Albrecht Dürer gây ấn tượng với các nghệ sĩ Venice thời Phục hưng
Họa sĩ Giovanni Bellini và các học sinh xuất chúng của mình đã chào đón người họa sĩ tiên phong đến từ phương Bắc.
Những thành tựu xuất sắc của Dürer đã đưa ông lên hàng đầu trong số các bậc thầy thời Phục hưng, và khi đến thăm lần thứ hai, ông đã trở thành người có ảnh hưởng to lớn đối với những thiên tài vĩ đại nhất của Venice ở thế kỷ 16.
Vào ngày 070/2/1506, Albrecht Dürer đã viết những dòng thư thông báo cho người bạn của mình là Willibald Pirckheimer, rằng danh họa hàng đầu của Venice, Giovanni Bellini, không chỉ ngưỡng mộ các bức vẽ của Dürer mà còn nói rõ ý định muốn mua một tác phẩm.
Nghệ sĩ Dürer đã đến thăm Venice hai lần. Trong chuyến thăm lần thứ hai, ông đã nhất tâm mong ước thể hiện kỹ năng của mình cũng như của các họa sĩ thời Phục hưng Bắc Âu khác cho công chúng ở Venice. Sự công nhận của danh họa Bellini đối với ông có lẽ đủ để thuyết phục tất cả trừ những người có định kiến nhất.
Những thành kiến mà Dürer nỗ lực dỡ bỏ cũng như ngài Bellini vĩ đại bác bỏ đã kéo dài một khoảng thời gian khá lâu. Điều đó dẫn đến một số người coi mối liên hệ của Dürer với cộng đồng nghệ thuật Venice như mối quan hệ của một học trò với người giáo viên. Điều đó là sự thật trong chuyến thăm đầu tiên của ông, từ năm 1494 đến năm 1495. Khi ấy ông đã nỗ lực hoàn thành chương trình đào tạo để trở thành họa sĩ tại đây sau khi học nghề ở quê nhà Nuremberg và nghiên cứu nâng cao ở miền bắc nước Pháp và Hà Lan.
Tuy nhiên, khi ông trở lại với tư cách là một họa sĩ lừng danh thế giới vào 10 năm sau, thì việc giảng dạy và học hỏi đã tương quan với nhau hơn rất nhiều. Dürer và trường phái Bắc Âu mà ông đại diện đã có tác động to lớn đến phong cách nghệ thuật của thời kỳ Phục hưng đỉnh cao tại Venice.
Bạn thân của Dürer, quý ngài Bellini đã thiết lập một nền tảng vững chắc để điều này có thể xảy ra. Những tác phẩm của Bellini đã tôn vinh bước phát triển nghệ thuật của thời đầu Phục hưng ở Venice và nâng chúng lên một tầm cao tuyệt vời hơn nữa. Những ý tưởng mới mẻ mà ông sáng tạo nên đã làm tiền đề cho sự đổi mới ngoạn mục hơn của hai người học trò vĩ đại nhất của mình, những ánh quang huy dẫn đầu thế hệ họa sĩ tiếp theo của Venice là Giorgione và Titian.
Những nhà đổi mới nghệ thuật của Venice
Họa sĩ Bellini đã tôn vinh truyền thống nghệ thuật của thành phố, đồng thời khuyến khích sinh viên của mình đổi mới. Giorgione đã hoàn thiện cách khắc họa giàu nét tự nhiên của Bellini đối với hình dáng con người, trong khi Titian thêm vào cảm giác kịch tính cho phong cách do Giorgione khai triển ban đầu.
Nhờ khả năng học tập từ Dürer của một số học viên khác, cùng với một thị trường nghệ thuật dang tay đón chào những sự đổi mới sẽ khiến sự nghiệp của Bellini không có lợi thế; khi thời thế thay đổi, những học trò sáng giá nhất của ông đã có thể vượt qua người hướng dẫn của họ.
Những người phóng đại quá mức sự tuân thủ của Bellini đối với các tiêu chuẩn nghệ thuật trước đây nơi thành phố ông sinh sống thường chỉ ra rằng những đổi mới đó là do các học viên của ông đạt được. Thực sự là, trong khi Bellini là một nhà sáng tạo đổi mới với phong cách khá vừa phải trong tác phẩm của mình, thì ông lại dành sự tôn trọng cao nhất cho các họa sĩ như Giorgione và Titian, những người đã có thể tạo ra những kiệt tác độc đáo mang vẻ đẹp hoàn mỹ và giàu tính sáng tạo hơn.
Thái độ hướng về những đổi mới cũng đã chứng nhận rằng Dürer xứng đáng trở thành họa sĩ hàng đầu và chắc chắn rằng tác phẩm của ông cũng sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Dürer có lẽ đã gặp gỡ Giorgione và Titian, những người đã có sự thay đổi thành những bậc thầy nghệ thuật mang những phong cách của riêng họ. Giai đoạn này cũng trùng hợp với chuyến thăm của ông đến Venice năm 1505–1507, và mối quan hệ bạn bè của ông với Bellini.
Vào đoạn thời gian đó, Titian và Giorgione hẳn là đã thảo luận về một họa sĩ tài năng như Dürer với nhau và người thầy cũ của họ. Thật không may, những dòng thư tín rộng rãi và nhiều thông tin của Dürer không hề nhắc đến ảnh hưởng của ông đối với những danh họa mới lập được chỗ đứng này, ông dường như thích quan tâm đến các nghệ sĩ đã thành danh như Bellini.
Ảnh hưởng của Dürer đến những họa sĩ khác
Tuy nhiên, có thể quan sát thấy bằng cách so sánh tác phẩm của Dürer với những họa phẩm của họ, Dürer đã có phần tác động đến những vị họa sĩ này. Hãy xem “Chân dung của đức vua Maximilian I” của Dürer và “Chân dung người đàn ông mặc áo choàng đỏ” của Titian để nhận ra tác động nghệ thuật của ông đối với Titian. Mặc dù phong cách quá đa dạng để có thể bị nhầm lẫn hai tác phẩm được vẽ bởi họa sĩ nào, nhưng chỉ nói sơ những điểm tương đồng cũng chứng minh rằng họ đã quen thuộc với tác phẩm của nhau. Hai tác phẩm đều dùng các bảng màu tương tự, nhấn mạnh chiều sâu và chân thực. Cả hai đều khắc họa hình ảnh của nhân vật giống như chụp ảnh thật.
Bối cảnh lịch sử của thời kỳ Phục hưng chứng tỏ những điểm chung như vậy có ý nghĩa đến mức nào. Cho đến thời điểm đó, sắc thái chân thực và rõ nét vẫn là một nét độc đáo của Bắc Âu, trong khi các danh họa Ý, đặc biệt là những người ở Florence, chỉ dành sự tập trung cho việc mài giũa hoàn hảo các hình dáng nhân vật.
Ví dụ như bức họa “Chân dung Arnolfini” của họa sĩ Flemish đầu thế kỷ 15, Jan van Eyck đã kết hợp màu sắc trung thực và sâu sắc với các đặc điểm trên khuôn mặt kém biểu cảm. Trong khi từ giữa đến cuối thế kỷ 15, “Chân dung người đàn ông có một huân chương của vị trưởng lão” của họa sĩ Florentine Sandro Botticelli, có các chi tiết khuôn mặt gần như ảnh chụp nhưng màu sắc đậm tính thẩm mỹ hơn.
Tác phẩm của Dürer còn vượt trội hơn cả hai vị tiền nhiệm của mình. Để tạo ra những bức tranh chân thực hơn bất kỳ họa sĩ nào đi trước, ông đã pha trộn cách sử dụng màu sắc rực rỡ hơn van Eyck, với hình dáng tự nhiên hoàn mỹ hơn cả Botticelli. Dù thế vẫn không làm giảm vị thế của một người họa sĩ, tạo nên thành tựu mà ông được cả những người như Michelangelo, Raphael và Leonardo da Vinci ngưỡng mộ. Nghệ thuật của Dürer đã ảnh hưởng đến phong cách Baroque sau này, và các kỹ thuật phối cảnh (tạo ảo giác về không gian trong hội họa) là một trong những thành tựu tuyệt vời nhất ở thế hệ của ông.
Những thành tựu xuất sắc của Dürer đã đưa ông lên hàng đầu trong số các bậc thầy hội họa thời Phục hưng, và khi đến thăm Venice lần thứ hai, ông đã trở thành người có ảnh hưởng to lớn đối với những thiên tài vĩ đại nhất tại nơi đây ở thế kỷ 16.
Chú thích của dịch giả:
Thảo Mộc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times