Tinh thần Mỹ đích thực: Sự pha trộn đầy cảm hứng kiến tạo nên thủ đô Hoa Thịnh Đốn
Kiến trúc sư Pierre Charles L’Enfant, nhà thám hiểm Andrew Ellicott, nhà khoa học Benjamin Banneker đã tạo nên cảm hứng đáng ngạc nhiên cho thiết kế của Hoa Thịnh Đốn.
Khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hãy còn non trẻ, các thành phố được thành lập như New York và sau đó là Philadelphia đóng vai trò là trụ sở của chính phủ.Trong khi vị sĩ quan Alexander Hamilton và nhiều người miền Bắc hài lòng, thì ngài Thomas Jefferson và nhiều người miền Nam lại không vừa ý. Vì thế, cần một trụ sở chính phủ liên bang được thành lập ở một vị trí trung tâm hơn. Trong The Federalist số 43, cố tổng thống thứ 4 James Madison giải thích lý do tại sao đất nước cần một “đặc khu liên bang” riêng biệt sẽ nằm dưới quyền chỉ đạo của Quốc hội và sẽ không thuộc phần địa hạt của bất kỳ tiểu bang nào.
Đây không chỉ là một mối quan tâm trên lý thuyết. Vào tháng 6/1783, những người lính Lục địa không được trả lương đã tràn hàng loạt xuống Đại hội khi họp tại Philadelphia. Tiểu bang Pennsylvania từ chối mọi yêu cầu viện trợ, và các nhà lập pháp chạy trốn đến New Jersey. Chỉ có sự can thiệp của ngài George Washington mới khiến tình hình không vượt quá tầm kiểm soát. Những người theo chủ nghĩa chống Liên bang cũng lo ngại không kém, vì sợ rằng một thành phố liên bang được thành lập sẽ trở thành “đầm lầy của nạn tham nhũng và là vườn ươm tiềm năng cho những tên bạo chúa,” như sử gia Lee Casey kể lại.
Theo Điều 1, Mục 8 của Hiến pháp Hoa Kỳ, chính phủ liên bang đã được trao quyền “thực hiện Pháp luật độc quyền trong tất cả các Trường hợp, đối với Đặc khu đó (không quá mười dặm vuông), có thể, bởi Sự nhượng bộ của các tiểu bang cụ thể và sự chấp nhận của Quốc hội, trở thành trụ sở của Chính phủ của Hoa Kỳ. Quốc hội chỉ yêu cầu thủ đô phải nằm trên sông Potomac. Năm 1790, tổng thống George Washington đã chọn một vị trí đắc địa. Theo đúng mô tả được đưa ra, một đặc khu rộng 10 dặm vuông được bố trí bên kia sông Potomac, giáp với hai tiểu bang Virginia và Maryland.
Ngài Thomas Jefferson đã mường tượng ra bài trí đơn giản cho Trụ sở chính phủ, nên có “lối đi công cộng hạn chế, Dinh Tổng thống và Nhà Quốc hội.” Chúng sẽ được xây dựng nằm cạnh nhau. Khu vực xung quanh, được xác định bởi thửa vuông rộng 10 dặm, sẽ duy trì là vùng nông thôn mở vĩnh viễn. Vì thế, thủ đô, như ngài Jefferson hình dung, sẽ luôn được bao quanh bởi những cánh đồng, những khu rừng và đất nông nghiệp.
Kiến trúc sư L’Enfant và Versailles
Có lẽ ngài George Washington cũng sẽ hài lòng với ý tưởng đó, nhưng vào ngày 11/9/1789, ông nhận được một lá thư từ một người từng là kỹ sư của ông trong cuộc chiến giành độc lập. Pierre Charles L’Enfant là một kiến trúc sư và họa sĩ được đào tạo tại Pháp, người đã viết cho Washington những dòng đề xuất sau:
“Quyết định muộn màng của Quốc hội về việc đặt nền móng cho một thành phố sẽ trở thành Thủ đô của Đế chế rộng lớn này, mang đến một cơ hội tuyệt vời để đạt được danh tiếng cho bất cứ ai có thể được chỉ định để thi công dự án này, mà Đức ông sẽ không khỏi ngạc nhiên rằng tham vọng và mong muốn trở thành một Công dân hữu ích của tôi đã khiến tôi khao khát được chia sẻ trong Công cuộc vĩ đại này. Có lẽ trước đây chưa có Quốc gia nào có cơ hội tự ý quyết định về vị trí nơi mà thành phố Thủ đô của họ nên đặt ở đâu, hoặc xem xét mọi cân nhắc cần thiết trong việc lựa chọn tình huống — và, trong khi các phương tiện trong phạm vi quyền lực của đất nước không đủ để theo đuổi thiết kế ở bất kỳ mức độ vĩ đại nào, rõ ràng là kế hoạch nên được vẽ trên quy mô sao cho dành chỗ cho việc nâng cấp và chỉnh trang để làm tăng thêm sự phát triển của Quốc gia, sự giàu có sẽ cho phép nó nâng cấp lên theo vào bất cứ lúc nào, dù khoảng cách ra sao — Dưới góc độ này, tôi hoàn toàn nhận thức được sự tồn tại ý nghĩa của dự án này, và với hy vọng tiếp nối niềm đam mê mà ngài đã ca ngợi trước đây đối với tôi, giờ đây, tôi đang mong muốn được ưu ái chung tay vào dự án này.”
Năm 1791, ngài L’Enfant lần đầu tiên đến thăm địa điểm này với ngài Washington và Ủy ban Đặc khu Columbia đã ủy thác ông lập ra một bản vẽ quy hoạch ban đầu cho thành phố. Chỉ với hai tuần để phát triển với một ý tưởng ban đầu, L’Enfant đã hợp tác với nhà khảo sát Andrew Ellicott và trợ lý của ông Benjamin Banneker để tạo ra một kế hoạch vĩ mô hơn nhiều so với của Jefferson. L’Enfant đã tạo ra một thủ đô cho nước cộng hòa non trẻ bằng cách kết hợp các vị trí cao của các khu vực để làm địa điểm cho các tòa nhà công cộng lớn và kết nối chúng với các đại lộ giao nhau rộng rãi.
Có phải ông được truyền cảm hứng từ đền Parthenon hay Bảo tàng Rome không? Hay là ông bắt chước các quảng trường Âu châu thời Phục hưng? Không. Ông đã chọn lấy cảm hứng từ cung điện của vua Louis XIV tại Versailles, nơi từng là trụ sở của chế độ quân chủ chuyên chế của Pháp. Vườn Săn bắn của Versailles được thiết kế với những vị trí cao nối với nhau bằng những con đường giao nhau. Pierre L’Enfant đã mường tượng ra một “thành phố vườn” với cách bài trí tương tự như những khu vườn của nhà vua. Ý tưởng của ông là một mạng lưới thành phố với những con đường giao lộ kết nối các địa khu quan trọng. Điện Capitol và Dinh Tổng thống sẽ nằm ở vị trí đắc địa. Tại các ngã giao nhau của những đại lộ này, các vòng xuyến và quảng trường sẽ được xây dựng.
Bản thiết kế ban đầu được đưa ra bởi nhà thám hiểm Andrew Ellicott và nhà khoa học Benjamin Banneker. Trong khi những đại lộ tỏa ra được lấy cảm hứng từ các khu vườn của “Vua Mặt trời,” các khu vực cao liên kết lại để phục vụ các chức năng cần thiết của một nước cộng hòa đại diện. Kết quả cuối cùng là hoàn toàn khác với thiết kế của lâu đài Pháp, thể hiện sự thiết lập quyền lực tuyệt đối. L’Enfant giám sát việc bố trí địa điểm ban đầu, nhưng ông nhanh chóng gặp bất đồng với các ủy viên của Quận Columbia. L’Enfant có vẻ khó làm việc với họ. Và cuối cùng các ủy viên cùng ngài George Washington đã sa thải kiến trúc sư “ngôi sao nhạc rock” đầu tiên của nước Mỹ.
Benjamin Banneker đã đến để giải cứu
Câu chuyện lịch sử kể rằng L’Enfant đã cuộn các bản vẽ và rời khỏi đất nước trong nỗi bất bình. Nhà thám hiểm Ellicott quay sang khoa học gia Banneker, người đã chuẩn bị các cuộc điều tra thực tế, và người ta nói rằng Banneker đã vẽ lại các thiết kế từ trí nhớ! Mặc dù nhiều nhà sử học hiện đại đã nghi ngờ Banneker đã chuyển đổi các vị trí, nhưng những thành tựu được ghi chép lại của quý ông này đã chứng minh rằng ngài có khả năng tạo lập được một kỳ tích như vậy. Trên thực tế, các cuộc khảo sát và quy hoạch thành phố đã được diễn ra suôn sẻ, và nhà khoa học Benjamin Banneker là người phụ trách phần lớn công việc đó.
Ngài Banneker, một người Mỹ gốc Phi tự do đã dành phần lớn cuộc đời của mình như một nông dân giản dị, có may mắn được quen biết những người định cư thuộc Giáo hữu hội ở Ellicott’s Mills tại Maryland. Một giáo hữu hội có niềm tin vào việc giáo dục cho tất cả mọi người, và Banneker trẻ tuổi chắc chắn đã nhận được một nền tảng giáo dục vững chắc. Banneker đã trở thành một sinh viên thiên văn học và xuất bản một cuốn niên giám. Ông đã tạo ra một hệ thống đồng hồ cơ học. Có vẻ như ông đã bắt đầu theo nghề khảo sát ở độ tuổi 50, đến thời điểm mà ông sẽ không thể làm nông nghiệp được nữa. Ông đã viết thư cho Tổng thống Thomas Jefferson về tình trạng của những người Mỹ gốc Phi đồng hương của mình. Bức thư của ông gửi cho Jefferson được viết rất hay, gợi lên cả lý trí và lòng nhân ái. Trong một bức thư gửi cho Ngoại trưởng Jefferson năm 1791, Banneker đã xây dựng dựa trên các nguyên tắc được tuyên thệ trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ:
“Thưa quý ngài, tôi thoải mái và hân hạnh thừa nhận rằng tôi thuộc chủng tộc Phi Châu, … và với ý thức biết ơn sâu sắc nhất đối với Đấng tối cao của vũ trụ, mà giờ đây tôi thú nhận với ngài rằng tôi không ở dưới Nhà nước của vương quyền chuyên chế, và sự giam cầm vô nhân đạo, mà quá nhiều anh em đồng hương của tôi phải chịu cảnh đọa đày; nhưng tôi đã nếm trải rất nhiều thành quả từ những phước lành liên tiếp có được từ sự tự do và vô song mà ngài được ưu ái, và tôi hy vọng ngài sẽ sẵn lòng thừa nhận rằng ngài đã nhận được ngay từ bàn tay của Đấng tạo hóa, Ngài tạo nên điều tốt lành và những món quà hoàn hảo.”
Cụm từ “Tất cả nam giới” của Tuyên ngôn đã sớm được chứng minh trong lịch sử nước cộng hòa của chúng ta nhờ sự đóng góp đáng kinh ngạc của Banneker cho thủ đô của nước Mỹ. Một người Pháp, một người thuộc giáo hữu hội và một người đàn ông tự do đã hợp tác để tạo nên nguồn cảm hứng bất ngờ cho thiết kế của thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Bài viết này ban đầu được xuất bản trên tạp chí American Essence.