Sức khỏe sinh viên Trung Quốc đáng lo ngại, tỷ lệ trầm cảm lên đến 21.48%
Gần đây, vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên đại học Trung Quốc đã thu hút nhiều sự quan trên trên mạng Internet. Theo dữ liệu nghiên cứu mới nhất của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có đến 21.48% sinh viên đại học mắc chứng trầm cảm, khoảng 45.28% còn lại cảm thấy mắc kẹt trong trạng thái lo âu.
Theo bạch thư về sức khỏe tinh thần mới nhất có tiêu đề “Báo cáo sức khỏe tinh thần nhân dân Trung Quốc năm 2022” do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phát hành, khảo sát về tình trạng đời sống sức khỏe tinh thần của gần 80,000 sinh viên đại học phát hiện tỷ lệ mắc chứng trầm cảm là khoảng 21.48%, tỷ lệ mắc chứng lo âu chiếm khoảng 45.28%.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí tâm lý học Frontiers in Psychology đã tiến hành khảo sát tổng cộng khoảng 100,000 sinh viên đại học Trung Quốc tại 23 trường đại học thuộc 43 thành phố trên cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn tâm lý trung bình của các sinh viên là khoảng 22.8%.
Truyền thông Hoa lục đưa tin, một nghiên cứu trong nước cho biết 73.2% sinh viên đại học cảm thấy căng thẳng tâm lý ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, căng thẳng về học tập và những áp lực không xác định khác có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe tâm lý. Có khoảng 54% sinh viên đại học cảm thấy bản thân có những áp lực không tên, mà loại tâm lý này lại có tác động nghiêm trọng và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2.5 lần so với các loại áp lực khác.
Trước dữ liệu được công bố kể trên, hôm 13/09, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội Weibo, một nhà tư vấn quản lý kỹ thuật số ngành bán lẻ và quản lý kỹ thuật số ngành huấn luyện đã đăng tải thắc mắc như sau: “… Sinh viên Trung Quốc bị làm sao vậy?”
Một số cư dân mạng khác cũng có những bình luận xoay quanh thực trạng này:
“Dữ liệu thực tế có khi còn cao gấp hai lần, vì nửa còn lại đã che giấu tình trạng thực tế. Con số chính xác sẽ không được công bố trong quá trình khảo sát”;
“Ba năm vừa qua là ba năm chán nản và bất lực nhất của sinh viên đại học. Hòa nhập xã hội là giai đoạn khó khăn nhất trên thị trường việc làm”;
“Ai đó có thể giải thích giúp tôi, (trường học, chính phủ) đã làm gì với sinh viên đại học vậy? Mà cũng có gì ngạc nhiên đâu, khả năng cao vẫn là những nỗi bận tâm có được xã hội có chấp nhận không và các mối lo khác. thực tế còn nhiều áp lực hơn thế rất nhiều”;
“Tìm việc làm này, tìm vợ (tìm chồng), rồi mua nhà này, v.v. việc nào cũng hao tâm tổn trí”;
“Vòng xoáy cuộc sống cứ cuốn ta đi, nào vòng quay sự nghiệp, vòng quay thi nghiên cứu, thi công chức, vòng quay hẹn hò kết hôn, tiếp đến lại sinh con, 35 tuổi thì bị công ty đào thải, … Một đời chạy vạy xuôi ngược, nhưng tôi lại không muốn bị cuốn vào đó”;
“Đó mới chỉ xét trong khuôn viên trường. Bước ra ngoài xã hội còn phải đối mặt với đủ áp lực thực tiễn khác. Có thể thấy tỷ lệ nhiễm bệnh trong xã hội còn cao hơn”;