Nghệ sĩ múa và sứ mệnh khôi phục công lý trong trái tim của nhiều người hơn nữa.
Màn sân khấu mở ra, anh Vương Toàn (Steven Wang) – một trong những nghệ sĩ múa chính của Shen Yun xuất hiện, trên tay giơ lên một biểu ngữ. Trên biểu ngữ đó, có năm chữ: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”.
Vì dám nói ra năm từ tưởng chừng như đơn giản này, hàng chục triệu người ở Trung Quốc, bao gồm cả gia đình anh Vương, phải đối mặt với sự đàn áp nghiêm trọng của chế độ Trung Cộng.
Anh Vương, một diễn viên múa cổ điển Trung Quốc, bắt đầu sự nghiệp của mình gần hai thập niên trước khi anh được nhận vào học viện múa chuyên nghiệp ở tuổi 12. Giờ đây, anh là nghệ sĩ múa chính của Shen Yun, công ty nghệ thuật biểu diễn hàng đầu thế giới chuyên trình diễn những tiết mục vũ đạo Trung Hoa cổ điển, nhằm thực hiện sứ mệnh phục hưng nền văn hóa truyền thống Trung Hoa đích thực.
Trải dài 5,000 năm, Trung Quốc là nơi giao hòa của thiên, địa, và nhân – nơi mà tín ngưỡng là cốt lõi của xã hội. Người Trung Quốc tin rằng nền văn hóa của họ được truyền từ Thần; và xã hội đó mang ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Vì thế, người dân nơi đây luôn cố gắng để duy trì các nguyên tắc sống bao gồm sự trung thành, lòng chính trực, lòng bác ái, trí tuệ và công lý.
Đó là sứ mệnh mà anh Vương đã dốc lòng thực hiện.
“Cha tôi đã bị bức hại đến chết”, anh Vương kể trong một video được đăng trên trang Shen Yun Creations. Nhiều nghệ sĩ trong đoàn nghệ thuật biểu diễn Shen Yun (có trụ sở tại New York) đã được giới thiệu với khán giả qua chuyên trang video này, họ chia sẻ những câu chuyện liên quan đến quyền tự do và đức tin mà họ hằng theo đuổi suốt quá trình đồng hành cùng Shen Yun. Là một công ty ở Hoa Kỳ, Shen Yun cho phép các nghệ sĩ của mình tự do thể hiện tín ngưỡng và văn hóa của chính họ, đồng thời họ có thể chia sẻ những điều này với công chúng trên toàn thế giới.
Và nhiều khán giả đã nhận ra một thực tế trớ trêu rằng: Shen Yun – một công ty nghệ thuật với mục tiêu phục dựng nền văn hóa Thần truyền 5,000 của Trung Hoa nhưng thậm chí không thể đặt chân đến Trung Quốc dưới sự cai trị của Trung Cộng.
Bản thân anh Vương cũng không thể quay trở lại Trung Quốc khi biết tin cha mình qua đời bởi cuộc đàn áp của Trung Cộng, và vì vậy anh không thể tham dự tang lễ của cha mình.
“Tôi không có cách nào để quay lại gặp cha tôi lần cuối”, anh Vương giãi bày. Và cho đến ngày nay, mẹ của anh vẫn ở Trung Quốc và vẫn phải đối mặt với sự đàn áp.
Di sản tinh thần
Các nghệ sĩ múa trong Shen Yun đều thực hành thiền định, và nhiều người trong số đó tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện tinh thần xoay quanh nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Truyền thống tu dưỡng nội tâm là một phần quan trọng của nền văn hóa truyền thống Trung Hoa và nó tồn tại mãi cho đến khi Trung Cộng lên nắm quyền vào thế kỷ trước. Trung Cộng đã và đang với nỗ lực nhằm xóa bỏ truyền thống lâu đời này.
Anh Wang nói: “Lần đầu tiên tôi bắt đầu tu luyện là khi 8 tuổi”. Là con út trong gia đình có bốn anh chị em, cậu là một đứa trẻ tinh nghịch gây ra nhiều rắc rối. Nhưng anh nhớ rằng khi mẹ và cha anh bắt đầu tu luyện, anh đã chứng kiến rất nhiều thay đổi từ họ.
“Các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp dạy mọi học viên trước tiên là phải thay đổi bản thân và đồng thời nhìn vào trong nội tâm. Khi có vấn đề nảy sinh, đừng xem xét mọi thứ từ quan điểm của riêng mình – mà hãy suy nghĩ từ góc nhìn của người khác”, anh Vương chia sẻ, “Nhờ thế mà cuộc sống gia đình chúng tôi trở nên thuận hòa hơn rất nhiều”.
Cha mẹ anh đã không còn nóng tính như trước. Và kể cả những lần họ kỷ luật anh, đó cũng là vì những lý do chính đáng. Từ đó, anh và cha mẹ đã nói chuyện nhiều hơn và mối quan hệ gia đình cũng tốt hơn lên.
Nhưng thời gian êm ả đó không kéo dài được lâu: Năm 1999, Trung Cộng đã nóng mắt vì khi ấy tại Trung Quốc có tới 70 triệu đến 100 triệu học viên của môn tu luyện này, vì thế Đảng Cộng Sản đã ra sức nhằm triệt tiêu Pháp Luân Đại Pháp.
“Đã có rất nhiều vụ bắt bớ và đàn áp hàng loạt”, anh Vương chia sẻ. Gia đình anh cũng là những nạn nhân đau khổ của cuộc đàn áp. “Các cảnh sát của Trung Cộng đã đột nhập vào nhà chúng tôi, họ đấm đá điên cuồng. Sau đó, họ bắt cóc cha mẹ tôi và làm cho nhà chúng tôi trở nên xáo trộn, đồng thời lấy đi tất cả các sách về Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi”.
Cha mẹ của anh đã bị giam giữ trong các nhà tù riêng biệt.
“Mỗi lần chúng tôi đến thăm cha mẹ, trông họ tiều tụy như bị bỏ đói. Nhưng họ không bao giờ cho tôi hay những gì đã xảy ra trong đó.”
– Vương Toàn –
“Mỗi lần chúng tôi đến thăm cha mẹ, trông họ tiều tụy như bị bỏ đói. Nhưng họ không bao giờ cho tôi hay những gì đã xảy ra trong đó. Cha mẹ chỉ nói với tôi rằng họ vẫn ổn. Nhưng bạn có thể nghĩ đến việc họ đã bị tra tấn khi nhìn thấy sự héo hon trên gương mặt của họ”, anh nói.
Từ thời khắc đó, anh Vương không bao giờ có thể có lại sự bình yên trong cuộc sống gia đình. Vì nếu cha anh được thả, mẹ anh sẽ lại bị bắt đi.
“Cuộc bức hại này chưa chấm dứt”, anh nói. Anh ấy hồi tưởng lại việc đón năm mới với ba chị em gái mà không có cha mẹ ở cùng.
Cuối cùng, anh Vương đến Hoa Kỳ để tiếp tục sự nghiệp nghệ thuật của mình. Thời gian anh sinh sống ở nước ngoài, cha của anh đã bị tra tấn trong tù và được thả không lâu sau đó vì các lính canh dự liệu rằng ông có thể chết trong khi bị giam giữ. Đến năm 2009, cha anh qua đời vì những biến chứng về sức khỏe, tuy nhiên một tháng sau tin dữ này mới tới được tai anh Wang.
“Tu luyện không phải là tội ác”, anh Vương nói, “Tôi không thể quay trở lại Trung Quốc, vì vậy tất cả những gì tôi có thể làm là tiếp tục dùng nghệ thuật để vạch trần cuộc bức hại này”.
Diễn viên múa Vương, cũng như các thành viên khác của Shen Yun, không thể trở về Trung Quốc. Với tư cách cá nhân, họ có thể phải đối mặt với sự đàn áp, và với tư cách là một tập thể, Trung Cộng sẽ không cho phép công ty Shen Yun được vào Đại Lục vì lo sợ sức ảnh hưởng của Shen Yun trong việc truyền bá văn hóa truyền thống.
Hai năm sau khi cha qua đời, anh Vương đã vào vai một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tay giơ cao biểu ngữ ở Quảng trường Thiên An Môn trong một vở diễn của Shen Yun.
“Vở diễn này của chúng tôi dựa trên các sự kiện có thật, và được biên soạn sao cho phù hợp với việc trình diễn trên sân khấu” anh nói, “Khi cuộc bức hại bắt đầu, có rất nhiều học viên đã phản đối bằng cách đến Quảng trường Thiên An Môn và giương cao biểu ngữ”.
“Tôi sử dụng hình thức nghệ thuật này nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc và khơi dậy công lý trong trái tim của nhiều người hơn nữa.”
– Vương Toàn –
“Khi tôi khắc họa hình ảnh của người học viên bị bức hại, tôi nhớ về những trải nghiệm trong quá khứ của mình. Đây là những điều thực sự đã xảy ra với thân nhân của tôi”.
“Tôi sử dụng hình thức nghệ thuật này nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc và để khơi dậy công lý trong trái tim của nhiều người hơn nữa”.
“Một ngày nào đó, cuộc bức hại này cuối cùng sẽ kết thúc”.
The Epoch Times tự hào là nhà tài trợ của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập ShenYunPerformingArts.org
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: