Báo cáo: ‘Hồng Kông rơi vào tay chế độ chuyên chế là một bi kịch’
Theo Chỉ số Tự do Nhân loại (HFI) 2022 mới nhất, Hồng Kông đã rớt từ vị trí số 1 thế giới vào năm 2016 xuống vị trí thứ 34 vào năm 2022. Thứ hạng về quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp lần lượt tụt xuống thứ 78 và 140.
Báo cáo này (pdf) được Viện nghiên cứu Cato, một tổ chức tư vấn của Mỹ và Viện Fraser, một tổ chức tư vấn của Canada đồng công bố.
“Chỉ số Tự do Nhân loại” so sánh mức độ tự do cá nhân và tự do kinh tế ở 165 quốc gia và khu vực trên cơ sở 83 chỉ số trong 12 hạng mục, trong đó đó pháp quyền; an ninh, an toàn; quyền tự do đi lại; quyền tự do tôn giáo; quyền tự do hội họp, lập hội, và sinh hoạt xã hội dân sự; quyền tự do biểu đạt và tiếp cận thông tin; quyền tự do xây dựng mối quan hệ; quy mô của chính phủ; hệ thống pháp luật và quyền tài sản; tiền âm thanh (sound money: loại tiền không tăng hoặc giảm giá đột ngột và có giá trị ổn định); quyền tự do mậu dịch quốc tế; và Quy định.
Báo cáo nêu tên mười quốc gia và khu vực có Chỉ số Tự do Nhân loại giảm mạnh từ năm 2007 đến năm 2020, bao gồm Syria, Nicaragua, Hungary, Ai Cập, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ, El Salvador, Burundi, Bahrain, và Hồng Kông.
Về tự do cá nhân, Hồng Kông đứng thứ 62; về tự do kinh tế, Hồng Kông vẫn đứng thứ nhất.
‘Can thiệp tiêu cực của ĐCSTQ vào Hồng Kông’
Báo cáo kết luận, “Hồng Kông rơi vào tay chế độ chuyên chế là một bi kịch,” nhưng Hồng Kông sẽ tiếp tục là một bài học quan trọng về giá trị của quyền tự do. Giờ đây, số phận của Hồng Kông gắn liền với [số phận] của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Báo cáo này cũng dự đoán rằng ĐCSTQ sẽ tiếp tục cuộc đàn áp của mình ở Hồng Kông, làm suy yếu các quyền tự do dân sự và quyền tự do cá nhân của thành phố này. Mặc dù Hồng Kông duy trì mức độ tự do kinh tế cao nhất trên toàn cầu, nhưng báo cáo dự đoán rằng sự can thiệp của ĐCSTQ sẽ gây ra tác động tiêu cực hơn đối với tự do kinh tế của Hồng Kông.
Trong vài năm qua, ĐCSTQ đã tăng cường trấn áp thị trường tự do, tăng cường việc bắt giữ các giám đốc điều hành công ty, và đẩy nhanh việc thành lập các chi bộ đảng trong các công ty tư nhân. Các tổ chức tin rằng cuối cùng ĐCSTQ sẽ thực hiện việc kiểm soát tương tự đối với Hồng Kông như những gì họ đã làm đối với khu vực tư nhân ở Hoa lục.
Báo cáo trích dẫn ước tính từ các tổ chức khác rằng 73% các công ty tư nhân Trung Quốc đã thành lập chi bộ đảng. Và kể từ đầu năm 2021, 92% trong số “500 công ty hàng đầu của Trung Quốc” cũng đã thành lập các chi bộ Đảng tương tự.
“Vào năm 2020, các hành vi xâm phạm quyền tự do của đảng này đã dẫn đến việc chấm dứt tình trạng tự trị của thành phố theo mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ.’” Báo cáo nói rằng họ rất ngạc nhiên trước tình hình ở Hồng Kông. Trong nhiều năm, mặc dù Hồng Kông không thể được gọi là một khu vực dân chủ, nhưng thành phố này vẫn duy trì mức độ tự do cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, điểm số về tự do bắt đầu giảm mạnh, điều này phản ánh sự can thiệp ngày càng tăng của ĐCSTQ vào Hồng Kông. Báo cáo cũng chỉ trích việc ĐCSTQ vi phạm quyền tự do của Hồng Kông.
Căn cứ vào các cuộc tấn công vẫn đang tiếp diễn không ngừng vào các quyền tự do của Hồng Kông, báo cáo này cho biết thêm, “chúng tôi sẽ ngạc nhiên nếu các báo cáo trong tương lai không cho thấy sự rơi rớt liên tục và rõ rệt trong các xếp hạng của khu tự trị này, trong đó có sự suy giảm đáng kể về tự do kinh tế.”
Nie Law, Shan Lam và Harry McKenny thực hiện
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times