Quà tặng từ những ngọn đồi: Một số đặc điểm nổi bật của nền Văn học Appalachian
Những nhân vật đàn ông, phụ nữ và trẻ em sống trong những trang sách có thể đánh thức ước mơ và hoài bão của một nước Mỹ xưa đang ngủ quên trong trái tim chúng ta
Nếu có dịp ghé thăm khu vực phía đông Tennessee hoặc khu vực phía Tây North Carolina, người dân sẽ biết bạn chỉ là du khách nếu phát âm Appalachian là Ap-pull-lay-shun, người bản địa nơi đây quen phát âm là Ap-pull-latch-un, âm cuối phát ra nghe rất nặng.
Vùng Appalachia trải rộng 13 tiểu bang, kéo dài từ phía Bắc Mississippi đến phía Nam New York. Nơi đây, nổi tiếng với công viên quốc gia được ghé thăm nhiều nhất ở Hoa Kỳ, dãy núi Smoky là một phần của dãy Appalachians, ranh giới giữa hai tiểu bang Tennessee và North Carolina. Phần lớn những người da trắng định cư và làm nhà đầu tiên ở Smokies là những người Scotland gốc Ailen. Đó là những người lao động chăm chỉ xây dựng các cabin và chuồng trại, khai khẩn đất hoang để trồng trọt. Khai thác gỗ cuối cùng đã trở thành một ngành công nghiệp chính, theo đó các nhà máy được xây dựng tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dòng chảy xiết và giá nhân công rẻ. Với sự xuất hiện của đường sắt và ô tô, khách du lịch dần đổ về phía bắc từ những nơi như thành phố Savannah, St. Augustine và Charleston, để xua đi cái nắng nóng mùa hè miền Nam trên vùng núi cao mát mẻ này.
Các nghệ nhân của Smokies, bao gồm cả người Cherokee nổi tiếng với những chiếc giỏ và những chiếc mền. Một số du khách từ phương xa đến để góp nhặt các bản ballad và những câu chuyện được truyền lại bởi các thế hệ sống trong những ngọn đồi và hốc núi, trong khi đó một số sinh viên ngôn ngữ hướng đến những điểm tương đồng giữa bài phát biểu của nước Anh thời nữ hoàng Elizabeth với ngôn ngữ người miền núi này. Những từ như “Granny-woman”(tạm dịch: cụ bà), “winder-pane”(tạm dịch:ngăn gió), “young uns”( tạm dịch: còn trẻ) và “middlin’ (tạm dịch: trung bình) ” gần đây được sử dụng phổ biến.
Một ấn tượng đặc biệt khi đến vùng đất này là những con người luôn tận tâm đối với gia đình và dòng tộc, một tinh thần độc lập – [đây là] những đặc điểm nổi bật được thể hiện trong các tác phẩm văn học viết về họ hoặc do họ sáng tác.
Chủ đề gia đình
Hơn 20 năm qua và hơn thế, tôi đã đọc hàng trăm cuốn sách viết về núi Smoky. Phần lớn các tác phẩm này là tiểu thuyết lấy bối cảnh ở Nam Appalachians, đa số là bối cảnh ở Smokies. Đây là vấn đề trọng tâm tôi muốn viết.
Đa số những tác phẩm này đều tập trung phản ánh về gia đình. Ví như trong cuốn tiểu thuyết – tự truyện “Look Homeward, Angel”( tạm dịch: Nhìn kìa Homeward, thiên thần) của tác giả nổi tiếng Thomas Wolfe, xoay quanh câu chuyện về gia đình Gant, miêu tả về người cha nghiện rượu; người mẹ kiệm lời và tằn tiện, Eliza-con trai trong gia đình, nhân vật chính Eugene và những người anh chị em của mình. Chúng ta cũng biết thêm về gia tộc Pentland (họ hàng của Eliza) và dòng máu Pentland chảy trong huyết quản của những đứa trẻ.
Gần 100 năm sau đó một cuốn tiểu thuyết khác được xuất bản “The Ballad of Laurel Springs”( tạm dịch: Bản Ballad của Laurel Springs) của tác giả Janet Beard, một lần nữa đưa chúng ta đến với một câu chuyện gia đình. Câu chuyện lấy bối cảnh ở vùng núi phía Đông Tennessee. Tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “The Atomic City Girls“( Tạm dịch: Những cô gái trong thành phố nguyên tử,) Beard kể về một đại gia đình bị ám ảnh bởi quá khứ, không chỉ bởi bạo lực và giết người mà còn bởi những bản ballad của dãy Appalachian — một số trong số bản những bản ballad này xưa cổ như những ngọn đồi — từ lâu đã ghi lại những việc làm không ngay chính của các đôi tình nhân. Phụ nữ chủ yếu có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân, kể lại những câu chuyện về tình yêu và bất ổn gia đình hàng thế kỷ.
Phụ nữ chiếm một vị trí nổi bật trong những tác phẩm văn học. Trong một bài luận “Appalachian Reckoning: A Region Responds to‘ Hillbilly Elegy ’”( tạm dịch: Thử thách vùng Appalachian: Một tác phẩm cùng chủ đề với Khúc bi ca từ nguồn cội,) Ivy Brashear viết, quả đúng như vậy rằng “Trên thực tế, Appalachia là một nền văn hóa mẫu hệ. Chúng tôi tôn kính những người bà và người mẹ của chúng tôi. ”
Nơi đây chính là nhà
“Những ngọn núi là người thầy của ông” Thomas Wolfe đã viết trong “Nhìn kìa Homeward, Thiên thần.” “Những ngọn núi là vòng tròn cuộc sống. Chúng là nguồn cơn của tạo hóa, vượt ra lên trên cả sự phát triển, ngoài đấu tranh và cái chết. Những ngọn núi luôn bất biến giữa dòng đời vạn biến”.
Hay như Fred Chappell diễn đạt cô đọng hơn trong bài thơ một dòng của ông “Coming Home” (Tạm dịch: về nhà): “Ngay cả ánh sáng mặt trời cũng có mùi vị khiến bạn phải nhớ nhung”. Từng đoạt giải thưởng Bollingen danh giá về Thơ và trong 5 năm liền đạt Danh hiệu Nhà thơ Bắc Carolina, Chappell sinh ra và lớn lên tại thị trấn của Canton, Bắc Carolina, dãy Appalachian . Ông là một trong những nhà văn xuất sắc trong nhiều thể loại – thơ, tiểu thuyết chính thống, khoa học viễn tưởng, hồi ký và tiểu luận – và trong phần lớn các bài viết của mình, ông dẫn dắt người đọc đến những ngọn đồi gắn bó với thời niên thiếu của ông.
Được xuất bản vào năm 1987, cuốn tiểu thuyết “I Am One of You Forever”, (tạm dịch: tôi là một phần trong bạn mãi mãi) dành cho lứa tuổi vị thành niên. Nhân vật trung tâm là Jess Kirkland, 10 tuổi và một nhóm những người họ hàng lập dị, cuốn tiểu thuyết cũng giống như một số bài thơ của Chappell, gây ấn tượng với độc giả bởi mảnh đất đã nuôi dưỡng ông. Có ba tác phẩm khác hoàn thành bộ tứ Kirkland, khám phá những tác động của họ hàng và vị trí của Jess Kirkland.
Giống như Fred Chappell và rất nhiều nhà văn khác sinh ra ở vùng Appalachia này, nhà văn Wilma Dykeman đã lấy cảm hứng và chủ đề cho các sáng tác của mình từ mảnh đất bà sinh ra. Dành cả cuộc đời cho vùng núi bắc Carolina và tiểu bang Tennessee, bà đã xuất bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất The Tall Woman”( tạm dịch: Người phụ nữ vùng cao) và lịch sử khu vực, “The French Broad.” (Tạm dịch: Người Pháp cởi mở). Trong cuốn hồi ký được tìm thấy sau khi bà qua đời, “Family of Earth: A Southern Mountain Childhood”( Tạm dịch: Gia đình của trái đất: Tuổi thơ miền núi phương Nam,) bà Dykeman cũng gợi lại những ngọn đồi đã nuôi dưỡng [tâm hồn] bà khi còn là một cô gái trẻ.
Mặc dù tôi dành trọn 33 năm sống ở những ngọn núi này, tôi lại không cảm thấy gắn bó đặc biệt với chúng. Tôi là một cậu bé Carolina Piedmont, và trái tim của tôi thuộc về khu vực xung quanh thành phố Winston-Salem.
Nhưng tôi biết những người đàn ông và phụ nữ đã từng rời bỏ những ngọn núi nơi họ đã sinh ra và cuối cùng phải quay về vì nhớ nhà, nhớ vẻ đẹp hùng vĩ của những rặng núi phủ đầy cây xanh. Các con của tôi, được vợ chồng tôi nuôi dưỡng ở thị trấn Waynesville, Bắc Carolina, một cửa ngõ vào Smokies, đôi khi vẫn bày tỏ niềm khao khát nhớ đến những ngọn núi mà tuổi thơ chúng từng gắn bó.
Những ngọn đồi xanh này đi vào trong văn học như nguồn cảm hứng bất tận và không bao giờ biến mất.
Cần nhất là Mẹ Tự do
Trong những năm tôi sống ở Smokies, tôi đã chứng kiến rất những tấm gương về tinh thần độc lập của nhiều con người coi dãy núi này là nhà. Tất nhiên, ý thức về chủ quyền cá nhân được thể hiện trong các câu chuyện của những nhân vật này.
Ví dụ, trong cuốn sách bán chạy nhất của Charles Frazier “Cold Mountain,” ( Tạm dịch: Núi Lạnh) (Núi Lạnh thực tế cách nhà tôi chưa đầy 16 km. Inman – tác giả không cho biết tên của ông – đã đào ngũ khỏi quân đội Liên minh miền Nam và bắt đầu chuyến hành trình về nhà đầy nguy hiểm của mình.Ông muốn có cuộc đời của riêng mình, cố gắng trốn tránh các cuộc tuần tra của Liên minh miền Nam đang tìm kiếm những kẻ đào ngũ và các nhóm ngoài vòng pháp luật sau đó làm tổn hại đến Smokies.
Hai nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết, Ada-người mà Inman yêu, và Ruby, người giúp việc nơi nông trại, đều là những người có tinh thần độc lập. Có lần, Ada nói: “Nhu cầu và sự đáp ứng có vẻ như không bao giờ ngang bằng nhau. Tôi sẽ làm những gì phải làm.”
Như đã đề cập ở trên, điều thú vị là nhiều nhân vật nữ trong văn học vùng Appalachian thể hiện một ý chí và quyết tâm tương tự. Dykeman’s “The Tall Woman” (Tạm dịch: Cô gái cao kều ) gợi cho người đọc hình ảnh một người phụ nữ kín đáo, tinh tế thông qua nhân vật Lydia Moore. Giống như các nhân vật trong “Cold Mountain”(Tạm dịch: Núi Lạnh ) Lydia cũng là nạn nhân của cuộc Nội chiến. Cô làm việc trong một trang trại, nuôi dạy con cái và cố gắng phục hồi sức khỏe và tâm hồn cho chồng mình – anh Mark, sau những tổn thương do chiến tranh gây ra. Có lúc, Lydia suy nghĩ “Trong khoảnh khắc yếu đuối này, cô đột nhiên biết sức mạnh thành to lớn, cốt lõi chôn sâu trong cô sẽ không bị quật ngã bởi những khó khăn hoặc những thứ vặt vãnh của cuộc sống con người được kế thừa.”
“Montani semper liberi,” là từ cổ điển tiếng Latinh cũng là phương châm của bờ Tây Virginia nghĩa là: “Những người leo núi luôn được tự do”.
Đánh mất linh hồn
Giống như toàn bộ quốc gia, Appalachia đã thay đổi kể từ Đệ nhị thế chiến. Các nhà máy và các ngành công nghiệp như nhà máy sản xuất giày và Nhà máy Dayco từng nằm gần thị trấn Waynesville đã đóng cửa. Các chính sách của chính phủ đã mang lại an sinh xã hội và nâng cấp trường học, chăm sóc sức khỏe đã được cải thiện. Truyền hình và bây giờ là mạng internet đã đồng nhất văn hóa với xã hội nói chung. Tuổi trẻ ở Brooklyn và ở thị trấn Waynesville có quyền bình đẳng truy cập vào mạng xã hội như nhau.
Và dường như sự hiện đại đã gây ra tan rã của gia đình và hôn nhân. Hầu hết những người trẻ tuổi đã từ bỏ nghề nông từ lâu và nhiều người trong số họ tìm kiếm công việc nơi đất khách. Opioid, methamphetamine và các loại ma túy khác đã khiến rất nhiều người lâm vào nghiện ngập, bệnh tật và cái chết.
Các nhà văn đương đại đã đề cập đến những thay đổi này đối với Smokies. Trong “The Risen” (tạm dịch:Sự tiến lên) tác giả Ron Rash xây dựng hình tượng nhân vật Ligeia, một phụ nữ trẻ đến từ Florida, người đã đưa hai anh em ở thị trấn nhỏ miền núi năm 1960 tới kết cục bi thảm. Trong một cuốn tiểu thuyết của Rash trước đó, “Above the Waterfall,” (tạm dịch: Phía trên thác ghềnh,) một cảnh sát trưởng địa phương và một kiểm lâm viên phải đối mặt với những tệ nạn ma túy trong cộng đồng của họ.
“One Second After” (tạm dịch:Một giây sau) của tác giả William Forstchen là câu chuyện về cuộc tấn công bằng xung điện từ khiến hầu hết nước Mỹ quay trở lại thế kỷ 18, hầu hết các nhà phê bình khó có thể coi đây là một cuốn tiểu thuyết của Appalachian. Tuy nhiên, câu chuyện lấy bối cảnh ở Núi đen phía bắc Carolina. Thông qua việc mô tả của Forstchen về địa điểm đó cũng như người dân nơi đây cho chúng ta hình dung về tinh thần cổ xưa của những ngọn núi.
Sự hối tiếc và sự khích lệ
Để phân tích các tác giả Appalachian trong một bài báo, ngay cả khi giới hạn nghiên cứu đó ở hai trạng thái, có nghĩa phải bỏ qua nhiều nhà văn giỏi: các tiểu thuyết gia như Catherine Marshall, Robert Morgan và Wayne Caldwell, các nhà thơ như John Thomas York, và những người kể chuyện như Gary Carden — thậm chí thêm những cái tên này vẫn chưa đầy đủ danh sách các tác giả xứng đáng được đưa vào.
Tôi thành thật xin lỗi những ai đã không được nhắc đến.
Bình An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch times