Tổ phụ lập quốc George Clymer: Người hai lần gây dựng Hoa Kỳ
Ông là một trong số ít nhà lập quốc đã ký trên cả Tuyên ngôn Độc lập, và 11 năm sau, Hiến pháp của liên bang.
Khi George Clymer đến tuổi thôi nôi thì hai vị thân sinh của cậu qua đời. Trở thành trẻ mồ côi, cậu bé được người chú – ông William Coleman ở thành phố Philadelphia, chăm sóc. Ông Coleman là một người xuất chúng. Ông là luật sư và đồng thời là một thương nhân làm việc cho công ty Quaker Stock. Hơn thế nữa, ông là bạn của cựu tổng thống Benjamin Franklin và là thành viên của câu lạc bộ Junto; (còn được gọi là Câu lạc bộ Tạp Dề Da, là một câu lạc bộ để giúp nhau cải thiện được thành lập vào năm 1727 bởi Benjamin Franklin ở Philadelphia. Mục đích của câu lạc bộ tạp dề da là thảo luận các câu hỏi về đạo đức, chính trị, và triết lý tự nhiên, và trao đổi kiến thức về công việc kinh doanh.), Ông Coleman đã cùng với Tổng thống Franklin đồng sáng lập Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ và Đại học Pennsylvania. Chưa hết, ông William Coleman còn là một nhà từ thiện hàng đầu. Trong cuốn tự truyện của mình, cựu tổng thống Franklin đã mô tả Coleman sở hữu “bộ óc tuyệt vời nhất, minh bạch nhất, với trái tim nhân hậu nhất và đạo đức chuẩn mực nhất so với hết thảy những người đàn ông mà tôi từng gặp.” Và thật may mắn cho cậu bé Clymer, chú William đã yêu thương cậu như con đẻ.
Clymer dành phần lớn thời gian để học trong một thư viện rộng lớn của người chú, cũng là ân nhân Coleman, chú Coleman thường xuyên trông thấy cậu bé miệt mài với những cuốn sách ở thư viện. Jonathan Swift là tác giả mà Clymer say mê nhất. Kết quả là cậu đã sớm phát triển tình yêu đối với việc học hành và tiếp nhận tư tưởng cộng hòa như một triết lý chính trị. Do đó, ông coi trọng quyền tự do theo định nghĩa của Thomas Gordon và John Trenchard, những người đã viết bài với bí danh Cato vào những năm của thập niên 1720:
“Mọi người đều có quyền kiểm soát đối với các hành động của mình, và mọi người đều có quyền được thụ hưởng thành quả từ những giá trị lao động, nghệ thuật và thương mại của mình, miễn là những gì anh làm không gây tổn hại xã hội, và không gây tổn hại cho những cá nhân sống trong xã hội, miễn là anh ta không chiếm đoạt của người, và không ngăn trở người khác thụ hưởng những gì mà người ta mong muốn được thụ hưởng.”
Ngoài ra, sở học của George còn được tiếp tục bồi đắp trong phòng tài vụ của người chú, nơi cậu được đào tạo về các con số — và được truyền thụ những kiến thức cơ bản trong việc điều hành một doanh nghiệp thương mại.
Một thương nhân có sức ảnh hưởng trong những giai đoạn khó khăn
Clymer được thừa kế một phần tài sản từ ông nội của mình vào năm 1750. Sau đó, khi chú William Coleman qua đời vào năm 1769, ông cũng được thừa hưởng phần lớn tài sản của người chú. Đó là một sự may mắn lớn xét về mặt vật chất. Tuy nhiên, đây là một thời điểm vô cùng khó khăn. Cuộc chiến tranh giữa Pháp và Ấn Độ đã khiến một số lượng lớn người Pháp rời khỏi Bắc Mỹ. Nhưng các nhà chức trách Anh quốc vẫn quyết định để lại 10 ngàn quân đồn trú trên lục địa này. Để tăng nguồn thu nhằm duy trì lực lượng quân sự tại đây, Hành động điều hướng – Navigation Acts (các đạo luật về Hàng hải là một loạt luật do Quốc hội Anh áp đặt vào cuối những năm 1600 để điều chỉnh các tàu Anh và hạn chế thương mại và buôn bán với các quốc gia khác), trước đây vốn cho qua, cuối cùng đã được nghiêm túc xem xét và thực thi. Thêm vào đó, một bộ quy định mới: Đạo luật Đường – Sugar Act ra đời vào năm 1764. Những người dân thuộc địa từ thành phố Massachusetts đến Pennsylvania đã lớn tiếng phản đối việc này. Ngay từ đầu, họ đã làm rõ sự hoài nghi về thẩm quyền của Quốc hội trong việc đánh thuế. Để biểu đạt sự phản kháng, nhiều người dân thuộc địa đã tẩy chay hàng hóa của Anh quốc.
Tuy nhiên, sự hỗn loạn thực sự xảy ra khi Quốc hội chính thức thông qua Đạo luật Tem thuế – Stamp Act (1765). Đây là lần đầu tiên mẫu quốc áp dụng thuế nội địa đối với các thuộc địa. Đáp lại, nhóm phản đối mang tên Các con trai của tự do – Sons of Liberty đã gây ra các cuộc bạo loạn trên đường phố. Thêm vào đó, các cơ quan lập pháp tại thuộc địa đã thông qua các nghị quyết về Đạo luật chống lại Đạo luật Tem thuế. Và tại một hội nghị về đạo luật tem giữa các thuộc địa đã đưa ra một phản đối chung lên Quốc hội và nhà hoàng gia Anh. Clymer, năm đó 26 tuổi và mới vừa kết hôn, cũng là một trong những người dân phản đối đạo luật này. Thật vậy, trong số những người ưu tú ở Philadelphia, ông là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cuộc kháng chiến chống lại vương quốc Anh.
Mặc dù Đạo luật Tem thuế cuối cùng đã bị bãi bỏ, Quốc hội đã ngay lập tức thông qua Đạo luật Quyền Thu Thuế – Declaratory Act. Động thái này nhằm nhắc nhở người dân thuộc địa rằng Quốc hội vẫn sẽ duy trì nguyên tắc căn bản với việc nắm trong tay quyền lập pháp đối với các thuộc địa trong “mọi trường hợp”. Đạo luật Townshend ra đời sau đó đã chứng minh điều này, và phong trào chống nhập khẩu bùng nổ một lần nữa tại thuộc địa. Nó làm tê liệt công việc xuất khẩu của vương quốc Anh. Cùng lúc đó, Clymer đã dẫn đầu các phong trào hòng nỗ lực tẩy chay hàng hóa từ Anh quốc ở thành phố Philadelphia đồng thời là tác giả của các ấn phẩm và báo cáo chính trị ủng hộ nền độc lập tách khỏi Anh. Đây một quan điểm rất cấp tiến vào thời điểm đó. Bất chấp sự phản đối đến từ các thuộc địa, Đạo luật Townshend đã được thực thi nghiêm ngặt bởi Charles Townshend, một chính trị gia người Anh và đồng thời là người đề xuất chúng. Khi cơ quan lập pháp tiểu bang Massachusetts ban hành một thông tư nhằm chống lại Đạo luật Townshend, thống đốc bang đã giải tán cơ quan lập pháp. Việc này đã dẫn đến các cuộc bạo loạn và sự xuất hiện của bốn trung đoàn quân Anh ở Boston.
Chính trong bầu không khí chính trị ngột ngạt đó, Clymer đã kế thừa hầu hết công việc kinh doanh của chú mình. Vì thế, giờ đây, ông có quá nhiều thứ để mất. Sự chiếm đóng quân sự ở phía bắc khiến mối quan hệ giữa chính quyền Anh quốc và người dân tiểu bang Massachusetts ngày càng xấu đi — và nói rộng ra, đó cũng là tình trạng giữa nhà nước Anh với các thuộc địa khác. Việc một nhân viên hải quan ở Boston đã giết một cậu bé 12 tuổi – Christopher Snider là một giọt nước làm tràn ly. Cái chết này dẫn đến sự kiện “Thảm sát Boston” chỉ trong vòng vài tuần kế tiếp. Quân đội Anh sau đó đã được rút khỏi Boston.
Đạo luật trà và Đảng trà
Mặc dù mọi thứ dường như đã trở nên im ắng sau năm 1770, sự vụ Gaspee – The Gaspee Affair (1772), khi một tàu hải giám Anh quốc bị tấn công ngoài khơi của bờ biển đảo Rhode Island. Điều này đã một lần nữa gây nên sự căng thẳng giữa Anh quốc và các thuộc địa. Năm kế tiếp, Đạo luật Trà – Tea act đã được thông qua nhằm ủng hộ công ty Đông Ấn đồng thời triệt hạ những người buôn lậu sống ở thuộc địa.
Ở tuổi 34, Clymer đảm nhiệm việc lãnh đạo phong trào phản kháng ở địa phương nơi ông sống đối với Đạo luật Trà – the Tea Act. Clymer đã được lực lượng nổi dậy Boston tìm cách tiếp cận khi họ thành lập một ủy ban trao đổi thư từ với các nhóm nổi dậy ở Philadelphia. Clymer cũng đóng một vai trò quan trọng trong “cuộc họp trà – tea meeting” ở thành phố Philadelphia vào ngày 16/10/1773. Nơi đây, công chúng bị ấn tượng bởi “lý lẽ, sự chân thành, lòng nhiệt thành và lòng yêu nước mãnh liệt của Clymer,” theo một người viết tiểu sử thuộc thế hệ đầu. Cuộc họp đã đưa ra một số nghị quyết, một trong số đó nêu rõ:
“Nghị quyết gần đây được thêm vào bởi Công ty Đông Ấn, để vận chuyển trà của họ sang thuộc địa Hoa Kỳ với điều kiện phải nộp thuế khi cập cảng là một động thái mở để gia cường một kế hoạch cấp bộ trưởng, và đồng thời là một sự công kích lớn đối với sự tự do của Hoa Kỳ.”
Các nghị quyết của Cuộc họp trà – Tea meeting tại thành phố Philadelphia truyền cảm hứng cho người dân tại Boston để giải quyết theo cách tương tự. Thật vậy, John Adams, một người gốc Massachusetts, sau này đã viết:
“Ngọn lửa đã bùng lên vào ngày đó [ngày 16 /10/1773], nó nhanh chóng lan đến Boston và dần dần lan rộng khắp lục địa. Đây là cơn địa chấn đầu tiên đã giải phóng Hoa Kỳ khỏi Anh quốc.”
Tháng 12 năm đó, chỉ vài ngày sau buổi “Tiệc trà Boston” gây chấn động, thành phố Philadelphia đã có riêng cho mình một Tiệc trà: họ chặn một tàu chở trà từ Anh quốc. Và chính Clymer đã thuyết phục thuyền trưởng quay lại và trở về Anh quốc.
George Clymer do đó đã giúp khơi mào một chuỗi sự kiện mà cuối cùng đã bùng nổ thành cuộc cách mạng vũ trang.
Ký vào văn tự lập quốc
Sau khi “tiếng súng chấn động khắp thế giới” được bắn tại Lexington châm ngòi cho Chiến tranh cách mạng Mỹ, ông Clymer đã đáp lời hòng kêu gọi và huy động những tình nguyện viên “Yêu nước”. Đồng thời, ông kéo thêm nhiều người Anh cùng hợp tác với những người dân tại Pennsylvania để hỗ trợ George Washington và lực lượng Lục quân tại lục địa. Ông cũng thành lập một lực lượng địa phương quân và giúp trấn thủ thành phố Philadelphia. Cũng trong khoảng thời gian đó, để thể hiện sự ủng hộ của chính mình đối với “chính nghĩa”, ông đã đóng góp phần nhiều vàng bạc của mình vào tiền giấy của Quốc hội, hay còn gọi là đồng “lục địa”. Sau cùng ông đã mất khối tài sản khi đồng tiền “lục địa” bị lạm phát và trở thành vô giá trị. Tuy nhiên, khi một phần của phái đoàn Pennsylvania tới Quốc hội Lục địa thứ hai từ chối Tuyên ngôn Độc lập chung được đề xuất và rời khỏi cơ quan đó, Clymer đã được bầu để thay thế chỗ trống của họ.
Ông đã thực hiện được trọng trách quan trọng này – và như vậy, ông đã có mặt để ký lên văn tự sáng lập của Liên minh mới, cùng với 55 người khác. “Để ủng hộ bản tuyên cáo này,” Clymer và các đồng nghiệp của ông tuyên bố, “chúng tôi cùng cam kết với hết thảy, chúng tôi lấy sinh mạng, vận may và danh dự thiêng liêng của chúng tôi để thực hiện cam kết, cùng với lòng tin vững chắc vào sự che chở và chu toàn của Thượng Đế.”
Ông Clymer tiếp tục hoạt động như một cầu nối giữa George Washington và Quốc hội Lục địa. Đây là một trọng trách mang đầy tính rủi ro vì công việc này thường liên quan đến việc di chuyển bí mật qua những vùng lãnh thổ của kẻ thù để có mặt tại tiền phương. Ông đã phục vụ trong quốc hội trong gần như trọn vẹn thời gian của cuộc kháng chiến. Chưa hết, ông đã giúp dựng lập hiến pháp của thành phố Pennsylvania; đồng thời duy trì quan hệ liên minh với thành phố Shawnee và thành phố Delaware. Thêm vào đó, ông còn kêu gọi những đóng góp to lớn cho lực lượng lục quân tại lục địa. Sau chiến tranh, ông tiếp tục làm việc như một thương gia trong khi vẫn phục vụ trong cơ quan lập pháp Pennsylvania. Tiếp theo, ông đại diện cho tiểu bang có mặt tại Hiệp ước Philadelphia năm 1787. Chính tại đó, Hiến pháp đã được viết ra và Clymer là một nhà lập quốc đã ký lên hiến pháp.
Vì vậy, Ông Clymer đã trở thành một trong số ít nhà lập quốc đã ký trên cả Tuyên ngôn Độc lập và 11 năm sau, Hiến pháp của liên bang. Để vinh danh Clymer, một quận và một thị trấn ở thành phố Pennsylvania và một thị trấn ở thành phố New York được đặt theo tên của ông.
Tiến sĩ Jackson, người dạy lịch sử phương Tây, lịch sử Hồi giáo, lịch sử Hoa Kỳ, lịch sử Châu Á và lịch sữ thế giới ở cấp bậc đại học. Ông còn được biết đến trên YouTube với biệt hiệu “giáo sư du mục – The Nomadic Professor “. Bạn có thể thưởng thức các công trình của ông, bao gồm toàn bộ các lớp học lịch sử trực tuyến và xem các bộ phim thực địa, do ông thực hiện, được quay tại rất nhiều địa điểm trên khắp thế giới, tại nomadicprofessor.com.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: