‘Thấu hiểu bản chất tà ác của Trung Cộng’: Người phụ nữ bị bức hại đào thoát khỏi Trung Quốc với sự giúp đỡ của vị hôn phu
Một câu chuyện tình yêu từ đất nước Trung Quốc Cộng Sản.
Sau hai năm dũng cảm trước sự tra tấn không ngừng nghỉ trong một trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc Cộng Sản, một người phụ nữ đã được giải cứu an toàn đến nước Úc bởi vị hôn phu của cô.
Đôi vợ chồng này, hiện nay đã trên năm mươi tuổi, kể lại với thời báo The Epoch Times về hành trình chấn động tâm can qua chuỗi ngày đen tối nhất của cuộc đời họ, phơi bày ra sự bất công diễn ra phía sau những bức tường đỏ khủng bố luôn đóng kín của các nhà tù và trại lao động cưỡng bức tại Trung Quốc. Câu chuyện của họ là một câu chuyện về tình yêu chân thành, về niềm tin vững chắc và một lòng dũng cảm kiên định.
Khoảng gần hai thập niên trước đây, cô Lý Nghênh, hiện tại đã 51 tuổi, đã từng bị bắt giam tại đất nước Trung Quốc chỉ vì niềm tin kiên định của mình vào môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động một chiến dịch đàn áp nặng nề đối với môn tu luyện thiền định bình hòa này vào tháng Bảy năm 1999, lo sợ rằng việc thực hành các giá trị đạo đức phổ quát như chân, thiện và nhẫn là một sự đe da đối với các hệ tư tưởng vô thần luận và chủ nghĩa Mác-xít.
Cô Lý Nghênh, hiện đang cư trú tại Sydney cùng với chồng mình và ba đứa con, đã từng bị bức hại và cưỡng bức vì từ chối từ bỏ niềm tin của mình.
“Chính tình yêu của anh ấy đã giúp tôi vượt qua những ngày tháng đen tối nhất cuộc đời mình,” Cô Lý Nghênh nói.
“Nếu như người dân toàn thế giới có thể hiểu rõ bản chất xấu xa của ĐCSTQ, thì bạn có thể nhìn ra được sự chuyển đổi dần dần ‘sang chủ nghĩa cộng sản’ đang diễn ra trên toàn cầu. Nếu càng có nhiều người kháng cự lại chủ nghĩa cộng sản, thì chúng ta sẽ có được một thế giới yên bình.”
— Anh Grant Lee, người đã giúp cô Lý Nghênh trốn thoát được đến đất nước Úc
Bị tra tấn vì kiên định đức tin của mình
Sau khi cô Lý Nghênh bị cảnh sát bắt cóc vào tháng 01/2001, cô đã bị đưa đến một trung tâm tẩy não. Để phản kháng lại việc bắt giam phi pháp, cô Lý Nghênh đã tuyệt thực trong một tháng. Những người lính canh đã dùng đến các biện pháp cưỡng ép để tra tấn và bức thực, khiến cho sức khỏe của cô ngày càng giảm sút. Cô đã bị giam giữ trong suốt bốn tháng trước khi được nơi làm việc của mình bảo lãnh.
Nhớ lại những ngược đãi mà mình đã phải chịu đựng, cô Nghênh kể rằng một nhân viên của trung tâm tẩy não đã từng một cách không e dè gì nói với cô rằng: “Bắt cô vào tù hoặc quản thúc cô tại gia chính xác là những gì chúng tôi đang muốn làm. Chúng tôi là tổ chức của chính phủ, cô nghĩ xem cô có thể làm gì chúng tôi?”
Mười tháng sau đó, vào ngày 16/10/2001, khi cô Lý Nghênh đang trên đường đi công tác đến thành phố Hàng Châu – thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, cô bất ngờ bị bắt giam phi pháp lần thứ hai và bị đưa đến Trại Lao Động Cưỡng Bức Nữ Qingsong Thượng Hải. Vào thời điểm đó, cô đang làm việc cho một công ty tư vấn quản lý.
“Tôi đã bị quản chế trong 2 năm. Lý do được ghi lại trong sổ sách là “trường hợp khác”, bởi vì việc bắt giữ tôi là không dựa trên bất kỳ điều luật thật sự nào,” cô nói. “Họ đã treo tôi lên trong khi tay tôi bị trói ngược ra phía sau vào một cánh cửa sắt trong ba ngày. Họ cũng nhốt tôi trong phòng biệt giam suốt sáu tháng.”
“Họ đã lo lắng rằng quyết tâm của tôi sẽ có thể trở ngại cho cái mà họ gọi là “sự chuyển hóa” của các học viên Pháp Luân Đại Pháp khác.”
“Một xã hội dưới sự cai trị của chế độ cộng sản thì không phải là một xã hội bình thường. Đó là một xã hội phi nhân tính. Họ tẩy não người dân để bạn tuân theo điều mà ĐCSTQ muốn bạn nghĩ và làm những gì mà họ muốn bạn làm. Họ không cho phép bạn có tín ngưỡng, khi đó họ sẽ có thể kiểm soát tâm trí của bạn.”
— Cô Lý Nghênh, một Hoa Kiều hiện đang cư trú tại Úc châu.
Kể lại các biện pháp tra tấn không ngừng nghỉ của các quan chức cộng sản để “cải tạo” đức tin của các tù nhân, Cô Lý Nghênh nói rằng ĐCSTQ đã phát minh ra “vô số cách bức hại.” Các biện pháp ngược đãi học viên bao gồm việc cưỡng ép ngồi trên những chiếc ghế đẩu nhỏ xíu trong nhiều giờ liền mỗi lần, dẫn đến việc mưng mủ ở mông, cũng như việc bắt ép các học viên phải đứng liên tục trong thời gian rất dài, sẽ làm cho chân của họ sưng lên, làm cho họ không thể đi được nữa.
“Một số khác thì bị đánh bằng dùi cui điện nặng nề đến mức rất khó khăn để có thể tìm được một phần da thịt nào trên thân thể họ là còn nguyên vẹn,” Cô Lý Nghênh nói. “Một số khu vực thì họ tra tấn thể xác nhiều hơn, và một số nơi khác thì họ tra tấn tinh thần nhiều hơn.”
Cô Lý Nghênh kể lại rằng mình và các học viên khác thường xuyên bị phồng rộp lên ở chỗ lòng bàn tay vì bị cưỡng ép làm việc trong một thời gian dài, từ 7 giờ sáng cho đến gần nửa đêm mỗi ngày. Sau khi Lý Nghênh chạy trốn đến nước Úc, cô đã tiết lộ rằng Trại Lao Động Cưỡng Bức Nữ Thượng Hải có liên quan đến việc sản xuất các con búp bê cho một thương hiệu nổi tiếng của nước Ý.
Cô cũng bị cưỡng bức lao động để “sản xuất các sản phẩm cho thương hiệu đồ lót ‘Three-Gun” và những món đồ lót được dán nhãn là “kiểm tra bởi #16” đã được làm ra bởi những người bị giam trong trại lao động nơi cô bị giam phi pháp, theo báo cáo Nghiên Cứu Tính Khả Thi của Hiệp Định Thương Mại Tự Do Úc và Trung Quốc vào năm 2004 được thực hiện bởi Tổ Chức Thế Giới Điều Tra Cuộc Đàn Áp Pháp Luân Công (WOIPFG) chi nhánh Úc châu.
Một Cuộc Giải Cứu Táo Bạo
Trong suốt khoảng thời gian mà cô Lý Nghênh đối mặt với sự đàn áp ở đất nước Trung Quốc, người mà sau này là hôn phu của cô ở tận nước Úc là anh Grant Lee, đã nỗ lực liên tục để làm cho chính phủ nước Úc hiểu rõ về tình hình của cô. Những cố gắng không mệt mỏi của anh Grant đã có tác động nhất định và làm giảm bớt sự tra tấn mà cô Lý Nghênh phải chịu đựng ở trại lao động cưỡng bức.
Anh Grant sau đó đã tìm cách gửi cho cô Lý Nghênh một chiếc nhẫn đính hôn như là một món quà Giáng Sinh trong khi cô vẫn đang bị quản thúc. Chiếc nhẫn không chỉ an ủi cô Nghênh trong những ngày tháng bi thảm nhất của cuộc đời mà còn củng cố thêm niềm tin cho cô rằng tình yêu chân thành và đức tin là không bao giờ lụi tàn; lúc ấy cô đã biết rằng Grant sẽ không bao giờ từ bỏ việc giải cứu cô. Cuối cùng cô cũng đã được thả ra khỏi trại lao động vào ngày 15/10/2003.
Tuy nhiên, một hành trình lâu dài để giải cứu cô ra khỏi đất nước Trung Quốc không phải là một kỳ tích dễ dàng đối với anh Grant.
Anh Grant, 58 tuổi, người đã gặp Lý Nghênh vào năm 2001, cho biết, “Vào lúc đầu, không có ai muốn giúp tôi bởi vì cô ấy là một công dân Trung Quốc. Vì vậy tôi đã chạy xe máy từ Sydney đến Canberra để giúp nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra ở đất nước Trung Quốc.”
Sau khi có năm hãng truyền thông của nước Úc đưa tin về câu chuyện của họ, các quan chức từ Bộ Ngoại Giao nước Úc đã gặp Grant khi anh đến Canberra và đã đồng ý để chất vấn chính phủ Trung Quốc về Cô Lý Nghênh.
Anh Grant kể lại rằng để có thể bảo trợ cho cô đến nước Úc, anh cần phải nộp những bức ảnh mà họ chụp cùng nhau để làm bằng chứng. Tuy nhiên, cặp đôi này không hề có cơ hội để chụp ảnh cùng nhau cũng bởi vì cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các học viên. Vì vậy, anh đã thực hiện một hành trình dũng cảm để đến đất nước Trung Quốc cộng sản chỉ để chụp chung một tấm ảnh với cô Nghênh.
Tuy nhiên, lãnh sự quán Trung Quốc tại nước Úc đã từ chối cung cấp thị thực Trung Quốc cho anh, họ biết rằng anh cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Để giải quyết các cản trở này, anh Grant đã thay đổi tên họ và diện mạo rồi đến Hong Kong để nộp đơn xin cấp thị thực. Sau đó, anh đã đi du lịch qua một vài thành phố ở Trung Quốc trước khi quay lại Thượng Hải bằng xe buýt để tránh người khác phát hiện ra là anh đến từ nước ngoài.
Anh Grant cho biết rằng một số thành viên của Nghị Viện Úc đã liên hệ với lãnh sự quán Úc tại Thượng Hải để tạo điều kiện thuận lợi cho các thủ tục của anh; kết quả là, Cô Lý Nghênh đã được cấp thị thực chỉ trong vòng 1 tuần.
Hy vọng về một “Thế Giới Tốt Đẹp”
Cùng với người bạn tri kỷ tâm giao ngay bên cạnh mình, cô Lý Nghênh cuối cùng đã thành công đến được nước Úc vào ngày 29/11/2003. Chị gái và em trai của cô, những người cũng đã bị đàn áp chỉ vì luyện tập Pháp Luân Công, cũng đã được giải cứu khỏi đất nước Trung Quốc cộng sản, và kể từ đó, họ đã được phép tị nạn tại nước Úc.
Trân trọng quyền tự do được thực hành đức tin của mình mà không lo sợ bị bắt, cô Lý Nghênh đã chia sẻ rằng cô cảm thấy bản thân mình quá “may mắn” khi so sánh với hàng triệu học viên Pháp Luân Công khác tại Trung Quốc vẫn còn đang phải chịu sự bức hại ngay chính tại quê nhà của mình.
“Một xã hội bị cai trị bởi chế độ cộng sản thì không phải là một xã hội bình thường”, Cô Lý Nghênh đã nói. “Nó chống lại loài người. Chúng tẩy não con người để họ phải nghe theo những gì ĐCSTQ muốn và làm chính xác những gì ĐCSTQ muốn họ làm. ĐCSTQ không cho phép bạn có đức tin như thế họ sẽ dễ dàng khống chế tâm trí của bạn.”
Tận mắt trải nghiệm “sự tà ác không giới hạn của đảng cộng sản”, anh Grant hy vọng rằng những người dân đang sống ở đất nước Trung Quốc cộng sản sẽ không sợ hãi bởi chế độ độc tài của ĐCSTQ mà sẽ đứng lên kháng cự mạnh mẽ.
“Nếu mọi người trên toàn thế giới có thể hiểu rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ, thì bạn sẽ có thể thấy rõ quá trình “chuyển hóa dân sang chế độ cộng sản” thực sự đang diễn ra trên toàn cầu,” Grant nói. “Nếu có càng nhiều người chống lại chế độ cộng sản, thì chúng ta sẽ có một thế giới hòa bình.”
Arshdeep Sarao đã đóng góp cho bài báo này.
Jocelyn Neo là tác giả chuyên về các chủ đề có liên quan đến đất nước Trung Quốc và các câu chuyện về cuộc sống truyền cảm hứng và hy vọng cho nhân loại.