Tiền lương thực tế của người Mỹ giảm do lạm phát gia tăng
Mặc dù người dân Mỹ đã chứng kiến mức tăng lương đáng kể trong năm qua, nhưng thực sự thì tiền lương thực tế đã giảm trong thời gian này do lạm phát tăng vọt, vốn đang ở mức cao trong bốn thập niên.
Theo bản tóm tắt tình hình việc làm hôm 08/07 của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ: “Trong tháng Sáu, thu nhập trung bình theo giờ của tất cả nhân viên trong bảng lương phi nông nghiệp tư nhân đã tăng 10 xu, tương đương 0.3%, lên 32.08 USD. Trong 12 tháng qua, thu nhập trung bình theo giờ đã tăng 5.1%.”
Đồng thời, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một thước đo lạm phát, tăng 0.97% trong tháng Sáu hàng tháng và 8.67% hàng năm, dữ liệu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland cho thấy.
Trừ đi CPI từ thu nhập bình quân theo giờ trong tháng Sau, tăng trưởng tiền lương thực tế đã giảm 0.67% hàng tháng và 3.57% trong 12 tháng.
Ông Tom McMullen, đối tác khách hàng cao cấp của công ty tư vấn tổ chức Korn Ferry ở Chicago, cho biết trong một bài báo được xuất bản bởi Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM), trong 10 năm qua, “lạm phát rất thấp” đã tạo ra “mức tăng lương thực tế” cho người lao động Mỹ, điều mà hiện nay đang thay đổi.
Ông McMullen nói, hiện tại, “tiền lương tăng, tỷ lệ thay đổi cao nhất trong thập niên qua, nhưng lạm phát cao nhất trong 40 năm … Quý vị không nghe thấy nhiều sự tức giận khi tăng trưởng tiền lương vượt quá lạm phát, nhưng chúng ta đang nghe thấy điều đó, đặc biệt là khi có khoảng cách lớn giữa 2 còn số này.”
Có thể sẽ có nhiều đợt tăng lương hơn trong thời gian tới. Một cuộc khảo sát của Salary.com, chuyên cung cấp dữ liệu lương thưởng cho nhân viên, cho thấy 73% các tổ chức Hoa Kỳ đang hướng tới mục tiêu tăng ngân sách trả lương từ 4% trở lên vào năm 2022, với 43% tăng “ngân sách tăng lương thưởng” lên 5% hoặc nhiều hơn.
Tuy nhiên, chừng nào lạm phát vẫn ở mức cao, mức tăng lương như vậy có thể chứng tỏ là quá ít đối với những người dân Mỹ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
Thu nhập khả dụng thực tế suy giảm là ‘điều đáng lo ngại’
Làm phức tạp thêm kịch bản tăng trưởng tiền lương là ý định của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát giảm xuống. Kể từ tháng Ba, cơ quan này đã tăng lãi suất thêm 150 điểm cơ bản. Con số này bao gồm mức tăng 75 điểm vào tháng Sáu, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994.
Trình bày với các nhà lập pháp vào tháng Sáu, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng thị trường lao động đang thắt chặt và “nóng không bền vững” trong khi lưu ý rằng lạm phát vẫn còn cao so với mục tiêu 2% của cơ quan này. Ông nói nếu không làm giảm lạm phát, sẽ không thể có “giai đoạn bền vững cho việc làm tối đa.”
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Donald Grimes, một nhà kinh tế học của Đại học Michigan, chỉ ra rằng mặc dù mức thu nhập khả dụng đang ở mức như trước đại dịch COVID-19, nhưng chúng không bình thường.
Thay vì tăng với tốc độ 2 đến 3% mỗi năm, thu nhập khả dụng đang trên đà giảm 5.6%. Điều này là do lạm phát và sự chấm dứt của hỗ trợ đại dịch liên bang, ông nói.
Ông Grimes cho hay: “Đối với những người tiết kiệm được một phần số tiền đó để hỗ trợ tiêu xài, cuộc sống có lẽ vẫn khá ổn. Nhưng đối với những người sống toàn bằng lương, thu nhập khả dụng thực tế giảm đi… điều đó còn căng thẳng hơn nhiều so với điều các nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách nhận ra.”
Anh Naveen Athrappully là một phóng viên tin tức đưa tin về các sự kiện kinh doanh và thế giới tại The Epoch Times.