Khía cạnh quan trọng của sức khỏe: Hiểu và tu dưỡng linh hồn
Linh hồn là gì và có liên quan thế nào đến sức khỏe? Chúng ta nên tu dưỡng linh hồn như thế nào?
Trong khi cố gắng để có được sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội, chúng ta cần xem xét một khía cạnh quan trọng khác của sức khỏe: linh hồn. Linh hồn là gì? Nó liên quan thế nào đến sức khỏe? Chúng ta nên tu dưỡng như thế nào? Chúng ta sẽ đi sâu vào những câu hỏi này.
Mọi thứ đều được làm từ vật chất. Cơ thể vật chất của chúng ta — được tạo thành từ tóc, da, các cơ quan và mạch máu — là những vật thể hữu hình. Ngược lại với cơ thể vật chất, linh hồn được coi là phi vật chất. Tuy nhiên, các khái niệm vật chất và phi vật chất là tương đối. Khi vật chất quá nhỏ đến mức không thể quan sát hay chạm tới được bằng các phương pháp khoa học hiện tại thì nó được coi là phi vật chất. Tôi có xu hướng tin rằng linh hồn là một dạng tồn tại vật chất ở mức độ vi mô hơn là phi vật chất.
Hầu hết các chất đều trải qua quá trình hình thành, tồn tại, phân hủy và hủy diệt, và cơ thể con người cũng không ngoại lệ. Cơ thể dần dần xấu đi theo tuổi tác và tan rã sau khi chết. Tuy nhiên, linh hồn được coi là vĩnh cửu. Nhiều hệ thống tín ngưỡng cho rằng linh hồn cư trú trong cơ thể và tiếp tục tồn tại sau khi cơ thể chết đi. Về đích đến của linh hồn, người ta tin rằng sẽ chịu ảnh hưởng bởi hành động, suy nghĩ và ý định của một người trong cuộc sống này.
3 cách để trải nghiệm linh hồn
Nếu linh hồn tồn tại, làm sao chúng ta có thể trải nghiệm? Nhìn chung, có ba cách để cảm nhận sự hiện diện của linh hồn chúng ta.
1. Thực hành chánh niệm
Chánh niệm liên quan đến việc hiện diện trọn vẹn trong thời điểm hiện tại – nhận thức được suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác của chúng ta và môi trường xung quanh. Chánh niệm ngăn cản chúng ta chìm đắm trong quá khứ hoặc bị phân tâm bởi những điều phi thực tế.
Chánh niệm rèn luyện trạng thái nhận thức cao độ, cho phép chúng ta quan sát hoạt động bên trong tâm trí và kết nối với các khía cạnh sâu sắc hơn của con người chúng ta. Bằng cách chấp nhận từng khoảnh khắc mà không phán xét, chúng ta có thể nuôi dưỡng cảm giác kết nối với nội tâm, dẫn đến những trải nghiệm an hoà và viên mãn một cách sâu sắc.
Chánh niệm thường giao thoa với nhiều tín ngưỡng tâm linh khác nhau, cung cấp một con đường để khám phá tâm linh và kết nối với linh hồn của chúng ta. Chánh niệm cũng có thể nâng cao khả năng sáng tạo và thể hiện bản thân, cho phép chúng ta khai thác trí huệ bên trong mình và hướng thành những nỗ lực nghệ thuật.
2. Thực hành tâm linh
Thực hành tâm linh đề cập đến việc thể hiện niềm tin của một người trong cuộc sống hàng ngày. Các hệ thống tín ngưỡng khác nhau sử dụng các cách thực hành tâm linh khác nhau, bao gồm thiền định, cầu nguyện, khí công, nghiên cứu kinh thánh, đọc kinh và tuân thủ luật lệ tôn giáo. Những thực hành này được cho là dẫn đến các thay đổi tâm linh trong linh hồn. Theo thời gian, nhiều thực hành tâm linh ban đầu đã chuyển thành các nghi lễ và hoạt động tôn giáo.
Tham gia vào các hoạt động tâm linh tạo điều kiện cho sự xem xét nội tâm sâu sắc, giúp chúng ta khám phá bản chất thực sự của mình và kết nối với trí huệ của linh hồn. Thực hành tâm linh thường giúp chữa lành cảm xúc bằng cách cho phép chúng ta thoát khỏi những tổn thương, nỗi sợ hãi và cảm xúc tiêu cực trong quá khứ, nuôi dưỡng cảm giác trọn vẹn và bình yên nội tâm.
Với thực hành tâm linh, chúng ta hiểu rõ hơn về mục đích cuộc sống và điều chỉnh hành động của bản thân phù hợp với sứ mệnh của linh hồn, dẫn đến cảm giác thỏa mãn và đạt mục đích sâu sắc.
3. Hoạt động nghệ thuật và sáng tạo
Hoạt động nghệ thuật và sáng tạo đòi hỏi nguồn cảm hứng. Trong quá trình sáng tạo, con người thường thể hiện điều gì đó sâu sắc từ bên trong mình, cho phép họ trải nghiệm sự tồn tại của linh hồn.
Từ góc độ khoa học thì suy nghĩ, hành vi, cảm xúc và ý thức của chúng ta đều có liên quan đến các chức năng của não và cơ thể nói chung. Điều này là do bộ não không hoạt động tách biệt; não được kết nối với các cơ quan và hệ thống của cơ thể. Nghiên cứu khoa học hiện nay tập trung nhiều hơn vào các hoạt động khác nhau của não, còn kiến thức của chúng ta về mối quan hệ giữa các hoạt động này và linh hồn vẫn hạn chế.
Nhận thức sự tồn tại của linh hồn
Trong đời thực, có hai hiện tượng có thể giúp chúng ta nhận ra sự tồn tại của linh hồn.
Hiện tượng đầu tiên liên quan đến ký ức về sự tái sinh, theo đó một số người nhớ lại chi tiết về kiếp trước của họ. Điều này gián tiếp gợi ý về bản chất vĩnh cửu của linh hồn, ngụ ý sự tồn tại của linh hồn trước cơ thể vật chất hiện tại của chúng ta.
Thứ hai liên quan đến trải nghiệm cận tử. Một số cá nhân, thường vì bệnh tật hoặc chấn thương, đã cận kề cái chết và trong một số trường hợp, thậm chí còn được tuyên bố sống lại. Nhiều người trong số họ kể lại trải nghiệm về việc linh hồn rời khỏi thể xác. Một số trải nghiệm vô cùng đẹp đẽ, có người cho biết họ đã nhìn thấy một sinh mệnh giống như Chúa hoặc thiên đường. Những người khác thì sợ hãi, có người nhìn thấy ma quỷ và trở về với nỗi sợ hãi tột độ. Trong suốt sự nghiệp y khoa của mình, tôi đã từng gặp những trường hợp như vậy.
Hai hiện tượng này là những trải nghiệm phản ánh sự vĩnh hằng của linh hồn con người. Điều này cho thấy rằng thể xác của chúng ta cuối cùng sẽ bị hư hoại nhưng linh hồn của chúng ta là vĩnh cửu. Vì vậy, việc chăm sóc linh hồn là rất quan trọng.
4 yếu tố chính để tu dưỡng linh hồn
Nếu chúng ta nhận ra sự tồn tại của linh hồn, chúng ta nên học cách tu dưỡng, nâng cao sự an lạc, chiều sâu và đức hạnh của linh hồn. Điều này không chỉ cải thiện lĩnh vực và phẩm chất tinh thần mà còn thúc đẩy sức khỏe thể chất và sự hòa hợp xã hội. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tu dưỡng và tu dưỡng linh hồn mình?
1. Tự suy ngẫm và xem xét nội tâm
Chúng ta phải học cách suy ngẫm và xem xét nội tâm bởi vì việc nâng cao tâm hồn có mối liên hệ mật thiết với việc nâng cao bản thân. Nếu không có khả năng tự hướng nội, xác định và giải quyết những khuyết điểm, chúng ta không thể tu dưỡng tâm hồn hay nâng cao cõi tâm linh của chính mình.
2. Sống đích thực
Chúng ta nên sống chân thực, kiên định với niềm tin của mình trong mọi hoàn cảnh. Đây là một chứng minh cho việc luôn trung thực với chính mình. Điều đó có nghĩa là không thay đổi niềm tin của chúng ta vì sợ hãi hay cám dỗ và không lung lay niềm tin khi có thay đổi tâm trạng hoặc ham muốn.
3. Mối quan hệ lành mạnh
Bản chất của mối quan hệ của con người nằm ở sự kết nối giữa các linh hồn. Khi những mối quan hệ giữa các cá nhân rơi vào tình trạng hỗn loạn, thể hiện bằng sự lừa dối hoặc oán giận, điều đó báo hiệu cần phải xem xét lại hệ thống niềm tin của một người và tích cực làm việc để cải thiện các mối quan hệ.
Việc duy trì mối quan hệ lành mạnh cũng có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe thể chất. Vào năm 2022, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã công bố trên tập san của họ rằng sự cô lập và cô đơn trong xã hội sẽ gây hại cho sức khỏe của tim và não.
4. Phát triển lòng trắc ẩn và sự tha thứ
Thể hiện lòng từ bi, sự hiểu biết và sự tha thứ đối với người khác vừa là một hình thức của lòng tốt vừa là một phương pháp tu dưỡng tinh thần. Bất kể người khác đối xử với chúng ta như thế nào, chúng ta nên luôn tiếp cận họ với lòng tử tế và thiện chí. Việc duy trì thái độ tích cực này mà không thực hành tâm linh thường xuyên là một thách thức, đặc biệt là khi đối mặt với những sự kiện bất ngờ, có thể dẫn đến hành vi không phù hợp hoặc thậm chí hung hăng, gây tổn hại cho người khác và chính chúng ta.
Một nghiên cứu do Harvard University dẫn đầu cho thấy rằng sự tha thứ có thể làm giảm lo lắng và trầm cảm, do đó nâng cao sức khỏe tinh thần. Kết quả này phù hợp với bằng chứng gần đây cho thấy tha thứ có thể cải thiện giấc ngủ, giảm bớt căng thẳng, giảm huyết áp và giảm nhịp tim.
Gặp nhau, cùng làm việc và đặc biệt là cùng sống chung đều là duyên phận. Chúng ta nên trân trọng những kết nối này. Chúng ta nên cố gắng duy trì các mối quan hệ bình đẳng và tử tế, không phụ thuộc vào địa vị xã hội, niềm tin tôn giáo hoặc quan điểm chính trị của người khác.
Đại Hải biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times