Tình yêu gia đình là nền tảng của nền văn minh
Bà Rebecca Roache, một giảng sư kỳ cựu về triết học tại Royal Holloway, University of London đã từng viết, “Mong muốn có quan hệ huyết thống với chính con ruột của mình, cũng như mong muốn kết giao chỉ với một nhóm sắc tộc, có thể gây nên những hậu quả xấu.”
Tương tự như vậy, Tiến sĩ Ezio Di Nucci tại Đại học Copenhagen nói, “Việc chỉ ưa thích những đứa trẻ có cùng chung huyết thống là không hợp lý về mặt đạo đức” và việc thích con cái của chính mình là một “sự sai trái về mặt đạo đức.” Ông khẳng định điều này là vì “Tình yêu thực sự mà bậc làm cha làm mẹ dành cho con là bất chấp những khác biệt về mặt huyết thống.”
Những tuyên bố trên của giới học giả thật hoang đường, và hầu hết các bậc cha mẹ trên khắp thế giới đều che chở và yêu thương con cái với sự hăng say và lòng nhiệt thành. Phải chăng sự ưu ái này là biểu hiện của một hệ thống phân biệt chủng tộc ở mức độ gia đình”? Và liệu quan điểm mang xu hướng phân biệt chủng tộc này đang dần phổ biến, và được che đậy bởi những từ ngữ nhẹ nhàng hơn?
Mặt khác, sự yêu thương đối với con cái của chính mình mang tính rộng khắp và không phải là một căn bệnh, một chứng rối loạn, một triệu chứng của sự bất bình đẳng, hay một dấu hiệu của sự phân biệt chủng tộc. Hầu hết mọi người gọi nó với tên gọi khác – tình yêu. Và đa số mọi người cho rằng đó là một điều vô cùng thiêng liêng và tốt đẹp. Trên thực tế, xuyên suốt lịch sử nhân loại, tình yêu của cha và mẹ dành cho con được coi là tiêu chuẩn để đo lường tất cả các hình thức khác của tình yêu.
Có gì là ngạc nhiên khi chúng ta tham dự một buổi biểu diễn đàn dương cầm, và điều làm chúng ta phấn khích nhất là khi được nghe bản nhạc mà chính con mình biểu diễn? Có gì là ngạc nhiên khi ta đến xem một trận bóng đá ở trường trung học, và ta hy vọng huấn luyện cho con mình ra sân từ băng ghế dự bị để đứa nhỏ có thể cống hiến hết mình? Đây không phải là dấu hiệu của sự phân biệt chủng tộc hoặc sự bất bình đẳng có hệ thống. Đây là những ràng buộc, những sợi dây kết nối thế giới lại với nhau. Và tất cả những điều trên sẽ trao cho mỗi cá nhân sự khích kệ và sự cổ vũ rất riêng.
Yêu thương mọi người
Tại sao phải yêu thương mọi người? Tại sao việc một đứa trẻ thuộc về cha mẹ nào lại quan trọng đến thế sao? Có phải chúng ta cần phải yêu thương tất cả mọi người nhiều như yêu chính bản thân chúng ta? Đó chẳng phải là mục đích cuối cùng sao? Đúng, nhưng việc yêu thương mọi người là một tiêu chuẩn cao hơn, và cần một thời gian dài để học hỏi. Học cách yêu thương hiệu quả nhất là việc thực hành yêu thương trong những nhóm nhỏ những người thân thuộc. Và gia đình của chúng ta là nhóm nhỏ mà chúng ta có thể thực hành yêu thương. Cho đến khi chúng ta nhận ra rằng mọi người trên hành tinh thực sự là một thành viên của một đại gia đình rộng lớn có liên kết, chúng ta sẽ yêu mọi người nhiều hơn vì chúng ta đã được học cách yêu thương gia đình [nhỏ của mình] trước đó.
Khi một đứa trẻ mồ côi hoặc bị chia cắt khỏi cha mẹ vì bất kỳ lý do gì, một xã hội công bằng sẽ cố gắng điều chỉnh hoàn cảnh đó để đem đến những điều tốt đẹp nhất cho đứa trẻ. Mặc dù việc nhận con nuôi hiếm khi diễn ra suôn sẻ, nhưng nó cũng thường mang đến cho đứa trẻ cơ hội tuyệt vời để lớn lên trong một gia đình, nơi chúng được yêu thương, tôn trọng, và sự che chở như thể theo khuôn mẫu được thiết lập bởi những liên hệ về mặt huyết thống thật sự.
Đánh bại mối quan hệ họ hàng
Kể từ thời Platon, những nhà hiền triết đã lập luận rằng cha mẹ không có gì đặc biệt và những người không phải cha mẹ vẫn có thể nuôi dạy trẻ, và thậm chí còn nuôi dạy tốt hơn cả cha mẹ ruột. Vào những năm 1970, tác giả Shulamith Firestone đã viết, “Một người mẹ trải qua 9 tháng mang thai sẽ cảm thấy rằng “sản phẩm” (ám chỉ đứa bé) của sự đau đớn và khó chịu đó là của riêng cô ta… Nhưng chúng tôi muốn xóa bỏ tính chiếm hữu đó .”
Vào năm 2017, một nhà hoạt động ủng hộ xu hướng không kết hôn và nhà nữ quyền cấp tiến Merav Michaeli tuyên bố rằng việc người cha quản lý con cái của họ đã gây ra “sự tổn thương liên tục ở trẻ em” và đề xuất rằng các mối quan hệ huyết thống nên không được công nhận bởi luật pháp, mà đúng hơn là luật pháp nên xác nhận các thỏa thuận về quyền nuôi con trong đó “một đứa trẻ có thể có nhiều hơn hai cha mẹ; đặc biệt, họ không nhất thiết phải là cha mẹ ruột của những đứa trẻ đó.”
Ngoài ra, nhà nữ quyền Sophie Lewis đã tuyên bố vào năm 2019 rằng chúng ta phải “làm tiêu biến các quan niệm về cha truyền con nối” và nỗ lực để “xóa bỏ những mối quan hệ tình thân” trên diện rộng. Cô ấy cũng tuyên bố rằng “trẻ sơ sinh không bao giờ thuộc về bất cứ ai” và phủ nhận giá trị của mối quan hệ gia đình.
Những người muốn xóa bỏ hoặc lên án mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái vì vin vào cớ rằng tình thân máu mủ sẽ làm gia tăng tính chiếm hữu hoặc sự phân biệt chủng tộc, những kẻ này hoàn toàn sai lầm. Họ đánh giá thấp sức mạnh của gia đình- nơi ta thuộc về. Trên thực tế, gia đình là một quyền năng tối thượng, nó thôi thúc những cá nhân hy sinh bản thân để dành lấy những điều tốt đẹp cho các thành viên còn lại. Và trên hết, bản chất cốt lõi của một con người là họ cần thuộc về một gia đình và để có thể hy sinh bản thân cho những thành viên có quan hệ cùng huyết thống.
Sự hi sinh gian khổ trong một thời gian dài là điều cần thiết để giúp một người từ khi còn nhỏ, không có khả năng tự sinh tồn, phát triển thành một người trưởng thành, có năng lực. Đó là yếu tố làm tăng trưởng tình yêu. Và yêu những thứ thuộc về bạn không hề xấu xa. Nó là điều tốt.
Gia đình là nơi để chia sẻ và kết nối, không phải để tranh giành
Quá trình thụ thai và sự chào đã đời liên kết chặt chẽ các thành viên, và tạo nên mối quan hệ gia đình. Sẽ không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa con người nếu cuộc sống được sắp đặt giống như cuốn tiểu thuyết kinh điển “Chúa tể loài ruồi,” trong đó con người về cơ bản là được phù phép để nghiễm nhiên tồn tại trong một cộng đồng chứ không phải được sinh ra từ một gia đình. Đây là cái được gọi là “bình đẳng” bởi những người theo chủ nghĩa xã hội. Nó mang theo sự hỗn loạn và tàn nhẫn. Nó dẫn đến sự cạnh tranh hoặc sự liên minh. Bắt đầu cuộc sống với thù hận, thù hận, thù hận và chết chóc có nhiều khả năng xảy ra hơn khi bạn bắt đầu cuộc sống với thái độ hoặc trung lập hoặc chống đối hơn là kết nối chia sẻ.
May mắn thay, dù là do trùng hợp ngẫu nhiên hay do sự an bài của Thượng Đế, các mối quan hệ gia đình đã đặt mọi người ở điểm xuất phát- nơi mà họ có xu hướng kết nối hơn là cạnh tranh.
Mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái bảo đảm rằng tất cả mọi người đều bắt đầu và thuộc về từ một vị trí phù hợp cho sự gắn kết, bảo đảm rằng họ có cơ hội tốt nhất để sống sót và trải nghiệm tình yêu. Dù mâu thuẫn hay sự thờ ơ vẫn có thể xảy ra, cảm giác mạnh mẽ của sự thân thuộc do gia đình mang lại sẽ khiến các thành viên hướng đến tình yêu.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times