Trải nghiệm cận tử đã thay đổi thế giới quan của một bác sĩ theo chủ nghĩa duy vật
Sau trải nghiệm cận tử, một bác sĩ có thẩm quyền về giải phẫu thần kinh tại Đại học Harvard đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của mình về “Đấng Sáng Thế”. Từ một người theo chủ nghĩa duy vật, ông đã thực sự tin vào sự tồn tại của Thần.
Ông đã có một “chuyến du hành của ý thức” khi đang hôn mê. Sau đó, ông đã dựa vào góc độ khoa học, góc nhìn của bác sĩ và các loại bằng chứng khác nhau để giải thích cho “trải nghiệm cận tử” của mình. Thiên đường thực sự tồn tại! Đây là câu trả lời cuối cùng của ông.
Kể lại câu chuyện của mình từ góc nhìn của một bác sĩ
Khi nói đến trải nghiệm cận tử, phản ứng của mọi người về cơ bản có thể được chia thành ba loại. Loại thứ nhất là tin rằng người ta đã tự thân trải qua trải nghiệm cận tử này, hoặc đơn giản là sẵn sàng chấp nhận những trải nghiệm đó. Tất nhiên, cũng có kiểu người thứ hai là nhất quyết không tin (giống như tôi trước đây). Nhưng cũng không thể hoàn toàn mô tả những người như vậy là “không tin tưởng”. Đối với họ, ý thức “biết” đơn thuần chỉ là do bộ não sản sinh, và họ không thể chấp nhận ý tưởng điên rồ về sự tồn tại của một loại ý thức khác bên ngoài cơ thể.
Kiểu người thứ ba nằm ở đâu đó giữa hai loại trên: những người đã đọc về hiện tượng cận tử – vì chủ đề này quá phổ biến; hoặc có người thân và bạn bè đã từng trải qua hiện tượng này. Câu chuyện của tôi chính là có thể giúp ích cho những đối tượng này. Nhưng khi một người sẵn sàng cởi mở lắng nghe những trải nghiệm cận tử và tìm kiếm ý kiến từ một bác sĩ hoặc một khoa học gia – những người được cho là có thể xác định một thứ là thật hay giả – thì lại thường nhận được một câu trả lời nhẹ nhàng nhưng chắc nịch rằng, “cái gọi là hiện tượng cận tử chỉ là một ảo giác, một phản ứng của não bộ đang đấu tranh để tồn tại, chỉ vậy mà thôi.”
Tuy nhiên, một bác sĩ đã từng có trải nghiệm cận tử như tôi, thì lại có quan điểm khác. Khi tư duy của tôi được mở rộng, tôi ngày càng cảm thấy có nghĩa vụ phải kể lại câu chuyện này.
Tôi xem xét lại mọi gợi ý của các đồng nghiệp, cũng như cách tôi “giải thích” hiện tượng cận tử này vào những ngày đầu.
Trải nghiệm của tôi có phải là một hiện tượng được tạo ra bởi chức năng nguyên thủy của não để giảm bớt cơn đau lúc lâm chung hay không? Phải chăng nó giống như chiến thuật “giả chết” được các loài động vật có vú bậc thấp chọn dùng khi không còn lối thoát? Ngay từ ban đầu tôi đã loại trừ hoàn toàn khả năng này. Rất đơn giản, bởi vì trải nghiệm của tôi không liên quan gì đến các chức năng thính giác và thị giác tinh vi của não bộ, hơn nữa chức năng cao cấp hơn của não để tiếp nhận ý nghĩa cũng chẳng qua chỉ là sản phẩm của não bò sát mà thôi.
Vậy đây có phải do hệ thống limbic ở tầng sâu của não, nơi chịu trách nhiệm tiếp nhận cảm xúc bị rối loạn trí nhớ hay không? Cũng không thể, nếu không có hoạt động của vỏ não, hệ thống limbic không thể tạo ra những hình ảnh rõ ràng và logic mà tôi đã trải qua.
Có khi nào đó là ảo giác do cơ thể tôi sử dụng quá nhiều loại thuốc hay không? Câu trả lời cũng là không, những loại thuốc này đều phải được vỏ não tiếp nhận, nếu không có hoạt động của vỏ não, những loại thuốc này không có chỗ để phát huy tác dụng.
Còn kích thích khi mắt chuyển động nhanh thì sao? Đây là một loại biến chứng (có liên quan đến giấc ngủ mắt chuyển động nhanh – Rapid eye movement, hay giấc ngủ REM, là giai đoạn sinh ra giấc mơ), trong đó chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên như serotonin tương tác với các thụ thể trong vỏ não. Rất tiếc, kích thích REM đòi hỏi vỏ não phải hoạt động mới có thể thực hiện được, và đây không phải là tình trạng mà tôi gặp.
Ngoài ra, còn có một hiện tượng giả định gọi là “trải nghiệm DMT (dimethyltryptamine)”. Đây là trường hợp mà não bộ bị áp lực đe dọa, và tuyến tùng phản ứng bằng cách tiết ra một chất có tên là Dimethyltryptamine (DMT). DMT có cấu trúc tương tự như serotonin và có thể gây ảo giác ở mức độ cao cho bệnh nhân. Cho đến nay, cá nhân tôi không có kinh nghiệm về DMT, nhưng tôi sẽ không bình luận về tuyên bố rằng DMT có khả năng gây ảo giác cao. Có lẽ điều này liên quan đến cách chúng ta định nghĩa “ý thức” và “sự thật” như thế nào.
Tuy nhiên, thực tế là tác động của chất DMT trong não (vỏ não) cũng không áp dụng cho tôi. Do đó để “giải thích” những gì đã xảy ra với tôi, “trải nghiệm DMT” cũng như bất kỳ khả năng nào khác nói trên đều không có ý nghĩa. Chất gây ảo giác (Lysergic acid diethylamide, LSD) sẽ tác động đến vỏ não, nhưng vỏ não của tôi lúc đó đã không thể chịu ảnh hưởng.
Khả năng cuối cùng, cái gọi là “hiện tượng khởi động lại”, có lẽ có thể giải thích cho trải nghiệm của tôi. Đây là hiện tượng rà soát lại tất cả những ký ức và suy nghĩ cùng một lúc trước khi vỏ não hoàn toàn ngừng hoạt động. Nó giống như việc khởi động lại máy tính sau khi hệ thống gặp sự cố để xem để có thể lưu được bao nhiêu dữ liệu, bộ não của tôi chỉ đang cố gắng ghép những ký ức còn lại với nhau.
Điều này cũng có thể xảy ra khi vỏ não phục hồi chức năng và khôi phục ý thức sau một thời gian gặp sự cố hệ thống (bệnh viêm màng não của tôi lan rộng). Nhưng để sắp xếp lại ký ức tinh vi như vậy, thực sự là không thể tưởng tượng được. Bởi vì những gì tôi đã trải qua trong thế giới tâm linh là rất thực và không diễn ra theo kiểu thời gian tuyến tính tự nhiên. Tôi cuối cùng đã biết tại sao nhiều mô tả về các hiện tượng của linh hồn lại có vẻ mất trật tự, thậm chí theo quan điểm của thế giới trần tục này là không hề khoa học. Tuy nhiên, trong thế giới bên trên, thời gian di chuyển khác với thế giới của con người.
Trong thế giới bên trên, mọi thứ không phải lúc nào cũng xảy ra nối tiếp nhau. Ở đó, một khoảnh khắc có thể là vĩnh viễn, và vĩnh viễn cũng có thể là một khoảnh khắc. Thời gian ở thế giới kia hoạt động khác (không theo tiêu chuẩn của con người) thì không có nghĩa là mọi thứ sẽ hỗn loạn.
Hồi tưởng lại tất cả những ký ức của tôi trong lúc hôn mê theo thứ tự thời gian, mối liên hệ của tôi với thế giới này có lẽ là vào đêm thứ tư và thứ năm, khi Susan Regis tương tác với tôi thông qua ý thức; tiếp đó là sáu khuôn mặt xuất hiện ở cuối cuộc hành trình. Về mặt thời gian, một số điều trong thế giới này xác thực đã đồng thời xảy ra trong chuyến hành trình của tôi. Có thể bạn sẽ cho rằng, tất cả những điều này đơn thuần chỉ là suy đoán sau sự việc.
Khi càng hiểu rõ sự việc, tôi càng tìm cách giải thích những gì đã xảy ra thông qua các tài liệu khoa học hiện có, và tôi cũng cảm thấy là thiếu tài liệu. Mỗi từng sự việc – đều là hiện tượng thị giác rõ ràng đến khó tin, là luồng ý nghĩ rõ ràng tinh khiết như nước – và đều là hoạt động của các vùng não trên, không phải các vùng dưới. Nhưng lúc đó, phần trên của não tôi không còn hoạt động nữa.
Càng đọc những lời giải thích “khoa học” về trải nghiệm cận tử, tôi càng ngạc nhiên rằng những luận điểm đó rõ ràng là không thuyết phục. Tôi cũng bắt đầu cảm thấy khó chịu vì những người này giống như “tôi” trước đây vậy. Trước đây nếu ai đó yêu cầu tôi “giải thích” trải nghiệm cận tử là gì, tôi sẽ chỉ giải thích một cách mơ hồ.
Nhưng khi tôi ghép những chi tiết không chắc chắn này lại với nhau, đặc biệt là sau khi bệnh viêm màng não do vi khuẩn E.coli ăn mòn vỏ não của tôi, và tôi đã có thể hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn – Tôi đã phải suy nghĩ nghiêm túc, có lẽ có nguyên nhân đằng sau sự việc này.
Trong những tình huống như vậy, tôi càng cảm thấy có nghĩa vụ phải kể lại câu chuyện của mình một cách chính xác.
Tôi luôn tự hào về việc bản thân có thể cập nhật các tài liệu y khoa mới nhất và đóng góp những gì mà tôi biết. Khi tôi rời khỏi thế giới này và bước vào một thế giới khác thì cũng tính là tin tức mới – Tin tức mới của giới Y học.
Theo quan điểm y học, việc tôi hồi phục hoàn toàn là một hiện tượng không thể xảy ra, một phép màu y học.
Nhưng câu chuyện thực sự là liên quan đến nơi tôi đến, và trách nhiệm của tôi là phải nói rõ tất cả. Không chỉ bởi vì tôi là một khoa học gia và là một người tôn trọng phương pháp khoa học, mà còn bởi vì tôi đang kể lại câu chuyện từ quan điểm của một bác sĩ, một người chữa bệnh. Đây là một câu chuyện có thật, và tác dụng chữa trị của nó không kém gì tác dụng của thuốc.
Khoảng hai năm sau khi tỉnh lại, tôi đến thăm một người bạn đồng nghiệp là giám đốc của đơn vị nghiên cứu khoa học thần kinh hàng đầu thế giới. Tôi đã biết John (đây không phải tên thật của anh ấy) trong nhiều thập niên, anh ấy là một người đàn ông tuyệt vời và cũng là một khoa học gia hạng nhất.
Tôi đã kể cho John nghe về cuộc hành trình của linh hồn khi bản thân đang hôn mê. Anh ấy nhìn tôi với vẻ rất ngạc nhiên, không phải bởi tôi đã trở nên điên rồ như thế nào, mà là cuối cùng đã tìm ra câu trả lời cho điều mà anh ấy phân vân bấy lâu nay.
Thì ra cách đây một năm, cha của John lúc đó sắp lâm chung sau 5 năm bạo bệnh. Lúc đó ông không còn khả năng cử động, trạng thái tinh thần rối loạn, vô cùng đau đớn và muốn chết để được giải thoát.
“Làm ơn”, cha của John cầu xin trên giường bệnh, “Hãy cho tôi một ít thuốc, hoặc bất cứ thứ gì. Tôi không thể rời đi như thế này được.”
Đột nhiên, cha của John trở nên tỉnh táo hơn hẳn so với hai năm qua, ông nhắc đến những cuộc trò chuyện sâu sắc về cuộc sống của ông và gia đình. Sau đó ông đảo mắt sang chỗ khác và bắt đầu và bắt đầu nói chuyện với không khí dưới chân khi nằm trên giường. Trong cuộc đối thoại đó, John phát hiện ra rằng cha anh đang nói chuyện với người mẹ đã khuất của ông ấy (bà nội của John), người đã mất cách đây 65 năm khi cha anh vẫn là một đứa trẻ.
Trong suốt cuộc đời của John, cha anh hiếm khi nhắc đến mẹ mình, nhưng bây giờ trông ông lại tràn đầy niềm vui và trò chuyện với bà một cách sinh động. John không thể nhìn thấy bà của mình, nhưng anh chắc chắn linh hồn của bà đang ở đó, chờ đón linh hồn của cha anh trở về nhà.
Sau một vài phút, cha của John quay lại và nhìn John với ánh mắt hoàn toàn khác. Ông ấy mỉm cười và trông bình tĩnh hơn bất cứ lúc nào trong quá khứ.
“Ba, ngủ ngon nhé ba”, John phát hiện mình buột miệng nói ra câu này, “Hãy quên đi tất cả, rồi sẽ ổn thôi”.
Cha của John đã làm vậy. Ông nhắm mắt lại, vẻ mặt rất ôn hòa, và qua đời không lâu sau đó.
John cảm thấy cuộc gặp gỡ giữa cha mình và người bà quá cố vô cùng chân thực, nhưng anh không biết phải làm gì vì với tư cách là một bác sĩ, bới anh biết điều đó là “không thể”. Rất nhiều người già có tinh thần lú lẫn, nhưng trước khi qua đời thì đầu óc lại sáng suốt lạ thường, giống như trường hợp của cha John vậy (đây là hiện tượng được gọi là “sự minh mẫn lúc lâm chung”, hay “hồi quang phản chiếu”, Terminal lucidity).
Khoa học thần kinh không thể đưa ra lời giải thích nào cho hiện tượng này. Câu chuyện của tôi dường như đã cho John một tấm giấy phép đã chờ đợi từ lâu để anh ấy có thể tin vào những gì mà anh thấy, để biết một sự thật sâu sắc và an ủi rằng – linh hồn vĩnh cửu là thật sự tồn tại trong thế giới vật chất, hơn nữa thần tính sẽ đưa linh hồn đến nơi có Đấng Tạo Hóa, để nhận tình yêu vô hạn của Đấng Tạo Hóa.
(Bài viết này được trích từ cuốn sách: “Bằng chứng về thiên đường: Hành trình sang thế giới bên kia của một bác sĩ phẫu thuật thần kinh” (tên tiếng Anh: Proof of Heaven: A Neurosurgeon’s Journey to the Afterlife), Nhà xuất bản Cứu Cánh, Đài Loan cung cấp.
Cuốn sách (bản tiếng Anh) là cuốn tự truyện bán chạy nhất trên New York Times năm 2012 do nhà giải phẫu thần kinh người Mỹ Eben Alexander viết)
Tăng Trân thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ