7 phong cách lãnh đạo
Mặc dù có thể không phải là những nhà lãnh đạo bẩm sinh, nhưng có thể vào lúc này hay lúc khác, hầu hết mọi người đều phải đảm nhận một vai trò lãnh đạo nào đó. Một số vai trò lãnh đạo liên quan đến công việc, một số vai trò liên quan đến công tác xã hội. Phổ biến nhất là vai trò lãnh đạo trong gia đình.
Lãnh đạo là việc khuyến khích mọi người hướng tới một mục tiêu chung. Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo là điều cần thiết để giúp bạn đạt được mục tiêu này một cách nhanh chóng. Một số phong cách lãnh đạo có thể giúp bạn điều hành tốt. Hiểu rõ những phong cách này là điều rất quan trọng giúp bạn phát triển với tư cách là một nhà lãnh đạo. Dưới đây là bảy phong cách lãnh đạo có thể truyền cảm hứng cho bạn.
Lãnh đạo theo tình huống
Các nhà lãnh đạo theo phong cách này luôn sẵn sàng thích ứng với hoàn cảnh. Họ không áp đặt chỉ tiêu cho các nhân viên, nhưng căn cứ vào nhiệm vụ mà nhân viên đó cần thực hiện, nhà lãnh đạo sẽ tìm ra những cách độc đáo để khích lệ họ thực hiện tốt công việc. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có các phương thức quản lý khác nhau phù hợp với các nhân viên khác nhau.
Tăng tốc sự phát triển của nhân viên và chất lượng tay nghề là điểm nhấn của phong cách lãnh đạo này. Phong cách lãnh đạo theo tình huống cho phép các nhà lãnh đạo hiểu và thực hiện tốt công việc trong phạm vi quản lý của họ. Phương pháp này có thể được áp dụng lặp đi lặp lại giúp nâng cao hiệu quả của việc tác động đến những người được giao thực hiện các mục tiêu đề ra.
Lãnh đạo chuyển đổi
Các nhà lãnh đạo áp dụng phong cách chuyển đổi sẽ trao quyền cho nhân viên của họ vì mục tiêu chung của tổ chức. Họ muốn nâng cấp và sắp xếp hợp lý các công việc hàng ngày để đáp ứng được các mục tiêu của công ty. Các nhà lãnh đạo này đặt sự phát triển của tổ chức và đạt được các mục tiêu lên trên hết.
Nói cách khác, các nhà lãnh đạo chuyển đổi nhìn vào bức tranh toàn cảnh của tổ chức. Họ truyền cảm hứng cho nhân viên làm việc vì mục tiêu chung mà không phải chỉ là để được nhận phần thưởng và chính sách đãi ngộ. Tinh thần “tất cả chúng ta là một liên minh” được lan truyền trong khắp mọi người trong tổ chức của họ.
Nhà lãnh đạo chuyển đổi dựa vào một số loại động lực để khích lệ nhân viên hướng tới các mục tiêu toàn diện này.
Động lực truyền cảm hứng sẽ giúp thống nhất tầm nhìn và khuyến khích các nhân viên đạt được kết quả cao hơn mục tiêu đề ra. Những tác động được lý tưởng hóa sử dụng các hành vi đạo đức để thu hút sự tôn trọng và tin tưởng của mọi người. Khuyến khích các nhân viên giỏi nghiên cứu các giả định và khuyến khích các thành viên trong tổ chức sẵn sàng chấp nhận rủi ro và sáng tạo ra các ý tưởng mới.
Tất cả những điều này đồng nghĩa với việc là làm việc vì các mục tiêu chung của tổ chức.
Lãnh đạo theo sự vụ
Lãnh đạo theo sự vụ là những nhà lãnh đạo chỉ đạo các hoạt động cụ thể. Họ thường là các nhà lãnh đạo trong quân đội hoặc các tập đoàn lớn. Ngay cả một huấn luyện viên bóng đá cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo theo sự vụ xuất sắc. Họ đưa ra yêu cầu và xây dựng các quy tắc, quy định và cơ cấu tổ chức. Khi các mục tiêu được đặt ra là phải được thực hiện.
Các nhà lãnh đạo theo sự vụ cần có những nhân viên năng động. Những nhân viên này phải có khả năng làm việc được trong môi trường có tổ chức và có định hướng. Nhà lãnh đạo theo sư vụ tin tưởng hoàn toàn vào các nhân viên năng động này.
Các nhà lãnh đạo theo sự vụ bắt buộc phải thực hiện được mục tiêu của công ty. Họ tin vào việc kỷ luật là để dành cho những công việc sai sót, còn phần thưởng là dành cho các mục tiêu đạt được.
Các nhà lãnh đạo theo sự vụ có thể điều hành tổ chức để tiến tới đạt được các mục tiêu đề ra.
Lãnh đạo phục vụ
Mục tiêu của nhà lãnh đạo phục vụ là đạt được quyền hành, không phải quyền lực. Họ muốn trao quyền cho nhân viên của mình và khuyến khích sự hiệp lực hơn là sử dụng việc kiểm soát các hoạt động của người quản lý đối với nhân viên.
Các nhà lãnh đạo phục vụ muốn có sự đồng cảm và kỹ năng lắng nghe tốt. Họ cam kết sẽ cung cấp các công cụ để phát triển vai trò của mỗi cá nhân trong tổ chức. Họ muốn mọi người phục vụ lẫn nhau.
Nhà lãnh đạo phục vụ thể hiện như là một người phục vụ cho các nhu cầu của nhân viên. Họ không áp dụng cách lãnh đạo theo phong cách truyền thống. Họ muốn chia sẻ quyền lực với những người khác. Người lãnh đạo phục vụ mong muốn sẽ mang lại lợi ích cho các thành viên trong tổ chức.
Robert Greenleaf, nhà nghiên cứu của thế kỷ XX đã đưa ra khái niệm lãnh đạo phục vụ này. Anh ấy cho rằng cần khuyến khích các thành viên trong tổ chức để họ có thể tự do suy nghĩ và tự chủ thực hiện các công việc được giao.
Lãnh đạo dân chủ
Các nhà lãnh đạo dân chủ thường tham vấn ý kiến của các nhân viên trong tổ chức trước khi đưa ra quyết định và khuyến khích các nhân viên trao đổi trực tiếp với họ. Họ tin tưởng vào ý kiến tham gia của nhân viên. Nhà lãnh đạo dân chủ khuyến khích nhân viên tự đưa ra quyết định khi giải quyết vấn đề.
Nhà lãnh đạo dân chủ muốn có các luồng tư tưởng tự do. Họ sẽ tổ chức các cuộc họp thảo luận và tham vấn ý kiến của từng thành viên trong tổ chức trước khi ra quyết định cuối cùng.
Họ cũng sẽ đưa ra các ý tưởng và đề nghị nhân viên cho ý kiến phản hồi về các ý tưởng đó. Họ có cách để kết nối các thành viên trong nhóm với nhau và cùng nhau làm việc. Nhà lãnh đạo dân chủ đưa ra các quyết định đã được thống nhất và dựa vào các thành viên trong nhóm để thực hiện công việc của họ một cách thuận buồm xuôi gió.
Nhưng nhà lãnh đạo dân chủ vẫn là người chịu trách nhiệm chính. Họ lập ra các thông số, đặt ra các mục tiêu và các yêu cầu thực hiện để bảo đảm việc các nhân viên luôn đi đúng hướng. Nhà lãnh đạo dân chủ vẫn phải là người chịu trách nhiệm chính nhưng đồng thời cũng yêu cầu nhân viên của họ đồng cùng trách nhiệm.
Lãnh đạo quan liêu
Một nhà lãnh đạo quan liêu thường tuân theo những chuỗi mệnh lệnh nghiêm ngặt. Họ có sự phân công lao động và nhiệm vụ rất chặt chẽ. Nhà lãnh đạo quan liêu sẽ thường tìm đúng người – đặt đúng việc và yêu cầu các nhân viên phải chịu trách nhiệm với công việc của họ. Họ tuân theo các quy định đã được tạo thành nếp sẵn lâu đời của tổ chức.
Các nhà lãnh đạo quan liêu cần có bộ quy tắc và quy trình định sẵn. Họ tập trung vào mục tiêu và hiệu suất của tổ chức và không xem xét đến mong muốn hay khát vọng của các cá nhân. Những nhân viên nào tuân theo các quy tắc này sẽ có nhiều khả năng được thăng chức và có việc làm lâu dài.
Lãnh đạo trao quyền
Việc quản trị của các nhà lãnh đạo trao quyền là rất lơi lỏng. Họ giao nhiệm vụ và quyền ra quyết định cho nhân viên của họ. Thật không may là vì họ quản lý vi mô nên họ hầu như không hướng dẫn gì cho nhân viên hết. Thay vào đó, nhân viên sẽ được quyền sử dụng sự sáng tạo và kinh nghiệm của mình để thực hiện các công việc hàng ngày.
Mặc dù khi cần thiết thì nhà lãnh đạo trao quyền sẽ phải chịu trách nhiệm chính đối với công việc nhưng bình thường thì họ vẫn muốn các nhân viên của mình tự giải quyết các vấn đề của họ.
Chọn một phong cách lãnh đạo cho riêng mình
Khi nói đến phong cách lãnh đạo thì phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo phục vụ rất khác với phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo giao dịch. Nếu như chọn được ở giữa hai phong cách đó thì là tốt nhất. Khi chọn phong cách lãnh đạo thì nên xem xét đến tính cách và mục tiêu của bạn trước. Nếu không có loại phong cách nào thực sự phù hợp được tính cách và mục tiêu của bạn thì nên xem xét kết hợp các phong cách lãnh đạo với nhau. Một phong cách lãnh đạo sẽ không thể phù hợp cho tất cả các tính cách và mục tiêu của tất cả các nhà lãnh đạo.
Bản quyền của The Epoch Times © 2022. Các quan điểm và ý kiến được bày tỏ chỉ là của các tác giả. Những thông tin này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung và không nên được hiểu hoặc hiểu như một khuyến nghị hoặc một lời mời chào. The Epoch Times không đưa ra lời khuyên về đầu tư, thuế, pháp lý, lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch bất động sản hoặc bất kỳ lời khuyên tài chính cá nhân nào khác. The Epoch Times không chịu trách nhiệm về tính chính xác hoặc kịp thời của thông tin được cung cấp.
Khánh Nam biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The EpochTimes.