Tìm thấy niềm hy vọng khi giá xăng tăng và xã hội suy thoái
Tôi cảm thấy nhói lòng khi đi ngang qua trạm xăng trên đường tới chỗ làm. Giá xăng đã tăng vọt từ lần cuối cùng tôi lái xe ngang qua đây… chính là ngày hôm qua. Thật ra, gần đây giá xăng dường như tăng lên 10 cents một ngày. Với tốc độ này, khi mùa hè kết thúc, việc này sẽ…ôi không, tôi không thể nghĩ về điều đó. Suy nghĩ như vậy chỉ mang đến nỗi sợ hãi.
Thật không may mắn, tôi hoài nghi mình là người duy nhất gần đây chống lại xu hướng lo sợ về tương lai. Trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, tôi đều nghe thấy những người khác bàn tán về tình hình thế giới, tự hỏi không biết chúng ta sẽ phải làm gì. Thậm chí nếu chúng ta không quan tâm đến giá xăng, vẫn còn nhiều thứ khác từ việc khoản nợ thẻ tín dụng đến hết hạn mức cho tới các cuộc tấn công ngẫu nhiên vào những người vô tội hay các kệ hàng trống trong tiệm tạp hóa. Tất cả điều này dường như là dấu hiệu cho thấy chúng ta sắp phải đối diện với một cuộc Đại Khủng Hoảng khác …hay có thể còn tệ hơn thế.
Giai đoạn khó khăn đang ở trước mắt. Và với những người đã từng có một cuộc sống cực kỳ thoải mái trong khoảng thời gian dài, thật bất an khi suy nghĩ về việc cuộc sống của mình có thể sẽ bước vào một giai đoạn khó khăn và thiếu thốn kéo dài. Tuy nhiên, trong lúc chuẩn bị tinh thần để chịu đựng những gian khó này, tôi đột nhiên được gợi nhắc về một điều tốt đẹp mà những khó khăn kia sẽ mang lại cho tôi, cho bạn, và cho toàn bộ đất nước của chúng ta.
Nhận thức này chợt đến trong khi tôi đang đọc một bài luận văn ngắn có nhan đề “The Great Liberal Death Wish,” (Tạm dịch: Điều ước vĩ đại về cái chết tự do) được nhà báo người Anh Malcolm Muggeridge viết vào năm 1970. Trong bài luận, ông Muggeridge miêu tả chu kỳ đẩy nhân loại vào những tình huống nghiêm trọng giống như hoàn cảnh mà chúng ta dường như đang gặp phải.
Ông Muggeridge viết rằng “Những nỗ lực mà con người thực hiện để đạt được hạnh phúc cho riêng mình, để có được một cuộc sống dễ chịu, đầy lạc thú, khi đến lúc sẽ khiến điều ngược lại xảy ra. Khi con người lãng quên Đấng Sáng Thế, trở nên tự cao tự đại và thừa nhận những quan điểm cuồng dại, họ sẽ đánh mất bản tính chân chính. Và chính hoàn cảnh đó sẽ khiến người Tây phương đang ngày càng tìm lại được chính mình.”
Tuy nhiên, ông Muggeridge cũng mang đến cho chúng ta một thông điệp của niềm hy vọng, nhắc đến những người đã chịu đựng nỗi thống khổ trong quá khứ như một ví dụ.
Ông viết thêm “Chúng ta đã nhận được chỉ dấu đặc biệt nhất về sự thật của cuộc sống, khiến tôi tiếp tục tự mình suy ngẫm. Đó là khi những biểu đạt đẹp đẽ và hoàn hảo nhất về khát khao tinh thần của con người xuất hiện, không phải từ giấc mơ tự do trong bất kỳ biểu hiện nào, mà là từ những người sống trong các trại lao động cưỡng bức của Liên Xô cũ.”
Ông nói rằng bạn sẽ không nghe thấy mặt tích cực của việc chịu đựng những khó khăn trong các bản tin, vì phương tiện truyền thông thật sự không muốn biết về điều ấy. Có lẽ đó là bởi vì sự chịu đựng gian khó giúp bạn giác ngộ, là việc mà truyền thông không muốn bạn đạt được.
Ông Muggeridge viết tiếp như sau:
“Tôi đang đọc về điều ấy trong một bài luận văn dài do tác giả người Nam Tư Mihajlo Mihajlov, người đã từng trải qua vài năm trong nhà tù ở Nam Tư, viết. Ông dẫn chứng hết trường hợp này đến trường hợp khác về những người như tiểu thuyết gia Solzhenitsyn, nói rằng họ đã đạt được giác ngộ khi sống trong trại lao động cưỡng bức. Chỉ khi mất đi tự do, họ mới hiểu tự do là gì, chỉ khi dường như không còn tương lai, họ mới hiểu mục đích của cuộc sống là gì. Ngoài ra, họ còn nói rằng khi bạn phân vân lựa chọn giữa cứu rỗi linh hồn hay thể xác, người nào chọn cứu rỗi linh hồn sẽ tập trung được sức mạnh của mình và do đó tiếp tục sống còn, trong khi người nào đánh đổi linh hồn để cứu lấy thể xác sẽ trả giá bằng việc đánh mất cả thể xác lẫn linh hồn.”
“Nói một cách khác, tuân theo chính xác điều mà Thiên Chúa đã từng răn dạy chúng ta, rằng ai yêu sự sống mình thì sẽ mất đi, ai ghét sự sống mình trong đời này thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời. Chính vì vậy, trong hoàn cảnh hiện tại, đó là nơi tôi tìm thấy ánh sáng trong hoàn cảnh tăm tối của chúng ta.”
Nói tóm lại, nỗi khổ thức tỉnh con người, cho họ niềm khao khát tự do và một lý do để sống và đấu tranh cho lẽ phải.
Lẽ dĩ nhiên, chúng ta sẽ đạt được lợi ích từ việc đưa trở lại vào xã hội những nhận thức tốt đẹp như thế. Vậy nên, thay vì sợ hãi về tương lai và tình hình khó khăn có thể xảy ra, tôi được truyền cảm hứng để chấp nhận điều đó. Mặc dù nhìn bên ngoài thì những khó khăn sắp xảy đến có thể không phải là điều mà chúng ta yêu thích, nhưng nội hàm bên trong có lẽ chứa đựng sự phục hồi mà chúng ta cấp thiết đang cần đến.
Thanh Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times