Bài viết đặc biệt: Làn sóng bùng phát bệnh hô hấp lại ập đến, ai có thể thoát khỏi kiếp nạn sinh tử? (Phần 1)
Kể từ đợt bùng phát đầu tiên của virus Trung Cộng (Viêm phổi Vũ Hán, COVID-19) vào cuối năm 2019, dịch bệnh này đã trải qua những thăng trầm, không ngừng lây lan. Trong hơn ba năm diễn ra đại dịch, mặc dù chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhiều lần đặt cho loại virus này những cái tên khác nhau để che đậy tình hình, nhưng dịch bệnh vẫn chưa bao giờ thực sự dừng lại hoặc biến mất.
Khi sắp đến tháng cuối cùng của năm 2023, bệnh hô hấp lại một lần nữa bùng phát tại Trung Quốc trên quy mô lớn, những cái tên như “Mycoplasma pneumoniae,” “cúm,” “virus hợp bào,” “COVID-19,” v.v. đều đồng loạt xuất hiện. Rất nhiều bệnh viện nhi trên cả nước Trung Quốc quá tải, đã có những trường hợp “phổi trắng” và tử vong. Trong đó, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Đại Liên, Thẩm Dương, v.v. là những nơi đặc biệt nghiêm trọng, có thể nói là rất khó tìm thấy giường bệnh nào trống.
Giữa tình trạng hỗn loạn và nỗi sợ hãi về đợt bùng phát bệnh không rõ nguồn gốc, dường như rất nhiều người cũng nhận thức được thảm họa sắp giáng xuống, nhưng lại bối rối không biết phải làm sao. Sắp tới, hướng đi của đợt bùng phát bệnh sẽ như thế nào? Vì sao bệnh hô hấp lại tiếp tục bùng phát? Làm thế nào để tránh hung tìm cát?
1. Số người nhiễm dịch tăng mạnh nhưng ĐCSTQ vẫn tìm mọi cách che đậy
Điểm khác biệt lớn nhất giữa làn sóng bùng phát bệnh lần này với đợt dịch kéo dài hơn ba năm trước là ngoài người trưởng thành và người lớn tuổi, thì một lượng lớn trẻ em đã nhiễm bệnh. Có rất nhiều ca “viêm phổi không rõ nguyên nhân,” thậm chí là “phổi trắng.” Rất nhiều trẻ em bị nặng đến mức phải “rửa phổi,” và một số trẻ em đã tử vong. Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn ra sức che giấu tình hình thực tế, tiếp tục trấn áp sự thật.
Hôm 21/11, ông Vương Toàn Ý (Wang Quanyi), Chuyên gia trưởng dịch tễ học, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Bắc Kinh, cho biết “mycoplasma pneumoniae” đã lây lan gần ba tháng, hiện tại các phòng khám nhi ngoại trú vẫn đang chịu áp lực rất lớn.
Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố chính thức rằng người dân đang bị viêm phổi do “mycoplasma pneumoniae,” nhưng rất nhiều trẻ em lại có kết quả xét nghiệm âm tính với mycoplasma pneumoniae. Vì vậy, không ít người nghi ngờ “mycoplasma pneumoniae,” “virus hợp bào,” v.v. chỉ là những danh từ mới do ĐCSTQ tạo ra để che đậy dịch bệnh.
Một bác sĩ nhi khoa tại một bệnh viện ở Bắc Kinh đã bị nhiễm bệnh. Cô nói với ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times rằng: “Không có loại thuốc nào có hiệu quả với làn sóng lây nhiễm này. Tôi đã uống tất cả các loại thuốc có thể điều trị viêm phổi do mycoplasma pneumoniae nhưng không có tác dụng. Vì vậy, tôi nghi ngờ đây không phải là bệnh viêm phổi do mycoplasma pneumoniae.”
Cùng ngày 21/11, một nhân viên của Bệnh viện số 1 Bắc Thần, Thiên Tân, cho biết bệnh nhân quá đông, mọi người đến bệnh viện đều phải đặt số thứ tự khám bệnh trước vài ngày. “Con của chúng tôi bị bệnh cũng thế, chúng tôi cũng không thể nhận được số. Đều phải tranh giành.” Video trực tuyến cho thấy khoa cấp cứu của bệnh viện đã phát đến số 3,000, nhưng hiện tại mới chỉ gọi đến số 2,000.
Các phòng khám trẻ em ngoại trú ở nhiều bệnh viện tại Thượng Hải đều chật kín. Từ ngày 02/11, nhiều cư dân mạng đăng bài trên weibo cho biết bệnh viện đã quá tải.
Bệnh viện nhi Đại Liên cũng chật ních người, có bậc cha mẹ nói rằng con của họ đã qua đời trước khi được cấp cứu tại bệnh viện. Hôm 21/11, một y tá ở Liêu Ninh đăng lên mạng xã hội nói rằng trong khoa của cô có 12 người thì hết 9 người bị sốt, trong đó có 5 người sốt trên 39 độ C.
Ngoài ra, tại các phòng khám nhi khoa ngoại trú tại các bệnh viện ở Cát Lâm, An Huy, Sơn Đông, Giang Tô, Cam Túc và các tỉnh khác, các trường hợp cấp cứu cũng gia tăng đột biến, khoa nhi đều bị quá tải.
Cùng ngày 21/11, Mạng lưới Giám sát Bệnh truyền nhiễm Toàn cầu ProMED đưa ra cảnh báo rằng một loại “viêm phổi không rõ nguồn gốc” đang lan rộng ở Trung Quốc. Hôm 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công khai kêu gọi chính quyền Bắc Kinh cung cấp thêm thông tin về tình hình bùng phát bệnh.
Làn sóng bùng phát bệnh này vô cùng mãnh liệt, hy vọng tất cả quý vị cảnh giác, đừng nên xem nhẹ, bởi vì ĐCSTQ không bao giờ tiết lộ và ra sức che giấu tình hình thực sự của đợt bùng phát bệnh.
Khi dịch SARS bùng phát, ĐCSTQ đã lập tức che giấu dịch bệnh. Ông Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ, thậm chí còn ra lệnh bất cứ nơi nào dịch SARS bùng phát thì các quan chức địa phương sẽ bị cách chức, cấm hoàn toàn việc tiết lộ dữ liệu về dịch bệnh. Cuối cùng, dịch bệnh đã nhanh chóng lan rộng khắp toàn quốc, Đông Nam Á và thậm chí cả thế giới, gây thiệt hại to lớn về kinh tế và nhân mạng. Một số lượng lớn người dân ở Trung Quốc đã thiệt mạng vì dịch bệnh, nhưng số người tử vong thực sự vẫn luôn bị chính quyền ĐCSTQ che giấu.
Cuối năm 2019, sau khi COVID-19 bùng phát, ĐCSTQ đã dùng cách thức che đậy tương tự, tiến hành triệu tập và “khiển trách” tám người tố cáo, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenlian); các nhân viên y tế biết nội tình đều bị ĐCSTQ bịt miệng, không cho lên tiếng. Để lừa dối người dân, ĐCSTQ đã cử “chuyên gia” Vương Quảng Phát (Wang Guangfa) của Đại học Bắc Kinh tuyên bố trên truyền hình rằng dịch bệnh có thể kiểm soát được. (Bốn ngày sau khi nói điều này, ông Vương Quảng Phát đã bị sốt và nhiễm bệnh). Thậm chí, chính quyền thành phố Vũ Hán còn tổ chức sự kiện “Đại tiệc Vạn gia đình” bất chấp nguy cơ dịch bệnh. Cuối cùng, khi dịch bệnh không thể che đậy được nữa, ĐCSTQ không còn cách nào khác, đành phải cử chuyên gia Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) xác nhận dịch bệnh lây truyền từ người sang người và các nhân viên y tế đã nhiễm bệnh. Tiếp đó, ĐCSTQ vội vàng tuyên bố phong tỏa Vũ Hán, nhưng lại để virus lây lan ra ngoại quốc. Dịch bệnh đã hoành hành trên toàn thế giới với tốc độ chóng mặt, gây ra những thiệt hại khôn lường về nhân mạng và tài sản.
Cuối năm 2022, nhận thấy chính sách zero COVID cực đoan đã phá sản, ĐCSTQ bất ngờ nới lỏng kiểm soát mà không hề thông báo trước, tạo ra làn sóng dịch bệnh như “sóng thần” trên khắp cả nước. Theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Đại học Bắc Kinh hồi đầu năm 2023, ít nhất 900 triệu người đã nhiễm dịch. Vào thời điểm đó, thi thể nằm ngổn ngang trong các bệnh viện và nhà hỏa táng ở các thành phố lớn trên cả nước; hàng dài người xếp hàng trước nhà tang lễ; thậm chí còn có những cảnh tượng bi thảm như một lò cùng lúc hỏa thiêu nhiều thi thể, thi thể bị thiêu ngoài đường, thi thể được cất trong kho lạnh hải sản, … Ở nhiều vùng nông thôn, nhiều gia đình trong cùng một làng tổ chức tang lễ trong cùng một ngày.
Kỳ thực, ĐCSTQ không chỉ sợ ngoại giới biết mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, mà còn sợ người dân hiểu được nguyên nhân của dịch bệnh cũng như nguồn gốc và mục đích của “ôn dịch” trong văn hóa truyền thống.
Nguồn gốc và mục đích của ôn dịch
Rất nhiều người đã nhận ra rằng “virus Trung Cộng” thực chất là một đại ôn dịch, nhưng ĐCSTQ sẽ không bao giờ nhắc đến hai từ “ôn dịch.” Thay vào đó, đảng này dùng từ “COVID” và nhiều tên gọi khác để mô tả “virus Trung Cộng.” Kỳ thực, đây là một cách che mắt, không cho dư luận biết chuyện gì đã xảy ra.
Nếu nhìn lại lịch sử nhân loại, thì chúng ta sẽ phát hiện rằng đằng sau mỗi trận ôn dịch đều có những nguyên nhân giống nhau. Trong thư tịch kinh điển ở cả phương Đông và phương Tây đều có những miêu tả tương tự.
Ở Trung Quốc, lão tổ Đạo giáo Trần Đoàn từng nói trong “Tâm Tướng Thiên” rằng: “Ôn vong bất do vận số, mạ địa chú thiên.” Cũng chính là nói, con người báng bổ thiên địa thần linh, nguyền rủa trời đất, đó là nguyên nhân căn bản dẫn đến ôn dịch xuất hiện. Trong các kinh điển phương Tây, ôn dịch được xem là sự trừng phạt của Chúa đối với con người. Trong “Kinh Thánh” có hơn 60 chỗ đề cập đến ôn dịch, trong đó nêu rõ rằng: dịch bệnh là sự trừng phạt của Chúa đối với những ai ruồng bỏ Chúa và không tuân theo Thiên ý, không có ôn dịch nào xuất hiện ngẫu nhiên.
Nói trắng ra, ôn dịch xuất hiện là do lòng người bại hoại, mục đích của nó là đào thải ác nhân. Nếu là như vậy, thì con đường lây truyền của ôn dịch nhất định là có vết tích mà chúng ta có thể truy tìm. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê ngắn gọn một số trận đại ôn dịch nổi tiếng trên thế giới từ cổ chí kim.
Bệnh dịch hạch ở Athens
Vào khoảng năm 430 trước Công Nguyên, người Hy Lạp cổ đại nhìn chung đã trở nên suy đồi: những người Athens giàu có trở thành những kẻ sa đọa, chìm đắm trong dục vọng; loạn tính, loạn luân và đồng tính luyến ái được xem là thời thượng … Điều này đã khiến bệnh dịch hạch ập đến Athens, hơn nữa ôn dịch dường như có mắt, chỉ nhắm vào người Athens mà đến. Vào thời điểm đó, người Athens đã bắt giam rất nhiều người Peloponnesos trong cuộc chiến Peloponnesos và đưa họ về Athens. Tuy nhiên, trong các ghi chép lịch sử hiện có, không có ghi chép nào về việc người Peloponnesos bị nhiễm bệnh dịch hạch.
Bốn lần đại ôn dịch ở La Mã cổ đại
Vào hai ngàn năm trước, bạo chúa La Mã cổ đại Nero đã khởi xướng cuộc đàn áp các tín đồ Cơ Đốc. Ông ta đốt thành Rome và đổ tội cho những tín đồ Cơ Đốc, giày vò họ bằng khổ hình, thậm chí còn cho thú dữ ăn thịt họ, biến họ thành những ngọn đuốc sống trong đêm … Thế nhưng trước cuộc đàn áp tàn bạo, rất nhiều người La Mã lúc bấy giờ lại vỗ tay cổ vũ. Đế chế La Mã cổ đại trước sau có mười vị vua đã tham gia đàn áp những tín đồ Cơ Đốc, và rất nhiều người dân mù quáng đi theo hoặc ủng hộ cuộc đàn áp. Kết quả là trời giáng xuống bốn lần đại ôn dịch, nhiều vị vua của La Mã cổ đại đã bị ôn dịch lấy đi sinh mạng, khoảng 60 đến 80 triệu người La Mã cổ đại mất mạng trong dịch bệnh. La Mã cổ đại từng là đế chế với khí thế oai hùng, lãnh thổ trải dài trên ba lục địa châu Âu, châu Á, và châu Phi, nhưng lúc bấy giờ đã trở thành tro bụi.
Các học giả lịch sử phát hiện đại ôn dịch ở La Mã cổ đại là trực tiếp nhắm đến các vị vua và những kẻ bất lương đàn áp tín đồ Cơ Đốc; ngược lại, những tín đồ Cơ Đốc thường có khả năng miễn nhiễm với ôn dịch.
Cái chết Đen ở châu Âu
Vào thời Trung Cổ, tôn giáo ở hầu hết các quốc gia châu Âu đã đi đến mạt Pháp: nhiều giám mục và linh mục công khai có người tình, ngang nhiên vi phạm lời thề của mình với Chúa; việc các nữ tu sinh con ngoài giá thú đã trở thành chuyện bình thường; các giáo sĩ minh tranh ám đấu, tranh đoạt danh lợi, … Điều này dẫn tới sự trượt dốc nhanh chóng về đạo đức của toàn xã hội, khiến phần lớn người dân trở nên thờ ơ, xa xỉ và buông thả. Kết quả là dịch bệnh Cái chết Đen đã bao trùm toàn bộ châu Âu, cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người.
Theo ghi chép lịch sử, Cái chết Đen đã lấy đi sinh mạng của một lượng lớn giáo sĩ sa ngã; sự lây nhiễm trong dân chúng cũng cho thấy tính chọn lọc rõ ràng. Có người tử vong chỉ sau một thời gian ngắn tiếp xúc với người bệnh, trong khi có người tiếp xúc gần gũi với người bệnh nhưng hoàn toàn không bị nhiễm dịch. Vì vậy, Giáo hội lúc bấy giờ đã mô tả Cái chết Đen là “cái roi của Chúa.”
Virus Trung Cộng càn quét thế giới
Trong hơn 70 năm kể từ khi ĐCSTQ soán quyền, đảng này đã đấu với trời, đấu với đất, bất kính với Thần Phật, sát hại hơn 80 triệu người dân Trung Quốc.
Năm 1999, ĐCSTQ đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo nhắm vào 100 triệu học viên Pháp Luân Công, thực thi các chính sách mang tính diệt chủng như “bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể,” “đánh chết được xem như tự sát.” Cuộc bức hại này đã kéo dài suốt 24 năm qua.
Ngoài việc sử dụng hàng trăm phương thức tra tấn đối với các học viên Pháp Luân Công, ĐCSTQ còn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống trên quy mô lớn, đã phạm “một tội ác chưa từng có trên hành tinh này.”
Cục Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, và các nhân viên “phòng 610” cũng như một số lượng lớn người dân Trung Quốc đã bị đầu độc bởi những lời dối trá của ĐCSTQ, góp phần thêm dầu vào lửa trong cuộc đàn áp tàn bạo này.
Đồng thời, ĐCSTQ còn dùng lợi ích làm mồi nhử, dùng dối trá làm “chất bôi trơn” để gây hoang mang và lừa dối thế giới, khiến chính phủ và doanh nhân rất nhiều quốc gia phụ họa theo, cấu kết với ĐCSTQ hoặc im lặng trước tội ác ghê tởm này. Ngoài ra, còn có một bộ phận lớn người dân đã rời xa những giá trị phổ quát, trọng lợi khinh nghĩa, thất tín, thờ ơ, ích kỷ, dối trá, loạn tính, loạn luân, …
Kết quả là virus Trung Cộng đã bùng phát và lây lan ra toàn thế giới. Phân tích thống kê từ kho dữ liệu lớn về dịch bệnh toàn cầu năm 2020 cho thấy đường lây lan của dịch bệnh trên toàn thế giới là có thể theo dõi được – nó luôn lây lan dọc theo các quốc gia, thành phố, tổ chức, và cá nhân có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. Hơn nữa càng thân cận với ĐCSTQ thì dịch bệnh sẽ càng nghiêm trọng. “Một vành đai, một con đường” đã trở thành “con đường dịch bệnh.”
Làn sóng dịch bệnh vào cuối năm 2022 đã một lần nữa cho thấy tính chọn lọc rõ ràng. Sau ông Giang Trạch Dân, người cầm đầu tội ác [đàn áp Pháp Luân Công], virus đã tấn công thẳng vào các đảng viên và những người nổi tiếng ủng hộ ĐCSTQ từ mọi tầng lớp xã hội. Những người thiệt mạng bao gồm các quan chức cao cấp của ĐCSTQ, những người nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ và các chuyên gia, giáo sư ủng hộ ĐCSTQ, v.v.
Dân gian có câu, “Cộng nghiệp chi hạ, tất hữu cộng tội, thiên bất hàng vô vọng chi tai” (Cùng tạo nghiệp thì tất cùng chịu tội, ông trời sẽ không vô lý giáng xuống tai họa).
Đầu năm 2020, ngay sau khi ôn dịch bùng phát, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã nêu rõ trong một bài viết có nhan đề “Lý tính” rằng: “Nhưng mà ôn dịch ‘virus Trung Cộng’ hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.”
Toàn Phong biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ