Tua lại, đánh giá, và xếp hạng lại: bộ phim ‘Người Đàn Bà Đẹp’: Hẳn là chúng ta đều có trách nhiệm
Sản xuất năm 1990 | Nhãn R | Thời lượng: 1 giờ 59 phút
Vì lường trước phản ứng dữ dội khi đánh giá lại bộ phim hài lãng mạn đình đám năm 1990, “Người Đàn Bà Đẹp”, nên hãy để tôi mở đầu bằng cách nói rõ rằng bộ phim “Người Đàn Bà Đẹp” là một nguyên mẫu Lọ Lem đích thực. Nguyên mẫu này tạo được tiếng vang ngoài sức tưởng tượng với phụ nữ trên khắp thế giới — có hơn 700 phiên bản của câu chuyện Cô Bé Lọ Lem, trải khắp toàn cầu. Phiên bản đầu tiên của Cô Bé Lọ Lem đã có ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ chín. Đây cũng là nguyên mẫu của câu chuyện Pygmalion.
Đó là lý do tại sao “Người Đàn Bà Đẹp” được xem là bộ phim hài lãng mạn sinh lời cao thứ tư trong lịch sử điện ảnh. Phim có tổng doanh thu phòng vé trên toàn thế giới đạt 463,406,268 USD. Để tôi nhắc lại — bốn trăm sáu mươi ba TRIỆU dollar. Bất kỳ bộ phim nào thu được lợi nhuận cao như vậy đều đáng để chúng ta bàn tán, bởi vì mức doanh số như vậy có nghĩa là, gần như tất cả mọi người trên hành tinh đã xem bộ phim đó và châm ngòi cho những cuộc tranh luận.
Bộ phim “Người Đàn Bà Đẹp” cũng nổi tiếng là hình mẫu của tất cả các cảnh trang điểm. Có rất nhiều chương trình truyền hình dành riêng cho trang điểm. Mọi người đều yêu thích và cần làm đẹp. Không ai có thể hoàn toàn cưỡng lại sức cuốn hút của việc trang điểm. Thật khó để mọi người phản đối ý nghĩ cho rằng việc chúng ta thay đổi ngoại hình có thể thay đổi cuộc sống.
Vì vậy, vâng, quý cô trong phim là cô gái bán hoa — nhưng chúng ta vẫn có thể bàn luận về biểu tượng văn hóa này (bộ phim “Người Đàn Bà Đẹp”) và trao đổi về những bài học mà bộ phim này mang lại. Và quý vị đừng lo lắng; vì cuối cùng tôi sẽ giải thích tại sao “Người Đàn Bà Đẹp” — một bộ phim phải thừa nhận là rất vui nhộn — không phải là một ý tưởng hay.
Vài chi tiết ít được chú ý
“Người Đàn Bà Đẹp” là một bộ phim thành công bất ngờ với ba giải thưởng quan trọng vào năm 1990. Đây là một trong những bộ phim có kỳ tích chớp nhoáng thách thức các phiên bản làm lại hoặc mô phỏng, chọn đúng hai ngôi sao ở thời điểm hoàn hảo trong giai đoạn thăng hoa sự nghiệp của họ.
Hầu hết mọi người không hề biết rằng phim “Người Đàn Bà Đẹp” đã được mở đầu tám năm trước đó, trong một bộ phim khác là “Một Sĩ Quan và Một Người Quý Ông.” Đó là bộ phim kết thúc bằng cảnh sĩ quan-quý ông do tài tử Richard Gere thủ vai đến một nhà máy giấy trong bộ đồ sĩ quan hải quân màu trắng sáng bóng, khiến cô gái lao động nghèo (Debra Winger) lập tức phải lòng ông, và hiện thực hóa giấc mơ kinh điển của phụ nữ về việc được một hiệp sĩ trong bộ áo giáp sáng ngời giải cứu. “Người Đàn Bà Đẹp” kết thúc với cảnh tài tử Richard Gere đến căn hộ của cô gái lao động nghèo *hắng giọng* trên chiếc limousine màu trắng bóng loáng và leo lên thứ tương tự như phiên bản Rapunzel thời hiện đại (chiếc thang thoát hiểm) để giải cứu nàng.
Diễn biến câu chuyện
Vào một buổi tối u ám ở Los Angeles, trong một câu chuyện cổ tích ở Hollywood với một anh chàng vô gia cư trong dàn đồng ca Hy Lạp (“Chào mừng đến với Hollywood! Bạn có ước mơ gì nào?”), có hai người gặp nhau và thực hiện một “thỏa thuận kinh doanh.”
Cô nàng Vivian (diễn viên Julia Roberts thủ vai), một cô gái bán hoa mới vào nghề đang phải xoay sở để kiếm sống, theo dõi một người đàn ông trung niên đang ngồi trên một chiếc Lotus Esprit băng ngang qua. Người đàn ông này ăn vận chỉnh tề với các trang sức bạc, không biết điều khiển cần sang số, và đang lạc đường trong tuyệt vọng. Ông ấy là vị tỷ phú sở hữu tập đoàn lớn Edward Lewis (diễn viên Gere thủ vai), là người rất dị ứng với các mối quan hệ sâu sắc.
Với mức giá (mặc cả một cách hấp dẫn) 3,000 USD, cô Vivian sẽ vui chơi trong căn hộ penthouse của ông Edward trong sáu ngày. Căn hộ này thuộc tầng cao nhất trên tòa nhà tại khách sạn danh tiếng Beverly Wilshire. Trong khoảng thời gian đó, ông Edward giám sát việc thu mua (và bán bớt các bộ phận) của một xưởng đóng tàu thuộc sở hữu của ông James Morse (diễn viên Ralph Bellamy thủ vai). Với tư cách là “nhân viên” của ông Edward, cô Vivian có nhiệm vụ tháp tùng ông Edward đến nhiều phòng ban chức năng khác nhau. Điều này sẽ nâng cao địa vị của ông khi xuất hiện với một cô nàng xinh đẹp lộng lẫy mà ai cũng phải ngước nhìn.
Nam quản lý khách sạn Mary Poppins với đôi mắt diều hâu và có thói săm soi, ông Barney Thompson (vai diễn đáng nhớ của diễn viên Hector Elizondo), chú ý đến cô Vivian trông vẫn có phần còn lẳng lơ, thậm chí ông không hề bị đánh lừa bởi lối nói chuyện uyển chuyển của “cô cháu gái,” vốn dĩ là thân phận mà cô dùng để mô tả mối quan hệ của mình với ông Edward. Trên thực tế, đó là ý tưởng của ông Barney khi cô mô tả bản thân như vậy, ông Lewis là một thượng khách, và bởi vì “những điều diễn ra ở các khách sạn khác sẽ không diễn ra ở Beverly Wilshire.”
Các đối tác kinh doanh của ông Edward cũng không bị mưu mẹo này đánh lừa, đặc biệt là luật sư Stuckey của ông (do diễn viên Jason Alexander của “Seinfeld” thủ vai, đã đóng vai ác một cách xuất thần mà rồi từ đó tôi đã ghét ông ta), và cả ông Morse thuộc tầng lớp thượng lưu và cháu trai ông, David (diễn viên Alex Hyde-White thủ vai). Họ thấy thật đáng yêu khi cô Vivian, ăn vận như một nàng công chúa, lại điềm nhiên không biết gì về những bữa ăn tối cao cấp, và việc cô cố gắng ăn thịt ốc sên đã khiến một chiếc vỏ ốc sên trơn trượt khắp phòng ăn.
Những điều mà lẽ ra khởi đầu như một thỏa thuận kinh doanh nhanh chóng lộ diện thành mối quan hệ tình cảm nồng nhiệt, không thể phủ nhận, và ông Edward cùng “Cô Vivian” (như cách ông Barney gọi tên cô) cảm thấy họ đang yêu nhau.
Những cảnh đầu tiên
Một phần lý do của tất cả những việc này là vì ông Edward, vốn là con một, sành điệu, và thuộc giới thượng lưu, rõ ràng là chưa từng giao dịch với một cô gái bán hoa đường phố, và nhìn chung thì ông không biết cách cư xử với cô Vivian, khi mang cho cô rượu sâm panh và dâu tây. Cảnh tượng này có chút đáng yêu.
Ví dụ thứ hai về sự đáng yêu xuất hiện khi ông Edward, nhìn thấy cô Vivian đang cầm gì đó sau lưng cô, do nghi ngờ là ma túy, nên ông định đuổi cô đi, và sau đó ông phát hiện cô đang cầm một hộp chỉ nha khoa nhỏ. “Tôi đã bị dính răng tất cả những hạt dâu tây đó … và, và — anh không nên bỏ bê răng lợi của mình!”
Một người mong manh về cảm xúc
Phần cốt lõi của bộ phim là hình ảnh đáng thương của cô nàng Vivian với đôi mắt đẫm lệ, có nguy cơ bị đuổi khỏi khách sạn, cầm xấp tiền ông Edward đưa để đi mua những bộ trang phục sang trọng. Cô cho người quản lý khách sạn Barney thấy rằng cô đã rất cố gắng để mua quần áo, nhưng những nữ nhân viên bán hàng cao cấp, hợm hĩnh, xấu tính đã làm cô xấu hổ và từ chối phục vụ.
Ai có thể kháng cự trước bối cảnh này? Không ai có thể cưỡng lại điều đó. Tất cả mọi người đều mềm lòng, kể cả ông Barney bình thường chỉ biết đến công việc, là người đến giải cứu cô tức thì.
Theo sau ông Barney là ông Edward, người tài trợ cho cuộc mua sắm tột bậc, đáng mơ ước đối với phụ nữ trị giá hàng triệu dollar, và là người dễ dàng rơi vào vai trò trở thành thứ duy nhất khả dĩ ngang hàng với việc mua sắm quần áo thực tế — người bạn trai chu đáo giúp bạn gái chọn các bộ trang phục với niềm hứng thú cao độ.
Hãy hỏi bất kỳ người phụ nữ nào ở Tây bán cầu xem cô ấy nhớ gì về bộ phim “Người Đàn Bà Đẹp,” và có thể cô ấy sẽ liệt kê chiếc váy dạ tiệc màu đen, bộ trang phục polo chấm bi màu nâu và trắng, chiếc váy opera màu đỏ, và chiếc vòng cổ trị giá một phần tư triệu USD. Và một chút ngẫu hứng mà nam diễn viên Gere đã nghĩ ra, để đóng chiếc hộp nhung màu xanh trên ngón tay của nữ diễn viên Roberts khi cô cố chạm vào chiếc vòng cổ, khiến nàng Roberts bật cười sảng khoái với tiếng cười trị giá một-phần-tư-triệu USD.
Và, cuối cùng, qua lớp trang điểm, cô Vivian đã lộ diện để trở thành một nàng công chúa lộng lẫy, xinh đẹp (hoàn toàn hút hồn ông Edward), thế rồi ông Edward, theo đúng nghĩa trên bề mặt là trải thảm đỏ và mang đến cho cô những điều cao sang hơn trong cuộc sống: mang chiếc limo lên chiếc phi cơ riêng sang trọng G6, đến nhà hát opera, nơi các giác quan nghệ thuật trinh nguyên của cô Vivian được thưởng thức vở “La Traviata” (nhân tiện giới thiệu vở diễn này là câu chuyện về một cô gái bán hoa phải lòng một người đàn ông giàu có). Toàn bộ khán giả xem phim đều biết — khi xem ông Edward, một khán giả opera sành sõi, quan sát nàng Vivian, một người mới nảy sinh sự say mê với opera, bị vở diễn cuốn hút và rơm rớm nước mắt — rằng ông ta là một người mê đắm cô gái này.
Những ngụ ý và hệ quả
Không chỉ là một câu chuyện Cô Bé Lọ Lem hiện đại bị cắt đôi bởi một bản dựng phim cải biên lớn, bộ phim “Người Đàn Bà Đẹp” còn góp phần vào sự suy thoái đạo đức của xã hội bằng cách tạo điều kiện và khích lệ những ảo tưởng về tình dục vốn là điều cấm kỵ của phụ nữ truyền thống (và cả trong thời đại ngày nay, kể cả các cô gái trẻ). Một số người sẽ lập luận rằng đó là sự tự do và là điều đúng đắn.
Chúng ta có thể nói rằng những phụ nữ yêu thích bộ phim “Người Đàn Bà Đẹp” cũng là những người phát cuồng vì bộ phim “Năm Mươi Sắc Thái,” bởi vì cả hai đều cho phép phụ nữ có những lối thoát được xã hội chấp thuận cho những mộng tưởng mà xã hội truyền thống cho là lệch lạc. Cả hai đều mô tả các phiên bản khiêu dâm ở mức độ nhẹ của sự lệch lạc, giảm đi sự thô tục của các lựa chọn thay thế trong thế giới thực.
Hãy suy ngẫm: Trong cả hai trường hợp, nam chính là một người rất hấp dẫn, đặc biệt giàu có, là một người khác thường, ăn mặc không chê vào đâu được. Có thể khẳng định rằng điều này thu hút khát khao được chăm sóc (trong số những thứ khác) của một số phụ nữ trong một môi trường an toàn. Trên thực tế, nếu ông Edward thích có một mối quan hệ ‘ăn bánh trả tiền’, thì ông ấy sẽ không bao giờ “sống thử” [với nàng Vivian] và bộ phim sẽ không thể áp đặt lên chúng ta sự ngây thơ giả tạo nào.
Sự lãng mạn hóa mại dâm này khiến bộ phim thực sự trông vui nhộn. Bây giờ chúng ta đã qua thời đó rồi; phụ nữ bán hoa hiện đã được hợp pháp hóa là “những lao động tình dục.” Phim “Người Đàn Bà Đẹp” biện bạch cho tình trạng nghiện ma túy, nô lệ, và lạm dụng thể xác không thể tránh khỏi vốn là điều bình thường đối với các cô gái bán hoa thực thụ, qua đó về căn bản là giúp chính danh hóa về mặt đạo đức đối với nghề lâu đời nhất thế giới này và xóa bỏ sự hổ thẹn của các xã hội trước đó. Hổ thẹn vì điều gì? Nhận tiền để quan hệ tình dục với chồng của phụ nữ đã có gia đình. Một số người nói đây là sự tiến bộ.
Chủ nghĩa đạo đức tương đối ở khắp mọi nơi
Những nhân vật nào khác mà quý vị có thể nghĩ đến đã tham gia vào các ngành nghề bất hợp pháp, những người làm cho tình trạng này trông vui nhộn? Thầy giáo trung học, [kiêm] phù thủy làm ma túy Walter White trong phim “Breaking Bad”; kẻ sát nhân hàng loạt “có nguyên tắc” Dexter Morgan trong phim “Dexter”; người mẹ sống vùng ngoại ô và doanh nhân cần sa Nancy Botwin trong phim “Weeds”; và phim ông trùm băng đảng vùng Sicily “The Soprano,” người đã đến gặp nhà trị liệu Tony Soprano. Đó là toàn bộ số lượng lớn chứa đầy chủ nghĩa tương đối về đạo đức lảng vảng xung quanh, giáng đòn nặng nề vào những phân định rạch ròi về thiện và ác trước đây.
Nói một cách đơn giản, bộ phim “Người Đàn Bà Đẹp” và “Năm Mươi Sắc Thái” tạo điều kiện thuận lợi cho sự buông thả lệch lạc được xã hội chấp nhận, sống ảo tưởng một cách gián tiếp thông qua các nhân vật chính, mà không phải phơi bày tất cả các hiện trạng tồi tệ của hoạt động mua bán tình dục trong thế giới thực — và những người đàn ông thực sự. Và nếu đó là điều xã hội muốn, Hollywood sẽ mang đến điều đó.
Nhưng cái nào có trước, con gà hay quả trứng? Mọi người có thể muốn ngăn chặn tất cả những lời chỉ trích, phủ nhận, và phóng chiếu chói tai, đạo đức giả tràn lan. Chắc chắn, chúng ta có thể khẳng định rằng Hollywood phải chịu trách nhiệm về tất cả những sự đồi bại của phương Tây, bởi vì khẳng định này chứa lượng lớn sự thật. Nhưng Hollywood cũng là ngành công nghiệp giải trí, thuần túy và đơn giản, và công việc kinh doanh của Mỹ quốc là kinh doanh, và kinh doanh là dựa trên cung và cầu, và giá như tất cả chúng ta dành nhiều thời gian hơn trong nhà thờ, chẳng hạn, thay vì chi 463 triệu USD khi xem “Người Đàn Bà Đẹp,” có thể chúng ta đã không trượt dài đến mức này trong vũng lầy đạo đức hiện tại này. Có thể chúng ta muốn cố gắng thừa nhận rằng tất cả mọi người đều góp phần vào tình trạng trụy lạc hiện tại của thế giới.
Được rồi, bàn luận thế là đủ. Bộ phim “Người Đàn Bà Đẹp” vẫn là một trong những bộ phim hài lãng mạn thú vị nhất từng được sản xuất. Chỉ là, đôi khi vẫn cần thiết để xem xét điều gì đang thực sự xảy ra với những vấn đề này.
Xét theo mặt tích cực, lý do chúng ta hưởng ứng với nguyên mẫu Cô Bé Lọ Lem là khi xã hội lành mạnh và sự phân cực giữa nam và nữ cân bằng như nhau (và không phải ở giữa một cuộc khủng hoảng nhân tính), thì nữ tính và nam tính sẽ rất giống nhau như những bộ phim thời nay thể hiện. Theo truyền thống, nam nhân là một chiến binh mạnh mẽ sẵn sàng hy sinh tính mạng cho vợ mình, và đến lượt mình, người vợ gửi gắm cuộc đời mình trong sự bảo hộ của người chồng.
Bộ phim “Người Đàn Bà Đẹp” là câu chuyện về những cơ hội thứ hai và ơn huệ có được từ một cuộc sống sa đọa thành một cuộc sống giàu sang và xinh đẹp — cuối cùng, là nhờ vào lòng trắc ẩn. Vì vậy, mặc dù bộ phim này cho phép phụ nữ nuông chiều bản thân theo những cách không lợi lạc gì cho nền văn hóa của chúng ta, nhưng bộ phim cũng nói lên rằng những người lỡ bước có thể làm lại cuộc đời của họ. Như Hợp xướng Hy Lạp có câu, “Một số giấc mơ sẽ trở thành sự thật, một số thì không; nhưng hãy tiếp tục ước mơ’ — đây là Hollywood.”
‘Người Đàn Bà Đẹp’
Đạo diễn: Garry Marshall
Diễn viên: Richard Gere, Julia Roberts, Laura San Giacamo, Hector Elizondo, Jason Alexander, Ralph Bellamy, Alex Hyde-White
Thời lượng phim: 1 giờ, 59 phút
Phân loại theo đánh giá của MPAA: nhãn R (Restricted) – Thanh thiếu niên dưới 17 tuổi không được xem phim nếu không có sự đồng ý của người lớn
Đánh giá: 3.5 trên 5 sao
Trường An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times