Thực tế, những nghệ sĩ múa đầu tiên của Nghệ thuật biểu diễn Shen Yun là cựu học viên của Học viện Múa Bắc Kinh tại Trung Quốc Đại Lục. Tuy nhiên, từ khi Shen Yun thành lập trụ sở tại thành phố New York, độ chừng sau một thập niên, các tiết mục biểu diễn được dàn dựng bởi Shen Yun đã bắt đầu mang đến sự khác biệt rõ rệt so với bất kỳ đoàn nghệ thuật nào đến từ Đại Lục.
“Học viện múa Bắc Kinh đã sàng lọc để tuyển chọn những nghệ sĩ múa giỏi nhất từ hàng ngàn nghệ sĩ múa khắp Đại Lục. Khi Shen Yun vừa mới ra mắt công chúng, chúng tôi không được như vậy”, ông Gu Yun, một cựu học viên tốt nghiệp từ Học viện múa Bắc Kinh và đồng thời cũng là giảng viên và biên đạo múa lâu năm của Shen Yun. Khi học viện múa của riêng Shen Yun mới được thành lập, hầu hết các ứng viên ghi danh, ngoài sự nhiệt huyết, đều chưa trải qua huấn luyện”.
Vào tháng 9, ông Gu đã trả lời một cuộc phỏng vấn tại tiểu bang New York, đưa ra những đánh giá về cuộc thi Múa cổ điển Trung Hoa quốc tế. Cuộc thi đã thu hút các nghệ sĩ múa từ khắp nơi trên thế giới đăng ký. Ông nói rằng, những thí sinh dự thi không đến từ Shen Yun, đã ghi danh với hy vọng có thêm hiểu biết về vũ đạo của Shen Yun, từ khi được giới thiệu ra công chúng đã trở thành quy chuẩn hàng đầu cho những nghệ sĩ múa cổ điển Trung Hoa vươn tới.
Sự khác biệt rất rõ ràng
Trong một video gần đây được đăng trên trang web Shen Yun Creations, một nghệ sĩ múa chính của công ty Shen Yun, anh Vương Toàn (Steven Wang) đã nói về những điều anh trải qua tại Trung Quốc so với trải nghiệm của anh với Shen Yun tại New York.
“Khi tôi 12 tuổi, tôi được nhận vào một học viện múa chuyên nghiệp, rồi tôi bắt đầu sự nghiệp múa từ lúc đó cho đến ngày nay. Thời gian mà tôi theo đuổi sự nghiệp múa là khoảng 20 năm” anh chia sẻ.
“Về phong cách múa mà tôi đã học ở Trung Quốc, khi bạn thực hiện các động tác, bạn có thể đưa thêm vào đó chút dư vị của riêng mình. Nhưng nếu bạn muốn theo đuổi phong cách múa cổ điển của Shen Yun, bạn luôn phải thể hiện những động tác “ngay chính”. Ví dụ, khi những nam nghệ sĩ trình diễn, họ phải rất nam tính và uy dũng”.
“Mọi động tác mang tính chuẩn bị, mọi tư thế, mọi biểu cảm, đều phải mang đến cảm giác kiêu dũng. Và khi bạn hoàn thành một kỹ thuật, bạn sẽ phải kết thúc với một tư thế uy nghiêm”.
Ví dụ: “nếu bạn đang thực hiện những vũ đạo mang phong cách Hán Đường ở Trung Quốc Đại Lục” các nghệ sĩ múa thường sẽ kết thúc những động tác của họ bằng cách co vào một quả cầu “như thể họ đang bò trên mặt đất”.
“Chỉ duy ở điểm này thôi đã là một sự tương phản rất rõ ràng” ông nói.
Các nghệ sĩ múa của Shen Yun đều hiểu rằng tiêu chuẩn thẩm mỹ mà công ty đang theo đuổi là sự ngay chính. Vì thế, họ nỗ lực để trình bày những góc nhìn chân chính mang tính nhân văn qua những màn trình diễn chiểu theo văn hóa truyền thống Trung Hoa. Với lòng tôn kính dành cho Thần luôn là giá trị cốt lõi, Shen Yun mang đến một đức tin mãnh liệt rằng nhân loại được tạo tác bởi Sáng Thế Chủ theo hình dáng của Thần.
Mặt khác, dù đã rất nỗ lực nhưng các học viện múa và các vũ đoàn tại Trung Quốc Đại Lục được hậu thuẫn bởi Trung Cộng, đã không thu hút được sự quan tâm của khán giả quốc tế.
Khi Shen Yun, với sứ mệnh phục hưng văn hóa thần truyền truyền thống Trung Hoa, lần đầu tiên ra mắt công chúng quốc tế, Trung Cộng đã ra sức giành lại ánh hào quang nhằm bưng bít và chèn ép tiếng nói đối lập. Vì vậy, Trung Cộng đã thành lập độ chừng 60 vũ đoàn múa cổ điển Trung Quốc và gửi họ đi khắp thế giới, tin chắc rằng với những nghệ sĩ múa được đào tạo bài bản, họ sẽ thành công trong việc “tái định nghĩa” về khái niệm vũ đạo truyền thống Trung Hoa trong mắt bạn bè quốc tế.
“Nhưng giờ đây, bạn đã nghe bất kỳ điều gì về một công ty nào trong số này chưa?” Nghệ sĩ múa Shen Yun – cô Jared Madsen đã được hỏi trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NTD. “Không, bởi vì họ không quá xuất sắc. Thêm vào đó, không ai muốn xem tuyên truyền cộng sản”.
“Họ mượn danh văn hóa truyền thống Trung Quốc nhằm cố gắng tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản. Quan điểm của riêng tôi là vô cùng rõ ràng: “Đó là tuyên truyền, và chẳng ai muốn xem nó”.
Thực ra, thuật ngữ “múa cổ điển Trung Hoa” lần đầu được đặt ra bởi Học viện Múa Bắc Kinh. Thời gian đầu khi mới được đưa vào hoạt động vào thập niên 1950, học viện được giao nhiệm vụ dàn dựng những tiết mục múa Trung Hoa để có thể truyền thừa cho nhiều thế hệ mai sau. Trước đó, nghệ thuật múa luôn được chuyển giao cho những nghệ sĩ học việc bởi một nghệ sĩ múa có nhiều kinh nghiệm từ các đoàn hí kịch hoặc từ cung đình.
Khi Học viện múa Bắc Kinh mời những vũ sư dày dạn kinh nghiệm về để truyền đạt và thị phạm sở học quý báu, cái tên “múa cổ điển Trung Hoa” đã được sử dụng để nói về loại hình vũ đạo này. Loại hình nghệ thuật trên đã được trau dồi và phát triển qua hàng ngàn năm tại Trung Hoa. Sau đó, Đại Cách Mạng Văn Hóa diễn ra, những cuộc vận động chính trị vào hai thập niên 1960 và 1970 được phát động bởi Trung Cộng đã tiêu hủy hầu như toàn bộ nền văn hóa truyền thống Trung Quốc và thay thế bằng văn hóa đảng thông qua những cuộc tắm máu và những đợt tiêu hủy kinh sách. Vì thế, tính chính danh của loại hình nghệ thuật này đã mất đi, cho nên nó không còn được truyền lại cho bất kỳ sinh viên mới nào nữa.
Nhưng tại một học viện vùng ngoại ô tiểu bảng New York, các nghệ sĩ Shen Yun đã làm việc không ngừng nghỉ trong nỗ lực hồi sinh những nét đẹp tinh mỹ nhất của nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Họ phục dựng nền văn hóa truyền thống đó bằng việc khắc họa một cách sống động những nhân vật lịch sử và những tích cổ trên sân khấu. Không những thế, những giá trị cốt lõi của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo cũng được lồng ghép đằng sau những câu chuyện đó. Ngoài việc trình diễn các tiết mục múa cổ điển Trung Hoa trên vũ đài thế giới, họ chọn lọc và tinh luyện các phương pháp trình diễn vũ đạo được cổ nhân để lại, nhằm mài giũa kỹ năng múa cho đến khi họ đạt được “tầng thứ” có thể gọi là “truyền thống.”
The Epoch Times tự hào là nhà tài trợ của Shen Yun. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập ShenYunPerformingArts.org
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: