Hercules và Tình yêu của Đức hạnh
Sứ mệnh của con người chúng ta là vượt lên trên những thứ suy bại.
Nhân vật nào được hậu thế nhớ đến là người anh hùng cổ đại vĩ đại nhất trong số các anh hùng? Đó chính là Hercules. Theo truyền thuyết, các vị thần đã vinh danh những thành tựu của chàng bằng cách phong Thần, hay còn gọi là thăng thiên. Các vị vua uy quyền Pháp quốc trong thế kỷ 17 và 18 đã đặt những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, bao gồm cả những bức bích họa trên trần nhà để tưởng nhớ chiến tích vĩ đại và bày tỏ sự tôn kính đối với đức hạnh của người anh hùng này
Họa sĩ François Lemoyne đã mất bốn năm để hoàn thành bức bích họa “Sự thăng thiên của Hercules” trên trần của Salon of Hercules tại Cung điện Versailles. Khi bắt đầu thực hiện công việc này, người họa sĩ trước đó đã được đào tạo bài bản những kỹ pháp tuyệt vời nhất của hội họa Ý tại Học viện Hội họa và Điêu khắc Hoàng gia của vua Louis XIV ở Paris. Phương hướng của học viện là tích lũy, bảo tồn và hoàn thiện nghệ thuật cổ điển.
Ban đầu, Lemoyne dự định miêu tả sự huy hoàng của chế độ quân chủ Pháp và dòng dõi hoàng gia, hết vương quyền này đến vương quyền khác. Donat Nonnotte, một học trò cũ của François Lemoyne, đã viết trong chuyên luận hội họa tại học viện Lyon rằng “Thông qua những thành tựu của các vị vua vĩ đại nhất của Pháp, chẳng hạn như Clovis, Charlemagne, Saint Louis, hay Henry Đại đế, người họa sĩ mong muốn tìm ra sự bất tử của họ.”
Tuy nhiên, đức vua Louis XV đã chọn Thăng thiên – một chủ đề tôn vinh đức hạnh – để tô điểm cho trần nhà nguyện cũ của hoàng gia trong cung điện, và công trình cuối cùng đã hoàn thành vào năm 1736. Đức vua Louis XV cũng chính thức lên ngôi vài năm sau đó, là năm 1743. Mọi người gọi ông là “Nhà vua đáng yêu.”
Tuy nhiên, vào cuối triều đại của mình, vua Louis lại thích thú với vẻ ẻo lả dịu dàng trong những cuộc gặp mặt tình nhân của mình hơn là cái trống trải lạnh lẽo nhưng quan trọng trong lâu đài của một vị vua vĩ đại. Sự suy đồi này đã bắt đầu một thời kỳ suy bại về tư duy lý trí, cuối cùng dẫn đến tấn thảm kịch hủy diệt chưa từng có đối với nền văn hóa Pháp, bởi Cách mạng Pháp và Triều đại Khủng bố vào cuối thế kỷ 18.
Ba thế kỷ sau đó, tác phẩm vĩ mô “Sự thăng Thiên của Hercules” đã tiếp tục khám phá ra sứ mệnh của nhân loại cũng như những thông điệp được gợi ý cho chúng ta để thoát khỏi những tội lỗi của con người.
Tác phẩm “Sự thăng Thiên của Hercules”
Tác phẩm nghệ thuật dài 17m rộng 11m, là bức bích họa trần nhà lớn nhất Âu châu, với 142 hình vẽ, 62 trong số đó có thể nhìn thấy ngay từ cái nhìn đầu tiên. Gần hình ảnh của Hercules là chín nhóm nhân vật: Apollo trên bậc thang của Đền Ký ức, Bacchus và thần Pan, Mars đang chứng kiến sự sụp đổ của quái vật. Những nhân vật lừng danh đang thông báo về sự thăng thiên của Hercules đến từ trái đất như Thần gió Aeolus, Pluto và Thần biển cả, Thần nghệ thuật Muse, và các vị thần khác và những thiên thần.
Trong một bài thơ đăng trên tạp chí Mercury of France vào tháng 10/1736, Antoine Joseph Dezallier d’Argenville đã bày tỏ ý tưởng về “Thăng thiên”: “Tình yêu của đức hạnh khiến chàng thăng hoa, những nhiệm vụ gian khổ và nguy hiểm nhất trở thành nhỏ bé; những khó khăn tan biến vì chàng chỉ nghĩ đến lợi ích của quốc Vương và đất nước. Chàng trở nên bất tử vì những hành động cao cả của mình, chàng đã được động viên bằng lòng tự tôn và được thôi thúc bởi lòng trung thành.”
Chỉ có tôn vinh đức hạnh mới có thể chiến thắng được quái vật và sự suy đồi
Trong tác tẩm “Thăng thiên,” người anh hùng được khắc họa trong trạng thái đang bay đến thiên đàng trên một cỗ xe được điều khiển bởi t thiên thần tên là Tình yêu của đức hạnh. Thiên thần này, được hộ tống bởi các thiên sứ kéo chiếc xe bán thần, đưa Hercules đến với cha của chàng là Thần Jupiter. Jupiter được nhìn thấy là đang giới thiệu với Hercules nữ thần tuổi trẻ Hebe vốn được nữ thần Hymen dẫn đến.
Khi đến thiên đường, Hercules phải đối mặt với những con quái vật và những thứ suy đồi đang cố gắng ngăn cản chàng, nhưng chúng đã nhanh chóng bị đánh bại. Bởi vì người anh hùng lựa chọn vị thần Tình yêu của đức hạnh dẫn đường nên những con quái vật và những kẻ suy đồi không thể chịu đựng được chiến thắng huy hoàng của chàng, chúng vô cùng tức giận khi bị hạ gục.
Các góc của trần nhà là bốn hình ảnh tượng trưng cho các đức tính tốt đẹp. Những giá trị này đại diện cho phẩm hạnh của người anh hùng là: Sức mạnh, Công lý, Tiết chế và Cẩn trọng. Bốn phẩm chất này là của Hercules triển hiện khi chàng phi thăng đến thiên đàng.
Những dòng chữ này có một ý nghĩa khác vào thời điểm tác phẩm nghệ thuật được vẽ ra khi so sánh với [tư duy con người] ngày nay. Chúng thuộc về một nền văn hóa được kết nối với Thần và chứa đựng những thông điệp về sinh mệnh của con người.
Ví dụ, sức mạnh không có nghĩa là sức mạnh thể chất mà là sức mạnh tinh thần của lòng dũng cảm và sự kiên cường.
Công lý đại diện cho sự kiên trung và hết lòng phụng sự mọi người. Tiết chế có nghĩa là kiểm soát ý chí của một người vượt qua bản năng và giữ vững những ham muốn trong giới hạn của lý lẽ thông thường. Sự cẩn trọng là hiện thân của việc rèn luyện trí huệ và lý trí, giúp con người có thể phân biệt được đâu là thiện, đâu là ác thực sự.
Những đức tính được thể hiện trong bức bích họa trần này hoàn toàn trái ngược với những suy đồi đang bủa vây con người. Đố kỵ là tệ nạn đầu tiên trong số những tệ nạn này. Phần còn lại tiếp theo, được mô tả trong bức tranh là các nhân vật xấu xa và khốn khổ. Trong số đó có Giận dữ, Hận thù và Bất hòa, mà vị thần mới được đăng quang, cuối cùng đã chiến thắng chúng nhờ Tình yêu của đức hạnh.
Đố kỵ ở gần với người anh hùng nhất. Vào thế kỷ 18, trong số ra năm 1736 của tạp chí Mercury of France, con quái vật này được mô tả là “nguy hiểm nhất và phá hoại dai dẳng nhất trong tất cả các thứ suy đồi, và là kẻ duy nhất sở hữu cơn thịnh nộ [khủng khiếp] hơn cả cái chết.” Không phải là sức mạnh của Hercules, mà chính là Tình yêu của đức hạnh, khi kết hợp với bốn đức tính cốt lõi trên đã có thể cho phép chàng đối đầu và đánh bại những thứ suy đồi đang không ngừng muốn hủy hoại chàng.
Những con quái vật trong tác phẩm”Sự thăng thiên của Hercules”
Thông điệp phổ quát của nghệ thuật Pháp trong thế kỷ 18
Điểm đáng chú ý của thiên tài người Pháp vào cuối giai đoạn “Grand Siècle” (Thế kỷ vĩ đại) là hội tụ nghệ thuật cổ điển bằng cách kết hợp sự sùng kính với lý trí. Các học viện nghệ thuật của Pháp đã truyền lại điều này cho xã hội với tư cách là nghệ thuật cổ điển Pháp, điều này gắn kết ý nghĩa sâu sắc của một tác phẩm với vẻ đẹp nội tại của nó.
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times