Tại sao một số người không bị lây nhiễm ngay cả khi tiếp xúc với COVID-19
Chúng ta thường sống trong một môi trường có nồng độ virus giống nhau, tuy nhiên một số người bị nhiễm và một số thì không. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời nằm ở chính hoạt động của hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể chúng ta.
Gần đây, một nghiên cứu chưa từng có đã được thực hiện tại Anh có nhan đề, “Thử nghiệm Thử thách Con người” với COVID-19. Trong đó, 36 thanh niên chưa từng chích vaccine đã được tuyển chọn để chích virus corona SARS-CoV-2 qua đường mũi.
Mặc dù không nghi ngờ gì về đạo đức của nghiên cứu này, nhưng kết quả thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn. Không ai trong số những người này trở bệnh nặng, và quan trọng hơn, chỉ một nửa trong số những người tiếp xúc với virus đã bị nhiễm bệnh.
Nghiên cứu đã nêu ra một câu hỏi quan trọng: Tại sao không phải ai cũng mắc bệnh? Mặc dù đã được chích trực tiếp virus vào mũi, một số vẫn không bị nhiễm.
Để có câu trả lời, chúng tôi tìm đến Tiến sĩ Đồng Vũ Hồng, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và phát triển thuốc kháng virus.
“Chúng ta có thể nghĩ điều đó thật khó tin, nhưng trong thế giới thực, chúng ta thường sống trong một môi trường có nồng độ virus giống nhau, tuy nhiên một số người bị nhiễm và một số thì không,” Tiến sĩ Dong nói. “Lý do là gì? Nghiên cứu này được thiết kế để trả lời câu hỏi tại sao một số người có khả năng kháng lại sự lây nhiễm virus.”
“Mọi người có lẽ chỉ đơn giản là tò mò về cách thức tiến hành các cuộc kiểm tra. Nhưng mọi người cũng cần phải hết sức lo lắng về sự an toàn của các đối tượng khi nghe về thử nghiệm này,” cô nói.
Tiến sĩ Đồng lưu ý rằng trong nghiên cứu tại Vương quốc Anh, những người tham gia đã bị nhiễm một chủng virus không phải là Omicron hoặc khắc nghiệt như Delta. Nghiên cứu đã sử dụng một chủng tiền Alpha vẫn còn khả năng gây bệnh đáng kể trước đó.
Vì vậy, chỉ một nhóm người rất khỏe mạnh từ 18–29 tuổi mới được coi là đối tượng đủ điều kiện. Và nghiên cứu được thiết kế rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho họ.
Giai đoạn lây nhiễm
Sau 14 ngày cấy virus SARS-CoV-2 vào mũi, kết quả có thể được phân thành ba nhóm:
Nhóm đầu tiên là 17 người hoàn toàn không bị nhiễm bệnh: không có triệu chứng, không phát hiện virus trong cổ họng hoặc mũi, và không có kháng thể trong máu. Tiến sĩ Đồng nói: “Khả năng miễn dịch tự nhiên tuyệt vời của những người này đã chiến thắng trong cuộc chiến chống lại virus mà không hề đổ một giọt mồ hôi nào.”
Nhóm thứ hai là bệnh nhân không có triệu chứng đơn lẻ: không có triệu chứng, không phát hiện thấy virus trong cổ họng, nhưng có kháng thể trong máu. Điều này cho thấy các phản ứng miễn dịch không có triệu chứng. Khả năng miễn dịch của họ vẫn có thể được coi là khá tốt.
Nhóm thứ ba là 18 đối tượng có triệu chứng: xuất hiện virus cũng như các kháng thể trong máu của họ. Mức độ của các protein gây viêm trong máu của họ cũng tăng lên. Cuối cùng, sự lây nhiễm đã được loại bỏ với cái giá phải trả bằng vô số tế bào miễn dịch như đại thực bào. Tiến sĩ Đồng giải thích, khả năng miễn dịch tự nhiên của họ khá yếu khi so sánh với hai nhóm trước đó, vì vậy họ cần đến miễn dịch thích ứng (như một đội quân Navy SEALS – Nhóm triển khai Chiến tranh đặc biệt Hải quân Mỹ) để tạo ra kháng thể.
“Hãy nghĩ về hai quốc gia: ở quốc gia đầu tiên những cảnh sát (hoặc tế bào miễn dịch tự nhiên) của bạn thường xuyên có thể giữ cho cả đất nước được an toàn. Và ở quốc gia thứ hai, bạn thấy quân đội (tế bào miễn dịch thích ứng) tuần tra trên đường phố cả ngày. Quốc gia nào có vẻ an toàn hơn? Rõ ràng là quốc gia đầu tiên.”
Điều gì tạo nên sự khác biệt ở những người không bị lây nhiễm?
Toàn bộ nhóm 36 người tham gia đều là những thanh niên khỏe mạnh, cho nên sẽ không có những người bị nhiễm bệnh từ trước. Vậy, điều gì đã tạo nên sự khác biệt ở 17 người không bị nhiễm bệnh?
Tiến sĩ Đồng nói: “Chúng ta phải xem cơ thể con người chống lại virus như thế nào.”
“Hệ thống miễn dịch giống như một lực lượng quân sự được thành lập và phân chia thành từng khu vực, với mỗi bộ phận thực hiện những nhiệm vụ riêng và hợp tác chiến đấu. Hệ miễn dịch được chia thành hệ thống miễn dịch bẩm sinh và hệ thống miễn dịch thu được. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh phản ứng nhanh chóng và bảo vệ chúng ta trước bất kể thứ gì đang tấn công cơ thể.”
“Bản đồ này về cơ bản cho thấy các tế bào chủ chốt trong hệ thống miễn dịch, bao gồm tế bào biểu mô niêm mạc, thực bào, đại thực bào, tế bào T, tế bào B, tế bào tiêu diệt tự nhiên, v.v.”
Ở những người không bị nhiễm bệnh, không phát hiện lượng kháng thể bảo vệ cao trong máu. Điều này chứng tỏ virus chưa thực sự xâm nhập vào máu.
“Ở giai đoạn biểu mô niêm mạc, hầu hết virus có khả năng bị chặn lại. Đây là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể con người chống lại các loại virus xâm nhập. Đối với những người có nhiều hàng rào miễn dịch, khi hệ thống miễn dịch đặc hiệu hoạt động thường là do virus đã phá vỡ hàng rào miễn dịch niêm mạc và kích hoạt miễn dịch thu được, giống như nhóm thứ ba, cho thấy rằng khả năng miễn dịch tại niêm mạc tương đối yếu và không đủ sức chống lại sức mạnh của virus.
Kháng virus: Trạng thái chống virus và kích hoạt Interferon
“Làm thế nào để hệ miễn dịch giúp xoay chuyển cuộc chiến? Một yếu tố rất quan trọng để giành chiến thắng là trạng thái của hệ miễn dịch trước trận chiến, khi cơ thể đang triển khai đội quân của mình là rất quan trọng. Hệ miễn dịch của con người tại thời điểm đó có ở trạng thái tốt không?
“Vai trò của interferon là rất quan trọng, giống như một chất đánh dấu điều chỉnh cơ thể con người về trạng thái mà virus khó có thể nhân lên,” Tiến sĩ Đồng nói.
“Khi một thứ gì đó giống như hệ thống nhận dạng khuôn mặt của FBI đang hoạt động và phát hiện các phần tử virus trong tế bào, nhiều cơ chế nội bào sẽ được kích hoạt để tăng sản xuất lượng lớn interferon bởi những tế bào nhiễm bệnh. Interferon là kẻ thù tự nhiên của virus. Tại sao? Interferon can thiệp vào sự nhân lên của virus ở mọi bước trong vòng đời, ví dụ: ngăn cản phiên mã DNA, phân hủy mRNA, ức chế quá trình dịch mã từ mRNA thành protein và bao bọc lấy virus.”
Các tế bào nhiễm bệnh đầu tiên sẽ giải phóng interferon cho các tế bào lân cận, giúp chúng có khả năng chống lại sự xâm nhập của virus.
“Cơ thể con người có thể hoạt động giống như một công tắc, bật và tắt quá trình sản xuất interferon. Nếu ở trạng thái bật, nồng độ interferon sẽ đạt mức có lợi cho sức khỏe và cơ thể đủ mạnh mẽ để chống lại virus. Làm cách nào để đảm bảo các tế bào biểu mô tuyến trước của chúng ta có mức interferon khỏe mạnh? Trong suốt đại dịch, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về vai trò của tế bào B, kháng thể, và gần đây là tế bào T. Nhưng tại sao chúng ta không nói về interferon?
Mọi người chú ý nhiều hơn đến phần miễn dịch thu được, vaccine, kháng thể đơn dòng và những thứ tương tự. Các thành phần quan trọng của hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, đó vẫn là một thành phần không thể thay thế của hệ miễn dịch của chúng ta.
Nếu miễn dịch thích ứng (tế bào T, tế bào B) được kích hoạt, có nghĩa là virus đã phá vỡ tuyến phòng thủ đầu tiên ở lớp niêm mạc bề mặt để vào trong máu hoặc mô sâu hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đã bị nhiễm virus, tương tự như 18 đối tượng đã bị nhiễm SARS-CoV-2.
Đó là lý do thực sự tại sao vaccine COVID-19 chích bắp hiện tại không thể bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm bệnh, vì các kháng thể do vaccine tạo ra đang hoạt động ở phía sau chứ không phải ở tuyến đầu.
Hãy nghĩ về hai quốc gia: ở quốc gia đầu tiên những cảnh sát (hoặc tế bào miễn dịch tự nhiên) của bạn thường xuyên có thể giữ cho cả đất nước được an toàn. Ở quốc gia thứ hai, bạn thấy quân đội (tế bào miễn dịch thích ứng) tuần tra trên đường phố cả ngày. Quốc gia nào có vẻ an toàn hơn? Rõ ràng là quốc gia đầu tiên.
“Vì vậy, điều cốt yếu là phải chuẩn bị tâm lý cho một đợt lây nhiễm sắp đến bằng cách chăm sóc cơ thể trong những thời điểm ‘hòa bình’, cũng như để cơ thể không phải chiến đấu với những trận chiến không có sự chuẩn bị trước. Nếu bạn tham chiến khi virus đã đến và nghĩ cách ngăn virus xâm nhập, bạn đã quá trễ một bước. Các nỗ lực phòng ngừa sớm đã chiếm ưu thế từ lâu trong việc đối phó trực tiếp với virus.”
Miễn dịch và quá trình viêm
Vậy, một người sẽ thiếu khả năng miễn dịch kháng virus trong những trường hợp nào?
“Một số lượng lớn các nghiên cứu khoa học cũng đã phát hiện ra rằng những người mắc các bệnh kinh niên và viêm kinh niên có nguy cơ cao hơn bị nhiễm virus hoặc phát triển các triệu chứng nghiêm trọng. Bản thân chứng viêm kinh niên là một trạng thái bất thường của cơ thể, bởi vì cơ thể đang phải ở “trong ngọn lửa”, hoặc đang bốc cháy trong một cuộc chiến đấu.
Tiến sĩ Đồng giải thích, những bệnh nhân COVID-19 nặng thường có cơn bão cytokine do tiết quá nhiều cytokine gây viêm. Tình trạng này chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa.
“Để chống lại virus, trước tiên chúng ta phải dập tắt ngọn lửa viêm của chính cơ thể chúng ta. Nếu cơ thể của chính bạn đang “bốc cháy” và bạn lại có thêm một loại virus xâm nhập, bạn sẽ khiến cơ thể mình bị quá tải. Cơ thể không thể giải quyết thứ gì đó gây căng thẳng quá mức cho nó và sẽ làm cho bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Kết quả, rất nhiều mô và tế bào của chính bạn sẽ bị hư hại và có lẽ không thể sửa chữa được nữa.
“Như đã đề cập trước đó, nếu mọi người khỏe mạnh và có nhiều interferon, cơ thể chúng ta sẽ ở trạng thái “bật” và kháng virus. Nếu có tình trạng viêm kinh niên bên trong cơ thể và chúng ta không có nhiều interferon, chúng ta sẽ ở trạng thái “tắt” và dễ dàng bị nhiễm bệnh.
Trạng thái chống virus
Điều quan trọng nhất là làm thế nào giúp mọi người đạt được trạng thái kháng virus để cơ thể sẵn sàng cho mọi đợt lây nhiễm sắp đến.
Các yếu tố khác nhau liên quan đến cuộc sống hàng ngày của con người, bao gồm thời gian biểu ngủ, chế độ ăn uống (uống rượu), mức độ căng thẳng, v.v. đều góp phần vào điều này.
Tiến sĩ Đồng nói rằng có hơn một tá yếu tố về lối sống, nhưng nhiều người chỉ để ý đến một vài yếu tố.
Ví dụ, khi nói đến việc nâng cao hệ miễn dịch, bổ sung vitamin, và chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì ai cũng dễ hiểu, bởi vì tác dụng có thể được quan sát thấy qua kính hiển vi.
Nhưng khi nói đến việc điều chỉnh cảm xúc, giảm căng thẳng và thay đổi nhận thức, mọi người cảm thấy quá lạc lõng và không phù hợp.
Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng suy nghĩ và tư duy của chúng ta có thể ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào miễn dịch của chúng ta.
Ví dụ, như đã đề cập trong nhiều cuộc phỏng vấn trước đây với Tiến sĩ Đồng, mọi người có hai quan điểm khác nhau về hạnh phúc: hưởng lạc và vị tha, thể hiện mức độ khác nhau của interferon do các tế bào miễn dịch của chúng ta tiết ra. Do đó, mặc dù tư duy của chúng ta là vô hình, nhưng nó vẫn tồn tại một cách khách quan và thậm chí có thể ảnh hưởng đến trạng thái của các tế bào miễn dịch của chúng ta.
“Chúng ta không thể nhìn thấy tâm trí dưới kính hiển vi, nhưng kính hiển vi chỉ là một công cụ mà chúng ta sử dụng. Công cụ là do con người tạo ra. Hôm nay với kính hiển vi, bạn có thể nhìn thấy các phân tử, ngày mai có thể là kính hiển vi nguyên tử, hoặc thậm chí là siêu hiển vi, và bạn có thể nhìn thấy những thứ nhỏ hơn.”
“Do đó, lý do cơ bản khiến những người này không bị nhiễm virus corona là ở mức độ vĩ mô, hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm lá lách, tủy xương, các hạch bạch huyết và các cơ quan hoặc mô khác vẫn hoạt động bình thường.”
“Ở cấp độ phân tử, đó là về các tế bào miễn dịch, các phân tử liên quan (interferon, v.v.) và các chất khác. Nhưng ở mức độ vi mô hơn, có thể có nhiều biểu hiện hơn mà chúng ta chưa thể nhìn thấy được.
Mặc dù vô hình nhưng những biểu hiện này có thể tồn tại, và có thể ảnh hưởng rất nhiều đến những thứ hữu hình.”
“Do đó, để thực sự nghiên cứu khoa học về cơ thể con người, chúng ta không thể chỉ bám vào cấp độ phân tử hoặc tế bào mà phải đi sâu hơn một chút. Đó là suy nghĩ tư duy, tinh thần… Trong Thử nghiệm Thử thách Con người tại Vương quốc Anh, lý do sâu xa hơn khiến một số người không bị nhiễm virus cũng có thể liên quan đến các chất ở cấp độ vi mô hơn. Sẽ thật tuyệt nếu các nhà thiết kế nghiên cứu thu thập thông tin về lượng vitamin D, mức tiêu thụ rượu, thời gian biểu ngủ, mức độ căng thẳng cũng như quan điểm của họ về tình trạng sức khỏe, v.v.”
Ngoài ra, chúng ta phải nhớ rằng những vaccine COVID này không ngăn ngừa nhiễm virus. “Đó là một khiếm khuyết cố hữu, một khiếm khuyết bẩm sinh, nếu bạn muốn biết về ý tưởng thiết kế của những loại vaccine này,” Tiến sĩ Dong nói. “Vai trò của vaccine rất giống với tế bào B, đó là tạo ra kháng thể và không nằm trên tuyến đầu của sự lây nhiễm. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi vaccine không thể ngăn ngừa nhiễm bệnh.
Điều mà vaccine còn thiếu
Khả năng miễn dịch đặc hiệu phụ thuộc vào trình tự gen của virus, dẫn đến việc vaccine chỉ chặn được một thế hệ virus cụ thể. Vì vậy, các thế hệ COVID mới hơn như Omicron có thể “trốn tránh” vaccine. Mặt khác, vaccine cũng có “ngày hết hạn” bởi vì vaccine là một chất lạ và cuối cùng sẽ được chuyển hóa trong cơ thể. Các kháng thể do vaccine tạo ra cũng được chuyển hóa. Do đó, nếu chỉ riêng vaccine thì sẽ không đáng tin cậy lắm.
Cuối cùng, bạn nên nhớ rằng vaccine COVID hiện tại không ngăn ngừa nhiễm bệnh ngay từ đầu. Điều này đúng với mọi loại virus và bất kỳ biến thể nào.
Như vậy, nếu chúng ta muốn tìm một thứ gì đó có thể khắc phục những khiếm khuyết này và thực sự ngăn ngừa nhiễm bệnh, chúng ta cần một thứ khác.
Vậy chúng ta nên “chích ngừa” gì? Khả năng miễn dịch tự nhiên do Thượng Đế ban cho chúng ta luôn chiến đấu chống lại tất cả các biến thể của bất kỳ loại virus hoặc vi khuẩn nào ở tuyến đầu chiến trường. Đây không phải là một loại “vaccine” tuyệt vời sao? Thật đáng tiếc là không phải ai cũng biết miễn dịch tự nhiên có khả năng gì hoặc hiểu cách duy trì chức năng miễn dịch tự nhiên, nhưng hoàn toàn có thể hiểu rằng thỉnh thoảng bạn cần có được khả năng miễn dịch tự nhiên quan trọng này.
Tuy nhiên, các kháng thể do vaccine COVID tạo ra có thể giúp người bị nhiễm bệnh vô hiệu hóa virus xâm nhập trong máu. Điều này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh đối với những người có khả năng miễn dịch tự nhiên suy yếu. Đây là lý do tại sao vaccine COVID có thể bảo vệ trong các trường hợp nhiễm COVID có triệu chứng, giảm bệnh nặng hoặc tử vong. Vì vậy, theo cách đó, chích ngừa nói chung có thể giúp giảm gánh nặng về nguồn lực y tế và mang lại lợi ích cho xã hội loài người.
Dấu hiệu của cơ thể
Ở 18 đối tượng này, lần đầu tiên virus xuất hiện trong cổ họng chỉ trong vòng chưa đầy hai ngày. Điều thú vị là virus chỉ được phát hiện trong mũi 3 ngày sau khi được chích lần đầu tiên. Tiến sĩ Đồng giải thích rằng khả năng tìm kiếm môi trường sống trước khi nhân lên (một đặc điểm của virus) là nguyên nhân gây ra điều này. Cổ họng với một hệ thống máu dồi dào là một nơi tuyệt vời cho virus. Lượng virus có xu hướng đạt đỉnh trong khoảng năm ngày.
“Nhưng mặt khác, cổ họng, nơi dường như là môi trường thích hợp cho virus sinh sôi, cũng được trang bị hệ thống phòng thủ tốt hơn,” Tiến sĩ Dong nói. “Cổ họng nằm sau khoang mũi có hệ miễn dịch niêm mạc tương đối mạnh. Ví dụ, chúng ta có hai amidan ở phía sau cổ họng. Hai amidan là hai thủ môn quan trọng về mặt chiến lược trong cơ thể chúng ta, giúp chống lại tất cả các loại mầm bệnh như là tuyến phòng thủ đầu tiên.”
“Ngay cả ở những người khỏe mạnh, các tế bào lympho trong cổ họng vẫn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Một khi vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác xâm nhập, các tế bào này sẽ ngay lập tức tấn công. Trong giai đoạn đầu của cảm lạnh thông thường, các triệu chứng như đau họng và có đờm sẽ xuất hiện. Đây là kết quả của hoạt động miễn dịch niêm mạc để loại bỏ virus hoặc vi khuẩn. Miễn là khả năng miễn dịch của một người đủ mạnh, cảm lạnh thông thường sẽ không phải là vấn đề lớn.
“Tuy nhiên, nếu bạn bị cảm trong khi hệ miễn dịch tương đối kém do thiếu ngủ, mệt mỏi kéo dài, căng thẳng,…, thời gian để hồi phục sau cảm lạnh thông thường thậm chí có thể mất vài tuần đến một vài tháng. Đây là một dấu hiệu rõ ràng để chúng ta thay đổi lối sống và đối đãi với hệ miễn dịch của mình tốt hơn một chút.”
Do đó, mức độ ảnh hưởng của cảm lạnh đến chúng ta thực sự là một dấu hiệu từ cơ thể chúng ta, cho thấy hệ miễn dịch của chúng ta đang hoạt động như thế nào. Chúng ta nên chú ý hơn đến những gì cơ thể chúng ta đang nói với chúng ta.
Health 1+1 là nền tảng thông tin y tế và sức khỏe của Trung Quốc có uy tín nhất ở ngoại quốc. Thứ Ba đến thứ Bảy hàng tuần, từ 9 đến 10 giờ sáng theo giờ chuẩn miền Đông trên truyền hình và trực tuyến, chương trình gồm có những thông tin mới nhất về virus corona, phòng ngừa, điều trị, nghiên cứu khoa học và chính sách, cũng như bệnh ung thư, bệnh mãn tính, sức khỏe tình cảm và tinh thần, miễn dịch, bảo hiểm y tế, và các khía cạnh khác để cung cấp cho quý vị sự chăm sóc, trợ giúp đáng tin cậy và chu đáo.
Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Yuhong Dong), bác sĩ y khoa và tiến sĩ về các bệnh truyền nhiễm, là Giám đốc Khoa học kiêm người đồng sáng lập của một công ty công nghệ sinh học Thụy Sĩ, đồng thời là cựu Chuyên gia Khoa học Y tế Cao cấp về Phát triển Thuốc Kháng Virus tại Novartis Pharma ở Thụy Sĩ.
Tân Dân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: