Rác thải vũ trụ trôi nổi đe dọa các chuyến du hành không gian
Phi thuyền thăm dò Mặt Trăng của Ấn Độ đã hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng vào tháng trước, đưa nước này trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới hoàn thành sứ mệnh đổ bộ lên Mặt Trăng. Khi ngày càng có nhiều quốc gia đặt chân lên Mặt Trăng và thực hiện các chuyến du hành vũ trụ, thì việc rác thải trôi nổi khắp nơi trong không gian đã trở thành một mối lo ngại về an toàn. Có chuyên gia cho biết, những mảnh rác vũ trụ này gây ra mối đe dọa cho việc du hành vũ trụ nhưng không ai sẵn sàng dọn dẹp nó.
Ông Chris Impey, Giáo sư thiên văn học nổi tiếng tại Đại học Arizona viết trên trang web The Conversation rằng, ông từng viết một cuốn sách và rất nhiều bài báo về du hành vũ trụ trong tương lai. Giống như các chuyên gia vũ trụ khác, ông lo lắng về việc thiếu sự quản lý đối với rác thải vũ trụ.
Giáo sư Impey cho biết, mọi người thường cho rằng không gian rất rộng lớn và trống rỗng, nhưng khu vực gần Trái Đất đã bắt đầu trở nên chật chội. Trong 10 năm tới, có đến 100 “sứ mệnh không gian” được chính phủ và các công ty tư nhân lên kế hoạch.
Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp thậm chí còn đông đúc hơn không gian giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Hiện có khoảng 7,700 vệ tinh cách bề mặt Trái Đất hàng trăm dặm. Con số này sẽ tăng lên thành hàng trăm nghìn vào năm 2027. Rất nhiều vệ tinh trong số này được sử dụng để cung cấp mạng lưới cho các quốc gia đang phát triển hoặc giám sát nông nghiệp và khí hậu trên Trái Đất.
Tất cả các hoạt động liên quan đến không gian này đều tạo ra rác thải vũ trụ và nguy cơ tiềm tàng trong không gian. Con người đã để lại một lượng lớn rác thải trên Mặt Trăng, bao gồm tàn tích từ hơn 50 lần hạ cánh khẩn cấp của động cơ đẩy tên lửa, khoảng 100 túi phân người và đủ loại vật dụng như lông vũ, bóng golf, ủng, v.v.
Tổng trọng lượng của số rác thải Mặt Trăng này là khoảng 200 tấn. Nhưng vì không có ai sở hữu Mặt Trăng nên cũng không có ai chịu trách nhiệm dọn dẹp.
Rác thải trên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp bao gồm phi thuyền bị hỏng, bộ đẩy hỏa tiễn đã qua sử dụng và các vật dụng do phi hành gia vứt bỏ, chẳng hạn như găng tay, cờ lê, bàn chải đánh răng và các vật dụng nhỏ khác.
Trong số những rác thải này, có khoảng 23,000 cái có kích thước lớn hơn 10cm và khoảng 100 triệu cái có kích thước lớn hơn 1mm. Những mảnh rác nhỏ xíu tưởng chừng không phải là vấn đề lớn, nhưng chúng đang di chuyển với vận tốc 24,140 km/h, nhanh gấp 10 lần so với tốc độ của một viên đạn. Dưới tình huống như thế, ngay cả một vật rất nhỏ cũng có thể đâm thủng bộ đồ du hành vũ trụ hoặc phá hủy các thiết bị điện tử nhạy cảm.
Rác vũ trụ không được ai giám sát
Giáo sư Impey cho biết Hiệp Ước Ngoài Vũ Trụ (Outer Space Treaty) của Liên Hiệp Quốc có hiệu lực vào năm 1967 tuyên bố rằng, không có quốc gia nào sở hữu Mặt Trăng hoặc bất kỳ phần nào của nó, và thiên thể này chỉ có thể được sử dụng cho mục đích hòa bình. Tuy nhiên, hiệp ước này không bao gồm các công ty và cá nhân, cũng như không nói gì về việc tài nguyên không gian có thể và không thể được sử dụng như thế nào.
Thỏa thuận Mặt Trăng mà Liên Hiệp Quốc ký hồi năm 1979 khẳng định Mặt Trăng và tài nguyên thiên nhiên của nó là tài sản chung của nhân loại, tuy nhiên Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga đã không ký thỏa thuận này.
Dưới tình huống thiếu quy định quản lý, rác thải vũ trụ đã trở thành một ví dụ về “bi kịch của tài sản chung.”
Một số khoa học gia cho rằng để tránh “bi kịch của tài sản chung,” môi trường quỹ đạo không gian phải được xem là tài sản chung toàn cầu và đáng được Liên Hiệp Quốc bảo vệ.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã chế định và ký kết Hiệp định Artemis, đây là những nguyên tắc phổ biến nhưng không ràng buộc về mặt hợp tác trong không gian. Tổng cộng đã có 28 quốc gia ký kết thỏa thuận này, ngoại trừ Trung Quốc và Nga. Các công ty tư nhân và các công ty vũ trụ cũng không bao gồm trong đó.