Ai mới là người phủ nhận kết quả bầu cử?
Đã xuất hiện một câu chuyện bịa đặt của Đảng Dân Chủ rằng cựu Tổng thống (TT) Donald Trump phủ nhận tính xác thực của cuộc bỏ phiếu năm 2020, là điều “chưa từng xảy ra”.
Thật không may, lịch sử các cuộc bầu cử của Hoa Kỳ thường là một câu chuyện về chủ nghĩa phủ nhận bầu cử hợp pháp và bất hợp pháp.
Các cuộc bầu cử vào năm 1800, 1824, 1876, và 1960 đều bị đặt nghi vấn là điều dễ hiểu. Trong một số trường hợp, một Hạ viện mang tính đảng phái đã quyết định người chiến thắng.
Ông Al Gore, ứng cử viên tổng thống năm 2000 không chấp nhận kết quả phổ thông đầu phiếu ở Florida. Ông ấy đã dành ra 5 tuần để phản đối kết quả kiểm phiếu của tiểu bang này trong vô vọng — cho đến khi các cuộc tái kiểm đếm phiếu và Tối cao Pháp viện đã chứng thực điều đó.
Lời cáo buộc tiếp sau đó rằng cựu Tổng thống (TT) George W. Bush “được bầu chọn nhưng không đắc cử” là câu thần chú phủ nhận của Đảng Dân Chủ trong nhiều năm.
Năm 2004, Thượng nghị sĩ Barbara Boxer (Dân chủ-California) cùng với 31 thành viên Hạ viện của Đảng Dân Chủ đã bỏ phiếu phủ nhận kết quả bầu cử ở tiểu bang Ohio trong những nỗ lực điên cuồng, nhằm đảo ngược cuộc bầu cử. Những người phủ nhận [kết quả bầu cử] khi đó có cả chủ tịch đạo đức giả hiện tại của Ủy ban 06/01, Dân biểu Benny Thompson (Dân Chủ-Mississippi).
Sau năm 2016, phe thiên tả ảo tưởng của Đảng Dân Chủ trong nhiều năm vẫn khăng khăng rằng ông Trump đã “thông đồng” với Nga để “đánh cắp” chiến thắng không thể chối cãi của bà Hillary Clinton.
Bản thân bà Clinton tuyên bố rằng ông Trump không phải là một tổng thống “hợp pháp”. Không có gì khó hiểu khi bà năng nổ tham gia phong trào #TheResistance để cản trở nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy.
Sau đó, bà Clinton, người theo chủ nghĩa phủ nhận hàng loạt, đã thúc giục ông Joe Biden không được nhận thua trong cuộc bầu cử năm 2020 nếu ông ấy thua cuộc.
Cũng sau năm 2016, ứng cử viên đảng chính trị thứ ba thuộc cánh tả và là người theo chủ nghĩa phủ nhận Jill Stein, đã đệ đơn kiện một cách vô ích lên tòa án nhằm loại bỏ kết quả của máy bỏ phiếu ở các tiểu bang đã được chọn lựa trước đó.
Vào năm 2016, một loạt các diễn viên hạng C của Hollywood đã cắt ngang các quảng cáo truyền hình để van nài các thành viên của Đại cử tri đoàn vi phạm lời tuyên thệ của họ và thay vào đó, lật lại cuộc bầu cử cho bà Hillary Clinton.
Chính bà Clinton đã thuê ông Christopher Steele mang quốc tịch ngoại quốc, để dàn dựng một hồ sơ giả mạo nhằm bôi nhọ đối thủ tranh cử năm 2016 của bà là ông Trump.
Cục điều tra Liên bang (FBI) đã tiếp nhận những nỗ lực thất bại của bà Clinton. Cơ quan này cũng đã phải trả tiền vô ích cho những phụ tá của bà ấy, như ông Christopher Steele chẳng hạn, để “xác thực” những thông tin giả mạo trong hồ sơ.
Cục này tiếp tục đánh lừa một tòa án FISA về tính xác thực của hồ sơ đó. Một luật sư của FBI thậm chí đã thay đổi một tài liệu, đó là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm phá vỡ quá trình chuyển giao và nhiệm kỳ tổng thống của tổng thống.
Trò lừa bịp thông đồng với Nga của bà Clinton-FBI là một phần nhỏ trong nỗ lực cấp tiến nhằm làm sai lệch kết quả bầu cử năm 2016.
Tờ Washington Post đã khoe khoang một cách nực cười về vô số đội ngũ khác nhau được thiết lập để đàn hặc ông Trump trong những ngày đầu tiên khi ông ấy lên nắm quyền, với lý do ông ấy được bầu bất hợp pháp.
Chưa đầy hai tuần sau lễ nhậm chức của ông Trump, cô Rosa Brooks, một luật sư Ngũ Giác Đài của chính phủ cựu TT Obama, đã viết một bài xã luận phủ nhận dài dòng trên tờ Foreign Policy, vạch ra chiến lược loại bỏ vị tổng thống được cho là bất hợp pháp. Cô ấy thảo luận về các phương án đàn hặc, Tu chính án thứ 25 — và thậm chí là một cuộc đảo chính quân sự.
Khi bạo loạn bùng nổ trên các đường phố của Đặc khu Columbia, sau khi kết quả bầu cử trở nên rõ ràng, ca sĩ Madonna đã hét lên với đám đông một cách đầy tai tiếng rằng ước gì cô ta sẽ cho nổ tung Tòa Bạch Ốc, có lẽ cùng với gia đình ông Trump trong đó.
Liệu đó không phải là hình thức phủ nhận bầu cử bạo lực nhất sao?
Bà Stacy Abram, người phủ nhận cuộc bầu cử, đã trở thành siêu sao của giới truyền thông và là vị anh hùng sùng bái cánh tả. Bà Abrams đã tìm cách trục lợi từ chủ nghĩa phủ nhận nực cười của mình (“đàn áp cử tri”) bằng cách đi diễn thuyết khắp nơi từ năm 2018 đến năm 2021 để tuyên bố, mà không có bằng chứng, rằng cuộc bầu cử thống đốc của tiểu bang Georgia năm 2018 đã bị gian lận. Trên thực tế, bà ấy đã bị bỏ xa với hơn 50,000 phiếu bầu.
Phóng viên Molly Ball của tạp chí Time đã khoe khoang trong một bài viết luận về người giành chiến thắng rằng, vào năm 2020, sự kết hợp giữa món tiền của Big Tech đến từ Thung lũng Silicon — được tiếp sức thêm bởi khoản tiền 419 triệu USD của Mark Zuckerberg — đã thu thập phiếu bầu và kiểm đếm cho một số khu vực bầu cử quan trọng nhằm giúp đỡ ông Biden.
Cô Ball huênh hoang về việc kiểm duyệt tin tức gắt gao trước bầu cử của nhóm Big Tech. Đáng lưu tâm nhất, nỗ lực đó đã lan truyền lời dối trá cho rằng vụ bê bối về máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden là “tin giả của Nga”.
Các nhóm lợi ích thiên tả đã nhào nặn các cuộc biểu tình thường xuyên diễn ra trong tình trạng bạo lực trên đường phố của phong trào Black Lives Matter và Antifa vào năm 2020, trong các nỗ lực hỗ trợ chiến dịch của ông Biden.
Cô Ball đã mô tả sơ lược rằng nỗ lực dàn dựng bầu cử của cánh tả là “một âm mưu diễn ra trong thầm lặng” và gọi đó là “lịch sử bí mật của cuộc bầu cử năm 2020”.
Vậy thì, những người phá hoại một cách “bí mật” cuộc bầu cử năm 2020 đích xác là những ai?
Như cô Ball đã nói: “Một đội ngũ với nguồn viện trợ dư dả gồm những con người quyền lực, đa dạng ngành nghề và hệ tư tưởng, làm việc cùng nhau một cách thầm lặng để tác động đến nhận thức, thay đổi các quy tắc và luật pháp, điều khiển phương tiện truyền thông đưa tin và kiểm soát luồng thông tin.”
Thật hoàn toàn chính đáng khi đặt nghi vấn về tính liêm chính và hợp pháp của những nỗ lực có hệ thống đó của cánh tả ở các tiểu bang chủ chốt, nhằm lật ngược các luật lệ bỏ phiếu lâu đời đã được các cơ quan lập pháp tiểu bang thông qua.
Tiếp theo sau đó là một nỗ lực thậm chí còn lớn hơn để biến Ngày Bầu cử trở thành một công trình lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Hơn 100 triệu lá phiếu không được bỏ vào Ngày Bầu cử, phần lớn trong số đó (và theo ý đồ) là phiếu bầu cho ông Biden. Bằng cách nào đó, tỷ lệ không hợp lệ thông thường của các lá phiếu gửi qua thư ở một số tiểu bang đã sụt giảm — ngay cả khi số lượng của những lá phiếu này là rất lớn.
Hình thức can thiệp bầu cử đáng sợ nhất là “bè đảng” năm 2020. Cục điều tra liên bang – FBI, Thung lũng Silicon, những người biểu tình trên đường phố và giới truyền thông đều hiệp lực làm việc để đạt được “kết quả đúng đắn”.
Rõ ràng, “mưu đồ” đó là phản ứng của những người phủ nhận đối với chiến thắng năm 2016 của ông Trump, vốn là điều mà họ không bao giờ chấp nhận.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times