp bị đóng đinh lên giá Thập tự. Họa sĩ Poussin đã vẽ Ngài ở phần hậu cảnh, nhưng Ngài lại là phần tâm điểm của bức tranh. Những thiên sứ vây quanh Ngài trong khi Ngài dâng một chiếc ly lên thiên đường thông qua một thiên thần. Ba tông đồ đang say ngủ ở phía trước, không hay biết về những hy sinh mà chúa Giêsu sắp chịu đựng .
Một “Canvas” bằng đồng
Vào thời Trung Cổ, các nghệ thuật gia bắt đầu sáng tạo nên những bức tranh sơn dầu trên chất liệu đồng. Sơn dầu sẽ bám trên bề mặt kim loại thay vì thấm vào bảng gỗ hoặc vải canvas. Tranh vẽ trên đồng cho họa sĩ một giá đỡ tranh vững chắc không dễ bị hư hại như canvas hay bảng gỗ, mặc dù đồng cũng có thể bị cong, gỉ hoặc sét.
Thưởng lãm tận mắt họa phẩm “Sự Thống khổ trong Khu Vườn,” của họa sĩ Poussin’ thay vì chỉ nhìn qua máy tính và màn hình điện thoại, hẳn sẽ là một sự xoa dịu, vì chất liệu đồng mang lại hiệu ứng thanh tao cho khung cảnh linh thiêng.
Để tìm hiểu thêm về bức tranh “Sự Thống khổ trong Khu Vườn” của Nicolas Poussin, hãy truy cập MetMuseum.org
Lorraine Ferrier, nữ tác giả chuyên viết về mảng mỹ thuật và thủ công cho The Epoch Times. Bài viết của cô chủ yếu xoay quanh các nghệ sĩ và nghệ nhân đến từ vùng Bắc Mỹ và Âu Châu, những nghệ sĩ với phong cách chế tác thấm đẫm vẻ đẹp và giá trị truyền thống. Cô đặc biệt quan tâm đến những ngành nghệ thuật và thủ công hiếm gặp và ít được biết đến. Cô hy vọng rằng chúng ta có thể bảo tồn di sản nghệ thuật truyền thống. Cô sinh sống và sáng tác tại vùng ngoại ô thành phố London, Anh quốc.
Chú thích của dịch giả:
*Phidias hoặc Pheidias ( khoảng 480 – 430 TCN) là một nhà điêu khắc, họa sĩ và kiến trúc sư người Hy Lạp cổ đại. Tượng thần Zeus ở Olympia của ông là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại
*The Met: Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan trưng bày hơn 5.000 năm nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới để mọi người trải nghiệm và thưởng lãm. Bảo tàng nằm ở hai địa điểm mang tính biểu tượng ở Thành phố New York—Đại lộ số 5 của Met và The Met Cloisters. Hàng triệu người cũng tham gia trải nghiệm The Met trực tuyến.
Mai Hoa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times