5 dấu hiệu cho thấy chi tiêu của bạn đã vượt quá tầm kiểm soát
Đối với những người không có thói quen tiết kiệm tiền hoặc không có đủ tiền tiết kiệm, việc chi tiêu quá mức có thể dẫn đến nợ nần chồng chất, thậm chí không có khả năng trả nợ. Vì vậy, mọi người nên kiểm soát chi phí tiêu dùng để tránh chi tiêu mất kiểm soát.
Vậy làm thế nào để biết việc chi tiêu của mình đã mất kiểm soát? Một luật sư đã đưa ra 5 dấu hiệu có thể dùng để phán đoán, giúp mọi người có thể tham khảo.
Theo CNBC đưa tin, cô Leslie Tayne là nhà sáng lập kiêm luật sư trưởng của Tayne Law Group tại New York, Hoa Kỳ. Trong hai thập niên qua, cô và nhóm của mình đã giải quyết hàng chục nghìn trường hợp nợ nần. Dựa trên kinh nghiệm bản thân, cô đã đưa ra 5 dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang chi tiêu quá mức:
Một nửa tổng thu nhập được chi cho chi phí nhà ở
Cô Tayne cho biết theo nguyên tắc thông thường, chi phí nhà ở không nên vượt quá 30% tổng thu nhập. Mặc dù có thể chi nhiều hơn một chút cho chi phí nhà ở, nhưng hãy giữ nó ở dưới mức 50% tổng thu nhập của bạn, vì càng chi nhiều cho chi phí nhà ở, bạn sẽ càng ít linh hoạt hơn trong việc trang trải các chi phí khác.
Theo kinh nghiệm của cô Tayne, nếu chi phí nhà ở của một người vượt quá 30% tổng thu nhập của họ, thì người đó có thể sẽ mắc nợ.
Bạn có hơn 10 thẻ tín dụng
Cô Tayne nói phần lớn người Mỹ có khoảng 4 thẻ tín dụng, nếu bạn có nhiều hơn 10 thẻ, điều đó có nghĩa là bạn đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các hóa đơn của mình.
Tình huống lý tưởng nhất là thẻ tín dụng được sử dụng để mua những thứ có thể lập tức thanh toán hóa đơn, bởi vì thẻ tín dụng có lợi suất rất cao.
Cô Tayne khuyên mọi người nên cân bằng chi tiêu trên các loại thẻ tín dụng, vì có quá nhiều thẻ có thể là dấu hiệu của việc không thể thanh toán hóa đơn.
Đơn xin chuyển số dư thẻ tín dụng bị từ chối
Chuyển số dư (chuyển khoản số dư) là việc chuyển khoản nợ trên thẻ tín dụng của bản thân sang thẻ tín dụng khác. Nếu bạn có quá nhiều nợ trên một thẻ tín dụng nào đó và nhất thời không thể trả hết, hơn nữa lãi suất rất cao, bạn có thể chuyển khoản nợ sang thẻ tín dụng khác với lãi suất thấp hơn hoặc không có lãi suất và trả dần dần.
Tuy hình thức chuyển nợ này có thể giúp mọi người tạm thời giảm bớt áp lực trả nợ nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để sử dụng. Bạn có thể bị ngân hàng từ chối vì điểm tín dụng quá thấp, hoặc bạn có quá nhiều nợ trong tài khoản thẻ tín dụng hiện tại của mình.
Cô Tayne cho biết đơn xin chuyển số dư bị từ chối có nghĩa là tình trạng nợ nần của bạn cần phải được giải quyết.
Bạn giấu vợ/chồng các khoản chi tiêu
Cô Tayne cho biết, việc che giấu vợ/chồng các khoản chi phí có thể dẫn đến các vấn đề tài chính. “Tôi thường thấy những người chồng hoặc người vợ đến gặp tôi, nhưng họ không biết chuyện gì đang xảy ra với người bạn đời của mình.”
Tình huống này mới đầu có thể rất nhỏ, nhưng khi xảy ra thường xuyên, nó có thể khiến vấn đề nợ nần trở nên ngày càng lớn và khó giải quyết.
Bạn không biết mình có bao nhiêu nợ
Nếu có một ngày bạn không biết mình nợ bao nhiêu, thì tình hình tài chính của bạn có thể đang gặp nguy hiểm. Điều này là do thu nhập của hầu hết mọi người là cố định, nhưng chi phí cho các khoản chi tiêu lại nhiều.
Cô Tayne nói rằng một trong những câu hỏi đầu tiên mà cô dành cho khách hàng của mình là: “Bạn có bao nhiêu khoản nợ?”. Tuy nhiên, hầu như mọi người đều đánh giá thấp số nợ họ thực sự có.