Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng vọt trong năm 2022, lên mức gần 1 ngàn tỷ USD
Người tiêu dùng Mỹ đã tiếp tục chi mạnh tay cho hàng hóa sản xuất ở ngoại quốc hồi năm ngoái (2022), làm tăng tổng thâm hụt thương mại thêm 12.2%, tương đương 103 tỷ USD của năm 2021.
Hồi đầu năm 2023, mức thâm hụt hàng hóa và dịch vụ hiện ở mức kỷ lục 948.1 tỷ USD, từ mức 845 tỷ USD hồi cuối năm 2021, đây là mức thâm hụt lớn nhất từng được ghi nhận.
Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại hôm 07/02, một lượng lớn máy móc, thuốc men, vật tư công nghiệp và xe cộ ngoại quốc đã được nhập cảng vào Hoa Kỳ vào năm ngoái, làm tăng thêm mức thâm hụt thương mại.
Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong năm 2022
Xuất cảng của Hoa Kỳ tăng 453.1 tỷ USD, tương đương 17.7%, trong khi nhập cảng tăng 556.1 tỷ USD, tương đương 16.3%.
Thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Mexico, Canada, Ấn Độ, Nam Hàn, Việt Nam, và Đài Loan đã tăng vọt hồi năm ngoái (2022), khi các nhà sản xuất tìm kiếm các nguồn sản phẩm sản xuất mới ở ngoại quốc, sau khi phụ thuộc quá nhiều vào các quốc gia như Trung Quốc.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại tăng 10.5% lên 67.4 tỷ USD trong tháng 12/2022 sau khi giảm 21.1% hay 61 tỷ USD trong tháng 11/2022.
Thâm hụt thương mại hiện chiếm 3.7% GDP của Hoa Kỳ, tăng từ 3.6% hồi năm 2021.
Sau khi điều chỉnh theo lạm phát, mức thâm hụt thương mại về hàng hóa “thực” đã tăng lên 98.6 tỷ USD từ mức 96.1 tỷ USD trong tháng 11/2022.
Xuất cảng của Mỹ giảm trong tháng 12/2022
Nhập cảng vào Hoa Kỳ tăng lên 317.6 tỷ USD, trong khi xuất cảng giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng do nhu cầu toàn cầu thấp hơn và giá dầu giảm đi.
Xuất cảng của Hoa Kỳ trong tháng 12/2022 đã giảm nhẹ so với tháng trước, xuống còn 250.2 tỷ USD, do nền kinh tế thế giới chậm lại và do các công ty Mỹ đã bán ít sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng ra ngoại quốc hơn.
Các nhà phân tích tin rằng dữ liệu thâm hụt thương mại trong tháng 01/2023 sẽ phản ánh một sự gia tăng [thâm hụt] khác và thương mại có thể sẽ không cung cấp đủ sự trợ giúp để viện trợ cho nền kinh tế trong quý đầu tiên, sau khi đã thúc đẩy được GDP của Mỹ trong ba quý vừa qua.
Ông Christopher Rupkey, nhà kinh tế trưởng tại FWDBONDS, nói với Reuters: “Các luồng gió thương mại đã đổi hướng và không còn thổi mạnh theo hướng tăng trưởng kinh tế tích cực nữa.”
“Nền kinh tế không gặp khó khăn, nhưng khó có thể tăng tốc nhiều khi nhìn vào dữ liệu thâm hụt thương mại ngày nay.”
Cho đến nay, dữ liệu mới nhất cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch, yếu tố vốn đã tạo ra gánh nặng cho lĩnh vực du lịch và giải trí và đã khiến giá hàng hóa nhập cảng tăng đột biến, đang tiếp tục.
The New York Times đưa tin cho biết lạm phát cao và giá năng lượng cao được xem là một yếu tố làm tăng giá, nhưng dữ liệu thương mại này chưa được điều chỉnh theo lạm phát.
Mỹ giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
Dữ liệu này đang bắt đầu cho thấy những thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khi Hoa Kỳ cố gắng cải tổ các mạng lưới thương mại của mình, vì chính phủ theo đuổi các biện pháp hạn chế thương mại hơn nữa với Trung Quốc và các công ty Mỹ tìm kiếm các nhà cung cấp vật liệu và hàng hóa mới ở nơi khác.
Chính phủ cựu Tổng thống Trump đã dẫn dắt xu hướng đa dạng hóa khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và sau một thời gian ngắn tạm dừng, xu hướng này đã tiếp tục.
Cựu Tổng thống Donald J. Trump nhiều lần cho rằng thâm hụt thương mại, đặc biệt là với Trung Quốc, là một dấu hiệu của sự yếu kém về kinh tế và kêu gọi thu hẹp khoản thâm hụt này và đưa hoạt động sản xuất trở lại quê nhà, hoặc các nước đồng minh nhiều hơn.
Chính phủ Tổng thống Biden đã bắt đầu đồng tình với đánh giá của người tiền nhiệm rằng việc Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các vật liệu chính như tấm pin quang năng, thiết bị điện tử, và pin xe điện đã trở thành một rủi ro an ninh quốc gia.
Tòa Bạch Ốc đã đưa ra các ưu đãi và các mức phạt về thuế hồi năm ngoái (2022) để cố gắng khuyến khích các công ty chuyển hướng các chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương của họ về gần quê nhà hơn sau khi họ suýt bị phá sản trong đại dịch.
Nhiều công ty Hoa Kỳ vẫn chậm chạp hoặc không muốn cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc, khi Trung Quốc tiếp tục có được sự quy tụ của một số nhà máy lớn nhất thế giới.
Nhìn chung, thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc năm ngoái (2022) đã tồi tệ hơn hẳn các kỷ lục trước đó bất chấp sự thay đổi chính sách, khi thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã tăng lên 8.3%, lên 382.9 tỷ USD, mức cao thứ hai được ghi nhận.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Canada đã tăng lên 81.6 tỷ USD, trong khi thâm hụt với Mexico tăng 20.7%, lên 130 tỷ USD, trong năm 2022.
Tỷ trọng hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ ít hơn trong những năm gần đây vẫn chưa có tác động lớn.
Bang giao với Moscow xấu đi hiện là một nguyên nhân
Mối bang giao xấu đi với Nga sau cuộc chiến với Ukraine đã đẩy giá năng lượng và lương thực lên cao trên toàn thế giới.
Các công ty Mỹ phần nào được hưởng lợi từ việc xuất cảng nhiều hơn sang châu Âu, sau khi châu Âu đồng loạt cắt đứt các mối quan hệ kinh tế với Nga do các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Ukraine.
Mặc dù các chuyến hàng dầu thô, dầu nhiên liệu, và khí đốt tự nhiên từ Hoa Kỳ đến châu Âu tăng lên đã khiến thâm hụt thương mại thu hẹp trong năm ngoái, nhưng Hoa Kỳ vẫn nhập cảng nhiều hơn xuất cảng.
Xuất cảng dầu mỏ của Hoa Kỳ đạt mức cao nhất kể từ hồi tháng 02/2020, cùng với xuất cảng xe cộ, phụ tùng và động cơ, nhưng xuất cảng hàng tiêu dùng giảm 1 tỷ USD, trong khi xuất cảng thực phẩm tăng 0.7 tỷ USD.
Thật không may, giá trị mạnh của đồng USD, vốn làm giảm giá hàng hóa ngoại quốc so với các sản phẩm do Mỹ sản xuất, đã làm suy yếu hoạt động xuất cảng và khiến thâm hụt thương mại thêm phần tồi tệ hơn.
Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của các ngân hàng trung ương lớn cũng đang làm xói mòn nhu cầu ở ngoại quốc.
Ngành dịch vụ khách sạn và vận tải tăng xuất cảng
Tuy nhiên, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và vận tải Mỹ sau đại dịch đã thúc đẩy xuất cảng dịch vụ, tăng 700 triệu USD, lên mức kỷ lục 82.0 tỷ USD.
Bà Veronica Clark, một kinh tế gia tại Citigroup ở New York, nói với Reuters, “Thương mại dịch vụ sẽ rất quan trọng để theo dõi trong những tháng tới,” và cũng nói rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể thúc đẩy xuất cảng dịch vụ của Hoa Kỳ.
Bà Clark lưu ý: “Việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể kéo theo một sự trở lại đáng kể của du lịch và sinh viên Trung Quốc đến Hoa Kỳ, vốn là yếu tố sẽ được phản ánh trong hoạt động xuất cảng dịch vụ mạnh mẽ hơn.”
Ông Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody’s Analytics, nói với The New York Times rằng nhìn chung, thương mại quốc tế đã là một nguồn tăng trưởng kinh tế quan trọng cho Hoa Kỳ trong năm 2022.
Năm ngoái (2022), người Mỹ đã chuyển từ mua số lượng lớn hàng hóa nhập cảng trong thời kỳ đại dịch sang chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ, chẳng hạn như ăn uống, giải trí, và du lịch.
Bản tin có sự đóng góp của Reuters
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times