Trưởng hội nông dân cảnh giác trước lời kêu gọi của LHQ về tiêu chuẩn bền vững toàn cầu trong chăn nuôi
Ông Tony Mahar, Giám đốc điều hành của Liên đoàn Nông dân Quốc gia, đã kêu gọi bất kỳ việc thực hiện các tiêu chuẩn bền vững nào của Liên Hiệp Quốc ở Úc phải sắc bén và tinh tế hơn chứ không phải là một cách tiếp cận chung chung.
Nhận xét của ông được đưa ra khi các nhóm tiêu chuẩn hữu cơ thúc đẩy cơ quan toàn cầu này tạo ra một tiêu chuẩn bền vững cho các nhà chăn nuôi.
Bà Marg Will, một nhà vận động hành lang về tiêu chuẩn hữu cơ từ Brisbane, Úc, trong tuần này đã nói với một hội nghị ở Âu Châu rằng có một nhu cầu “cấp bách” đối với các tiêu chuẩn này.
Bà Will nói với AAP rằng: “Nhu cầu về các tiêu chuẩn xung quanh tính bền vững là rất lớn, và cấp bách.”
Bà chỉ trích hệ thống hiện tại của Úc, mà theo bà chỉ đơn giản là “tẩy xanh” (green-washing, là chiến thuật marketing được sử dụng để khoác lên sản phẩm, dịch vụ, hoặc chính sách công ty bằng lớp vỏ bọc “thân thiện với môi trường”) vì nó cho phép các nhà phát thải trong ngành mua tín chỉ carbon để bù đắp lượng khí thải của họ trong khi vẫn tạo ra khí nhà kính.
Bà Will cho biết: “Những gì chúng tôi đang cố gắng làm bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn là tránh tẩy xanh.”
Các nhà sản xuất chăn nuôi khuyến cáo thận trọng về cách tiếp cận theo quy định toàn cầu
Ông Mahar nói với The Epoch Times trong một thư điện tử rằng họ sẽ rất thận trọng về việc tạo ra và thực hiện một bộ tiêu chuẩn bền vững toàn cầu về ngành chăn nuôi dựa trên các môi trường toàn cầu khác nhau mà mỗi ngành chăn nuôi đang tồn tại trong đó.
“Hệ thống canh tác của Úc — đặc biệt là chăn thả gia súc — hoàn toàn khác với hệ thống của Âu Châu hoặc Bắc Mỹ,” ông Mahar cho biết. “Cách tiếp cận của chúng tôi trong việc giảm lượng khí thải và quan tâm đến đất đai của chúng ta cũng sẽ khác biệt bởi vì môi trường của chúng ta chỉ có một mà thôi.”
Ông lưu ý rằng ngành công nghiệp thịt đỏ đã đặt mục tiêu về tính trung hòa carbon vào năm 2030, và đã giảm lượng khí thải từ ngành đó xuống 53% so với mức năm 2005 và thực hiện các biện pháp để phát triển Khuôn khổ Bền vững Nông nghiệp Úc — một sự hợp tác đầu tiên trên thế giới giữa các ngành công nghiệp và chính phủ.”
Ông nói rằng điều quan trọng là các chính phủ đều lưu ý rằng việc giảm lượng khí thải trong lĩnh vực này không phải là một thách thức về quy định mà là một thách thức về công nghệ, trong đó ngành công nghiệp thịt Úc đã và đang theo đuổi các mục tiêu đầy tham vọng “để duy trì danh tiếng của chúng tôi như là một nhà cung cấp sản phẩm xanh và sạch hàng đầu thế giới.”
“Những gì chúng tôi cần là tiếp tục tập trung vào những đột phá công nghệ sẽ cho phép chúng tôi giảm lượng khí thải trong khi tiếp tục cung cấp thực phẩm và chất xơ cho thế giới,” ông Mahar nói.
Một ví dụ của việc đặt công nghệ lên trên quy định này là sự hợp tác của cơ quan nghiên cứu ngành chăn nuôi và thịt đỏ Úc (Meat and Livestock Australia, MLA) với cơ quan khoa học chính của chính phủ, CSIRO, và Đại học James Cook để khám phá, nghiên cứu và phát triển một chất bổ sung dùng trong chăn nuôi có tên là Futurefeed sử dụng rong biển làm chất dinh dưỡng bổ sung để giảm phát thải khí nhà kính tới 80%.
Bổ sung rong biển hấp thụ khí methane vào trong sản xuất
Phát hiện rằng rong biển có thể là vị cứu tinh để giải quyết vấn đề khí nhà kính của ngành công nghiệp chăn nuôi đã xuất hiện sau khi một nông dân Canada nhận thấy gia súc trong mảnh ruộng ở gần biển của ông có năng suất cao hơn các gia súc khác của ông. Ông phát hiện ra đàn gia súc ở đó lớn nhanh hơn, khỏe mạnh hơn và dễ quản lý hơn và sau đó cung cấp loại rong biển này cho những con gia súc còn lại của mình.
Liên lạc với một người bạn là nhà khoa học ở Úc, Tiến sĩ Rob Kinley, người đã sớm phát hiện ra rằng tảo bẹ làm giảm lượng khí nhà kính [phát ra] từ những con gia súc ăn rong biển, điều này sau đó đã dẫn các nhà khoa học Úc đến một phát hiện mới, đó là tảo bẹ Asparagopsis, với liều lượng nhỏ, sẽ làm giảm khí nhà kính ở động vật, theo Futurefeed.
Tháng 07/2022, Giám đốc điều hành MLA Jason Strong nói với tạp chí công nghiệp thực phẩm trực tuyến foodprocessing.com.au rằng giảm lượng khí thải là một phần cần thiết để ngành công nghiệp thịt đỏ đạt được trạng thái trung hòa carbon vào năm 2030.
“MLA đang tiếp tục nghiên cứu một loạt các công cụ và công nghệ cho các nhà sản xuất để giảm phát thải và tăng năng suất một cách hiệu quả về chi phí bằng cách chứng minh các chứng chỉ quản lý môi trường cho khách hàng, người tiêu dùng, và cộng đồng,” ông Strong nói.
“Chúng tôi tự hào được hợp tác cùng FutureFeed trong việc giới thiệu Asparagopsis cho nhiều đối tác thương mại. Asparagopsis là một trong nhiều công cụ thú vị mà ngành công nghiệp này có thể áp dụng để hướng tới mục tiêu trung hòa carbon của chúng tôi vào cuối thập niên này.”
Ngành chăn nuôi toàn cầu nói tốt để giải quyết khí thải
Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Nature Food (pdf) dựa trên dữ liệu từ năm 2010 đã được sử dụng để lập luận rằng ngành chăn nuôi toàn cầu tạo ra khoảng 57% khí nhà kính toàn cầu.
Nghiên cứu khẳng định rằng các khu vực phát thải nhiều nhất thế giới là Nam Mỹ (14% tổng lượng phát thải liên quan đến thực phẩm), Nam Á và Đông Nam Á (9%) với Trung Quốc (8%), Brazil (6%), Hoa Kỳ (5%), và Ấn Độ (4%) đều đang là những quốc gia phát thải cao nhất trong ngành chăn nuôi.
Điều này trái ngược với Viện Thịt Bắc Mỹ (NAMI), lưu ý trên trang web của họ rằng Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), nghĩ rằng toàn bộ ngành nông nghiệp của đất nước chỉ đóng góp 9% khí nhà kính của đất nước và trong đó, ngành chăn nuôi chỉ chiếm hơn 4% khí nhà kính của cả nước.
“Dữ liệu phát thải khí nhà kính thường tiếp tục đánh giá quá cao tác động của khu vực, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ,” NAMI cho biết. “Cục Bảo vệ Môi sinh (EPA) cho biết nông nghiệp đóng góp 9% lượng khí nhà kính của Mỹ trong khi chăn nuôi gia súc chiếm 4.2% lượng khí nhà kính. Ngược lại, giao thông vận tải chiếm 27% và sản xuất năng lượng là 31%.”
Viện này cũng lưu ý rằng hầu hết các tính toán xung quanh tính bền vững và phát thải KNK xác định tác động của hoạt động chăn nuôi sử dụng thịt làm sản phẩm đầu ra duy nhất. Họ lưu ý rằng điều này đang gây ra hiểu lầm vì hầu hết các vật nuôi có nhiều mục đích khác nhau ngoài việc lấy thịt. Những sản phẩm bổ sung này khi được chuyển ra khỏi bãi chôn lấp được ước tính có “tác động tương tự đối với lượng phát thải khí nhà kính tương tự như loại bỏ hơn 12.25 triệu xe hơi trên đường.”
“Đối với lợn, một phần ba của loại vật nuôi này được sử dụng cho mục đích khác. Các sản phẩm khác nhau được sản xuất từ những loài động vật này bao gồm da và hàng dệt khác, thức ăn cho vật nuôi, thức ăn gia súc, xà phòng, sản phẩm chăm sóc cá nhân, dầu nhờn công nghiệp, nhiên liệu diesel sinh học và dược phẩm,” NAMI cho biết.
Tổ chức này cũng lưu ý rằng khi kiểm tra lượng khí thải carbon, các nhà nghiên cứu thường bỏ qua việc tính đến mật độ dinh dưỡng của thực phẩm, theo ghi nhận của một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Comparative Analysis.
NAMI cho biết: “Mỗi loại thực phẩm mà chúng ta ăn (từ táo tới thịt bò khô, bít tết cho đến bí ngòi) đều phải trả giá bằng môi trường, và chúng ta phải cân đối mức tổn thất đó với lợi ích dinh dưỡng của nó.
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times