14 câu chuyện về các món ăn Giáng Sinh truyền thống
Giáng Sinh là ngày lễ của các tín đồ Cơ Đốc để kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus. Trong thời gian này, mọi người sẽ thưởng thức các món ăn mang tính lễ hội như gà tây, bánh gừng, kẹo gậy, bánh trái cây, rượu trứng v.v.
Thuận theo sự giao thoa văn hóa, Giáng Sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế, và rất nhiều món ăn trong ngày lễ đã trở nên nổi tiếng. Đằng sau những món ăn ấy cũng có những câu chuyện thú vị đang được lưu truyền.
1. Bánh bích quy Giáng Sinh
Một số nơi trên thế giới có truyền thống làm và tặng bánh bích quy vào dịp Giáng Sinh. Ở Hoa Kỳ, truyền thống này được những người nhập cư Hà Lan mang đến hồi đầu thế kỷ 17. Trong ngày lễ này, một số gia đình sẽ cùng con trẻ nướng bánh. Vào thế kỷ 16, bánh bích quy đã là một món ngon rất được yêu thích của người châu Âu.
2. Ngôi nhà bánh gừng (Gingerbread House)
Trước lễ Giáng Sinh, nhiều tiệm bánh sẽ trang trí cửa sổ bằng những ngôi nhà bánh gừng. Mọi người đi qua sẽ dừng lại chiêm ngưỡng, tưởng như đang lạc vào thế giới cổ tích. Ngôi nhà bánh gừng này được lấy cảm hứng từ truyện cổ Grimm của Đức – “Hansel và Gretel” (còn được dịch là “Ngôi nhà kẹo”).
Câu chuyện mô tả một ngôi nhà làm bằng bánh gừng, cửa sổ của ngôi nhà và bốn phía xung quanh được trang trí bằng các loại kẹo và sôcôla. Lấy cảm hứng từ câu chuyện, người Đức đã phát minh ra ngôi nhà bánh gừng. Vào mỗi dịp Giáng Sinh, các bậc cha mẹ lại cùng con trẻ xây ngôi nhà bánh gừng để chào mừng ngày lễ.
3. Bánh gừng (Gingerbread)
Bánh gừng là một loại bánh quy cứng có tẩm gia vị dùng để xây ngôi nhà bánh gừng. Chiếc bánh gừng đầu tiên trên thế giới được cho là ý tưởng của Nữ hoàng Elizabeth I của Vương quốc Anh. Trong một bữa tiệc, bà đã bảo người đầu bếp bánh ngọt làm những chiếc bánh quy giống hình dáng các vị khách mời. Từ đó, mọi người bắt đầu làm bánh gừng.
4. Kẹo gậy (Candy Canes)
Những cây kẹo có vị bạc hà ngọt ngào cũng là một món ăn nổi tiếng trong lễ Giáng Sinh. Người ta nói rằng hình dạng của chữ cái tiếng Anh “J” là tượng trưng cho chữ cái đầu tiên trong tên của Chúa Jesus. Về màu sắc của chiếc kẹo, một số người cho rằng màu trắng và hương bạc hà của kẹo phản ánh cho sự thuần khiết của Chúa Jesus, còn màu đỏ tượng trưng cho máu của Chúa Jesus.
5. Rượu trứng (Eggnog)
Eggnog theo truyền thống được làm từ sữa, kem, đường, lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng đánh bông, cũng được gọi là Cocktail trứng sữa. Về nguồn gốc, có người nói rằng nó là một biến thể của món posset ở Anh vào thế kỷ 13. Posset được làm từ trái sung, sữa nóng và rượu mạch nha. Ở thời đại chưa có tủ lạnh để bảo quản sữa tươi, rượu sữa là thức uống dành cho giới nhà giàu.
Qua nhiều thế kỷ, eggnog đã phát triển thành rượu sherry, brandy và các phiên bản rượu mạnh khác. Sau khi được du nhập vào Hoa Kỳ vào thế kỷ 18, người ta đã sử dụng rượu rum, loại rượu phổ biến vào thời điểm đó, để làm đồ uống trong dịp lễ Giáng Sinh.
6. Gà tây
Gà tây được du nhập vào Anh quốc vào đầu thế kỷ 16. Vua Henry VIII được cho là vị vua đầu tiên thưởng thức gà tây trong bữa tiệc Giáng Sinh. Kể từ những năm 1950, gà tây đã trở thành món chính mang tính biểu tượng trong bữa tối Giáng Sinh ở Anh và Hoa Kỳ.
7. Bánh trái cây (Fruitcake)
Bánh trái cây được ăn vào dịp Giáng Sinh thực ra có nguồn gốc từ bột yến mạch mận tây. Sau này, người ta trộn nó với mật ong và các loại trái cây khác để làm thành bánh pudding Giáng Sinh.
Vào khoảng thế kỷ 16, khi các nguyên liệu trở nên phong phú và dễ tiếp cận hơn, người ta chuyển sang làm bánh pudding bằng bột mì và trứng, đồng thời thêm các loại gia vị tượng trưng cho Ba Nhà Thông Thái (Three Wise Men). Cuối cùng nó đã phát triển thành loại bánh trái cây như hiện nay.
Bánh Giáng Sinh thường được làm từ trước và để bảo quản cho đến ngày lễ. Đôi khi, các đầu bếp bánh ngọt sẽ thêm các loại rượu mạnh như rượu sherry, whisky hoặc brandy vào bánh.
8. Bánh pudding
Bữa tối Giáng Sinh của một gia đình người Anh kết thúc bằng cách đốt món bánh pudding. Về lý do tại sao, một số người cho rằng ngọn lửa sẽ lấy đi một phần rượu mạnh trong bánh pudding, đồng thời tạo thêm sự sôi động cho bữa tiệc. Một số người khác lại cho rằng, điều này tượng trưng cho việc Chúa Jesus chịu nạn.
Ngoài ra còn có truyền thống giấu đồng xu trong bánh pudding Giáng Sinh, ai ăn được đồng xu sẽ gặp may mắn trong năm mới. Phong tục này có thể bắt nguồn từ các nghi lễ vào ngày Đông chí của người La Mã.
9. Rượu vang nóng (Mulled Wine)
Người La Mã đã phát minh ra rượu vang nóng để chống lạnh vào thế kỷ thứ 2. Thuận theo việc lãnh thổ của họ được mở rộng, loại rượu này đã dần trở nên phổ biến. Vào thời Trung cổ, người ta đã cho thêm các loại thảo mộc và gia vị để phòng bệnh, khiến rượu vang nóng càng trở nên phổ biến hơn. Mãi đến những năm 1890, nó mới được gắn liền với lễ Giáng Sinh.
10. Bánh khúc cây (Yule log)
Tại một số nơi ở châu Âu có phong tục đốt thân cây khô vào mùa đông để cầu may mắn trong năm mới. Lịch sử của bánh socola khúc cây Giáng Sinh (Bûche de Noël) có thể bắt nguồn từ thế kỷ 19. Người ta sử dụng chiếc bánh tượng trưng cho việc đốt củi để cầu may mắn trong năm mới.
11. Đồng xu socola (Chocolate coins)
Đồng xu socola cũng là món ăn mang tính biểu tượng trong dịp Giáng Sinh. Tương truyền, nó tượng trưng cho số vàng mà các nhà thông thái tặng cho Chúa Jesus.
12. Ngỗng nướng (Roasted Goose)
Khi thời tiết trở lạnh, ngỗng sẽ tích tụ mỡ để sống qua mùa đông. Lúc này, thịt của chúng căng mọng nhất. Vì vậy, một số nơi đã xem thịt ngỗng như món chính trong dịp Giáng Sinh. Trong các nghi lễ vào ngày Đông chí ở Hy Lạp cổ đại, cũng có phong tục ăn thịt ngỗng.
13. Bánh nhân thịt (Mince pies)
Ngày xưa, nhân của bánh nhân thịt thường là thịt cừu hoặc thịt bò trộn với hoa quả khô, gia vị và mỡ cừu. Vì thời đó gia vị rất khan hiếm nên bánh này chỉ được phục vụ trong những dịp đặc biệt, là món ăn dành cho những người giàu có. Vào cuối thế kỷ 19, khi đường mía trở nên phổ biến hơn, món bánh ngọt mà ngày nay rất được ưu chuộng này cũng đã ra đời.
14. Tiệc bảy con cá (Feast of the Seven Fishes)