Tại sao âm nhạc có thể dung hòa từ nội tâm đến dung mạo của bạn?
Một hôm, anh bạn đồng nghiệp vừa xoay vai vừa bước đến chỗ tôi. Anh ấy hay nghe đài. Anh ấy nghe nhạc rock, pop, jazz, mọi thứ. Đã nhiều lần, anh ấy nói rằng âm nhạc là thứ anh cần trong cuộc sống. Nhưng gần đây, một điều lạ thường xảy đến với anh: Anh ngồi trước một dàn nhạc giao hưởng và tất cả những triệu chứng căng thẳng thường thấy ở cổ, lưng và vai của anh đều tan biến.
Anh xoay vai như thể vẫn còn đầy kinh ngạc vì những cơn đau và căng thẳng đã được trút bỏ rất dễ dàng, và anh thốt lên: “Thật tuyệt!” Anh bộc bạch, một người bạn làm bác sĩ đã chứng thực được lý thuyết của anh rằng âm nhạc có thể khiến cho chúng ta hài hòa từ nội tâm đến dung mạo, thậm chí có thể giảm đi triệu chứng của bệnh tật.
Họ không sai: Dữ liệu của Spotify, các nhà tâm lý học và các nhà nghiên cứu cho thấy chúng ta có sở thích nghe nhạc với tiết tấu khoảng 120-130 nhịp/phút (bpm), cao hơn nhịp tim trung bình lúc nghỉ ngơi (60-100 nhịp/phút). Đây là tiết tấu thường gặp trong trong các bản nhạc có nhịp điệu ổn định, có thể dự đoán được. Và nhịp độ này không dành cho các bài luyện tập thể thao vốn cần tiết tấu nhanh hơn. Âm nhạc vui tươi có thể khích lệ bạn thêm động lực để tiến lên thay vì bỏ cuộc khi bạn đang suy sụp.
Theo trí huệ cổ xưa, âm nhạc còn có một nội hàm khác nữa.
Người Trung Quốc cổ đại cũng như người Ai Cập cổ đại hay triết gia Plato và kể cả Louis Đại Đế – nhà bảo trợ nghệ thuật lừng danh, đều trung thành với một giá trị phổ quát rằng âm nhạc kết nối con người với vũ trụ, rằng trong tất cả các loại hình nghệ thuật, âm nhạc có thể chạm vào tâm hồn người nghe và vì vậy mà âm nhạc nên được sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Tất cả đều tin rằng âm nhạc có thể chữa bệnh.
Trung Y xem thân thể người là bộ hệ thống gồm “ngũ tạng.” Âm nhạc cổ điển Trung Hoa có thang âm “ngũ cung” Hai hệ thống này đối ứng với nhau. Các thầy thuốc Trung Quốc cổ đại đã viết nhiều luận thuyết về những mối quan hệ này. Vì vậy, giả thuyết âm nhạc có công dụng chữa lành khi hai hệ thống này kết hợp hài hòa với nhau là hoàn toàn có cơ sở.
Sống chậm rãi cùng âm nhạc
Không phải lúc nào chúng ta cũng chạy, cũng như không phải lúc nào chúng ta cũng quay cuồng, quay cuồng với công việc bận rộn hàng ngày. Đôi khi, ứng dụng thiền địnhtrên điện thoại của bạn hay việc bạn nhận ra rằng mình chỉ cần gột rửa trí não trong 15 phút cũng không giúp được bạn thực hiện bước đầu tiên đó.
Nhưng âm nhạc cộng hưởng với chúng ta, âm nhạc có thể đi xuyên qua thân thể chúng và sóng âm của những thanh âm đẹp đẽ đó khiến chúng ta tan chảy.
Có thể có người cho rằng ảnh hưởng này hoàn toàn là do chủ quan – nghĩa là loại nhạc mà chúng ta thích nghe sẽ tác động đến chúng ta nhiều nhất (và ngược lại). Tuy nhiên, không hẳn vậy. Từ lâu các nhà soạn nhạc đã cho rằng các phản ứng được khơi gợi này có thể là có chủ ý [của tác giả].
Một ví dụ điển hình là nhà soạn nhạc cổ điển Tịnh Huyền (Jing Xian). Cô là nghệ sĩ chơi đàn tỳ bà chuyên nghiệp từ khi mới 15 tuổi và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp trở thành một nhà soạn nhạc có thành tựu. Từ đó, cô tập trung vào sự nghiệp và tạo dựng tên tuổi.
Cô bộc bạch trong một phim tài liệu ngắn về âm nhạc của công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun vài năm trước, “Tôi vốn có tính khoe khoang.” Tuy nhiên, lời giới thiệu về Shen Yun và các giá trị truyền thống của Trung Hoa vốn là cốt lõi của vũ đoàn đã khiến cô phải đánh giá lại mục đích nghệ thuật của mình.
Cô giải thích, “Cổ nhân cho rằng các nhà hiền triết chơi nhạc thuận theo ý trời. Đó chính là cách tiếp cận truyền thống của văn hóa Trung Hoa.”
Khám phá và tìm hiểu về nền văn hóa truyền thống này, giờ đây, cô đã hiểu rõ hơn điều mà khán giả thật sự cần.
Liên tưởng đến những nhà soạn nhạc bậc thầy như Bach, Haydn hay Beethoven, cô chia sẻ, “Giờ đây, mỗi khi sáng tác, tôi đều đặt tư tưởng tìm kiếm sự hợp nhất với thiên thượng.” Ngôn ngữ của âm nhạc cổ điển rất phong phú, từ tiết tấu, hòa âm đến cấu trúc đa dạng đều ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo; và khi bản nhạc kết thúc, chúng ta cảm thấy bình lặng.
Tuy nhiên, điều kỳ diệu ở nhà soạn nhạc Tịnh Huyền không chỉ là sự thay đổi triết lý của cô mà còn là sự phổ biến đã được chứng thực của dòng nhạc này.
Xoa dịu tâm hồn bằng âm nhạc của Shen Yun
Shen Yun là một công ty biểu diễn âm nhạc và vũ đạo cổ điển Trung Hoa. Một trong những đặc điểm nổi bậc của Shen Yun là mỗi vũ đoàn trong số 6 công ty lưu diễn của họ đều có một dàn nhạc hoàn chỉnh. Mỗi mùa biểu diễn đều có những tác phẩm âm nhạc mới và đều là bản gốc. Shen Yun kết hợp âm nhạc truyền thống Trung Hoa và nhạc giao hưởng cổ điển Tây phương để tạo nên hiệu ứng tuyệt đẹp.
Sau mỗi buổi biểu diễn, hiếm khi bạn rời đi trước khi nghe khán giả hỏi han về âm nhạc của vũ đoàn ở ngoài sảnh. Shen Yun đã phát triển nhanh chóng về quy mô cũng như số lượng buổi biểu diễn và dàn nhạc.
Được khán giả mến mộ, dàn nhạc giao hưởng đã thực hiện những buổi biểu diễn riêng. Kể từ khi ra mắt lần đầu tiên tại Nhà hát Carnegie Hall vào năm 2012, những buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng Shen Yun luôn đầy ắp khán giả.
Chương trình biểu diễn đã kết hợp nghệ thuật gần như đã bị đánh mất của âm nhạc truyền thống Trung Quốc cùng với sức ảnh hưởng của âm nhạc cổ điển Tây phương. Sau các buổi biểu diễn, khán giả như trút được gánh nặng trên vai và ra về với năng lượng hạnh phúc tràn đầy.
Luân khúc cổ điển có rất nhiều những ví dụ như thế. [Nhà soạn nhạc] George Frideric Handel đã từng viết: “Tôi sẽ rất lấy làm tiếc, nếu như âm nhạc tôi chỉ mang tính giải trí đơn thuần. Tôi thực tâm mong muốn những tác phẩm của mình mang đến nhiều lợi ích hơn cho người nghe.” Và không có tác phẩm âm nhạc cổ điển nào đáng được thừa nhận hơn trường ca “Messiah” của ông chăng? Một nhạc trưởng chỉ huy dàn hợp xướng nói với tôi rằng nếu hạnh phúc có thể được đóng trong chai thì đó sẽ là âm thanh ngân ngợi của Khúc ca “Hallelujah.”
Cùng với giá trị cốt lõi của Shen Yun, các nghệ sĩ của công ty tuân thủ các nguyên lý của văn hóa truyền thống Trung Quốc: thiên – địa – nhân hợp nhất. Nguyên lý này được công ty khắc hoạ thông qua những tiết mục vũ kịch, qua từng động tác vũ đạo, và qua từng nốt nhạc. Trong tiếng Trung, chữ “dược” bao gồm chữ ‘nhạc’ trong đó.
Âm nhạc có thể được sử dụng nhằm tác động đến nhiều trạng thái cảm xúc, và những nhà soạn nhạc của Shen Yun cũng chủ ý sáng tác ra những tác phẩm có thể xoa dịu tâm hồn.