Vùng đất tôi yêu kính: Bài học từ thanh âm của những người đã khuất
Bảo tồn nền cộng hòa và phục dựng nền văn hóa của đất nước đồng nghĩa với việc chúng ta phải hiểu về đất nước của mình. Để hiểu Hoa Kỳ, chúng ta phải nghiên cứu lịch sử, cả mặt tốt và mặt xấu từ quá khứ của chúng ta.
Becca gặp John tại bữa tiệc nướng ngoài trời do những người bạn chung của họ tổ chức. Họ đã bắt nhịp được với nhau, nhìn thấy điểm chung trong những bộ phim ưa thích và quyết định gặp nhau ở quán coffee. Một vài tuần sau đó, họ trở thành bạn của nhau, nhưng rồi Becca nhận ra mối quan hệ này đã dần trở nên sâu đậm. Cô đã phải lòng anh mất rồi.
Kết quả là? Cô bắt đầu hỏi về John nhiều hơn nữa, cô nóng lòng muốn biết thêm về anh càng nhiều càng tốt. Liệu anh có thích làm việc ở công ty xây dựng của cha anh không? Trưởng thành ở một thị trấn nhỏ thì như thế nào nhỉ? Liệu mối quan hệ giữa anh với các anh chị em trong nhà có tốt không? Anh theo đảng chính trị nào? Kỷ niệm thời thơ ấu tuyệt vời nhất của anh là gì? Liệu anh có đi nhà thờ không? Anh hy vọng điều gì ở tương lai?
Khi chúng ta yêu một ai đó, chúng ta sẽ muốn biết mọi thứ về người đó trong khả năng của mình. Trong trường hợp của Becca, cô muốn tiến sâu hơn nữa, muốn hiểu và kết nối với John, và muốn đặt mình vào cả quá khứ của anh ấy.
Và đó là một cách ví von dẫn lối ta đến với lịch sử Hoa Kỳ.
Chúng ta không thể yêu điều mình không biết
Dù hiện trạng đất nước chúng ta đang bị chia rẽ, nhưng phần đông người Mỹ đều cảm nhận được lòng trung thành của mình với tổ quốc. Chúng ta không cần thực hiện khảo sát để chúng minh cho luận điểm này. Hàng triệu người đang nhập cư vào đất nước ta, cả hợp pháp và bất hợp pháp, nhưng mỗi năm, chỉ có khá ít người Mỹ từ bỏ quyền công dân của mình và di cư đến quốc gia khác, hầu hết hành động thoái thác như vậy thường liên quan đến vấn đề tài chính và đầu tư. Dù tình hình chính trị có như thế nào, người Mỹ vẫn tin rằng mảnh đất của họ chính là mảnh đất của cơ hội và tự do.
Tuy nhiên, không như việc Becca thích John, rất nhiều người trong chúng ta thờ ơ với quá khứ của tổ quốc mình. Có lẽ rằng vì ta lớn lên ở đây, và sự quen thuộc ấy không hẳn là sự khinh thường, mà là không đủ thích thú về những tư tưởng hay sự kiện đã tạo nên hình hài chúng ta, những người dân Hoa Kỳ.
Phần lịch sử cần được dạy tại trường cho học sinh thì hoặc bị bỏ quên hoặc (tệ hơn) là chưa bao giờ được dạy, và rất nhiều người trong chúng ta mặc nhiên xem quyền được đến nhà thờ, hội đường, quyền thay đổi công việc tùy lựa chọn, quyền đi lại [trên lãnh thổ] quốc gia, và quyền làm mọi thứ ta thích trong khuôn khổ pháp luật là lẽ dĩ nhiên. Những quyền tự do này chính là phong cách Mỹ, tự nhiên [sinh ra] và không gợn bất kỳ nghi vấn nào, giống như không khí ta hít thở vậy.
Ngắn gọi mà nói, chúng ta có tai và mắt đặt ở hiện tại, nhưng lại không nhìn và không nghe được gì từ quá khứ.
Nhưng nếu chúng ta mở lòng, thì quá khứ ấy cũng có khả năng biểu đạt để chúng ta nghe và nhìn thấy chúng. Nếu chúng ta thúc đẩy tình thân với những bậc dựng nước, những vị đã xả thân trong các cuộc chiến đẫm máu để bảo vệ phong cách ta sống hiện nay, và những vị chiến đấu vì “tự do và công lý cho tất cả mọi người,” và rồi, bằng cách suy xét lời nói và hành động của những vị ấy, cuối cùng ta nhận ra rằng tổ tiên của ta đã từng hy vọng rằng chúng ta có thể giữ trọn đức tin vào phần di sản được kế thừa ấy.
Và cách duy nhất để vươn tay qua khẩu thần công thời gian và bắt tay với những vị đã đến trước ta – cách duy nhất để ta trông thấy họ và nghe được thanh âm của họ – chính là nghiên cứu lịch sử.
Một câu hỏi căn bản
Chúng ta hãy bắt đầu chuyến du ngoạn về “thời quá vãng” bằng một vài nguyên tắc cơ bản trước.
Đây là danh sách khởi động gồm 10 câu hỏi đơn giản về lịch sử quốc gia mà bất cứ người Mỹ nào đã tốt nghiệp trung học đều có thể giải đáp. Nếu bạn muốn, hãy thử kiểm tra bản thân mình và cả cháu hay cháu ngoại của bạn. Để khuyến khích tra cứu, nếu cần phải tra cứu, thì tôi sẽ không đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi này.
- Nội dung chính của Tuyên ngôn Độc lập là gì?
- Ba nhánh trong chính phủ được quy định trong Hiến pháp gồm những gì?
- Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ là văn kiện nào? Hãy kể tên những quyền đó.
- Bài hát “Lá cờ lấp lánh sao” được viết trong cuộc chiến nào?
- Tuyên ngôn giải phóng nô lệ là văn kiện nào?
- Sự kiện nào đã xảy ra tại làng Appomattox Court House, Virginia, vào ngày 09/04/1865?
- Tên của ba vị tổng thống tại nhiệm từ năm 1900 and 1960.
- Tổng thống nào đã nói, “Đừng hỏi tổ quốc làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc mình.”
- Nội dung chính của Đạo luật Dân quyền năm 1964 của Hoa Kỳ ?
- Ai là người Mỹ đầu tiên đặt chân lên mặt trăng?
Những câu hỏi trên, và cả những câu hỏi tương tự như thế, dĩ nhiên hẳn là một bộ xương sống của quá khứ. Để thêm thịt, máu, gân và dây thần kinh cho những bộ xương trần trụi đó, chúng ta cần nới rộng hơn nữa tầm hiểu biết của mình về lịch sử Hoa Kỳ.
Nguồn tra cứu vô tận phục vụ yêu cầu của chúng ta
Chúng ta rất dư dả cách thức và phương tiện để đào sâu tìm hiểu lịch sử của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ. Lấy ví dụ, quyển sách giáo khoa căn bản xuất sắc là quyển “Land of Hope: An Invitation to the Great American Story,” (tạm dịch: “Vùng đất Hy vọng: Lời mời đến Câu chuyện nước Mỹ vĩ đại”) của Wilfred McClay. Đây là quyển sách khá vừa phải, đầy đủ thông tin về những thành công, thất bại và các vấn đề mà đất nước ta đã và đang đối mặt.
Với những ai thích chăm chú vào những sự kiện cụ thể, những thư viện và nhà sách của nước ta cung cấp hàng dài các quyển sách cho cả những người trẻ tuổi và lớn tuổi. Thậm chí đến cả những thư viện công cộng khiêm tốn nhất cũng chứa rất nhiều tập sách về lịch sử Hoa Kỳ cho những thanh thiếu niên và cả người trưởng thành, với các chủ đề đa dạng trải dài từ việc làm của các Tổ phụ Lập quốc đến những trận chiến của thời Nội chiến, và từ công cuộc mở rộng về phía tây đến những ngày dài sống trong sợ hãi của Khủng hoảng tên lửa Cuba.
Và thể loại tiểu sử cũng như thế, thể loại này trao cho ta một phương tiện tuyệt vời để mang ta đến với một nước Mỹ xa xưa hơn, đồng thời, ta cũng học được sự thông tuệ của những người đàn ông và phụ nữ đã đối mặt với những khó khăn đặc biệt của riêng họ. Quyển sách “The Boys in the Boat: Nine Americans and Their Epic Quest for Gold at the 1936 Berlin Olympics” (Tạm dịch: “Những chàng trai trên tàu: Chín công dân Mỹ và nhiệm vụ lịch sử cho chiếc huy chương vùng tại Olympics Berlin 1936”) của Daniel Brown không chỉ kể về câu chuyện của các vận động viên và tinh thần con người; mà còn khắc họa những nỗi thống khổ do Đại khủng hoảng gây ra.
Quyển “Mornings on Horseback” (Tạm dịch: “Những buổi sáng trên lưng ngựa”) của David McCullough đã kể cho chúng ta về thời niên thiếu của Theodore Roosevelt và quyển “John Adams” của ông là một nghiên cứu sâu sắc về nhân cách và tính khí của những hai nhân vật Mỹ phi thường. Hồi ký của Louis L’Amour có tên“Education of a Wandering Man” (Tạm dịch: “Sở học của một chàng lang thang”) đã mang đến cho chúng ta một bài tường thuật tuyệt vời về những chuyến phiêu lưu khắp đất nước của chàng trai trẻ trong những năm 1930 và phô diễn những truyền thống vĩ đại của Hoa Kỳ về những con người với tinh thần tự học một cách đầy sống động.
Với những ai mong muốn một phương cách tiếp cận giàu trí tưởng tượng hơn, thì thể loại giả tưởng cũng mở ra một cách cửa trở về quá khứ. Quyển “A Tree Grows in Brooklyn,” (Tạm dịch: “Một cây non lớn lên ở Brooklyn”) của Betty Smith và “The Kent Family Chronicle” (Tạm dịch: “Biên niên sử gia đình nhà Kent”) và hàng trăm câu chuyện khác viết bởi các nhà văn quá khứ và hiện tại đều mời gọi lịch sử và nhóm lên trí tưởng tượng [trong độc giả]. Thêm vào đó, tiểu thuyết cho trẻ vị thành niên lấy bối cảnh nước Mỹ những năm qua, như “Across Five Aprils” (Tạm dịch: Vượt qua năm tháng Tư”) or “Roll of Thunder, Hear My Cry” (Tạm dịch: “Này những cuộn sấm, hãy nghe tôi khóc”) có thể khơi dậy niềm yêu thích dài lâu vào lịch sử.
Phần thưởng xứng đáng
Trong cuốn “Chính thống giáo,” G.K. Chesterton viết: “Truyền thống có nghĩa rằng trao một phiếu thuận cho tầng lớp hư ảo nhất, chính là tổ tiên của chúng ta. Đó chính là nền dân chủ của những người đã khuất. Truyền thống chối từ bầu chọn cho những tên đầu sỏ nhỏ bé và ngạo mạn dường như chỉ sống đời ngắn ngủi.”
Giao tiếp với những người đã khuất – nghĩa là đọc và tiếp thụ lịch sử – khiến chúng ta lùi xa khỏi kẻ mà Chesterton gọi là “tên đầu sỏ nhỏ bé và ngạo mạn dường như chỉ sống đời ngắn ngủi.”
Chúng ta hôm nay có thể thấy những lỗi lầm đáng tiếc của kẻ đầu sỏ như thế, dù những kẻ phục dịch hắn đang ngồi trong Quốc hội hay làm việc trong hội đồng trường học địa phương của chúng ta, chuyến viễn hành đến quá khứ của chúng ta có thể phá hủy chứng mê muội bản thân và nỗi tự kiêu ngạo mạn ấy. Những bài học và ví dụ từ lịch sử cho chúng ta một cái nhìn lâu dài hơn, một ống kính viễn vọng nhìn xa hơn tiêu đề tờ báo hay cả lần bầu cử tiếp theo.
Hành trình về quá khứ tương tự cũng có thể trấn an ta trước những du khách sợ hãi hay mỏi mệt đang chán nản về thời đại họ sống. Chúng ta sau đó nhận ra rằng những người đã đến trước ta không bị chìm trong một vài thời hoàng kim, mà biết đối diện với những nỗi khó nhọc. Hiểu được những khúc mắc của họ có thể giúp ta nhìn thấu những khó khăn hiện tại của bản thân mình.
Thêm vào đó, cho phép mình tràn ngập quá khứ có thể ban cho ta sức mạnh và đức hạnh. Điển hình như đọc về tính kiên cường của Ulysses Grant trong cuộc chiến Shiloh khi ông vực dậy tinh thần của đội quan đã bị đánh bại dưới quyền chỉ huy của ông để rồi đạt được chiến thắng trong ngày hôm sau, [sự kiện này] có thể khiến ta tràn đầy cảm hứng để đứng vững chãi trước những gian khổ của cá nhân.
Tính liêm khiết của những người đàn ông và phụ nữ như Thượng nghị sĩ Robert Taft và Harriet Tubman nhắc nhở ta về tầm quan trọng của những nguyên lý trong một thế giới trượt dốc này. Quyển sách “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” viết về gia đình nhà Ingalls và cuộc sống đầy khó nhọc nơi biên giới của họ, sách có thể truyền cảm hứng về lòng kiên trì cho những người trẻ của chúng ta khi đối diện với những vấp ngã trong cuộc sống.
Bảo tồn nền cộng hòa và phục dựng nền văn hóa của đất nước đồng nghĩa với việc chúng ta phải hiểu về đất nước của mình. Để hiểu Hoa Kỳ, chúng ta phải nghiên cứu lịch sử, cả mặt tốt và mặt xấu từ quá khứ của chúng ta.
Hạnh Dung biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times