Phật nhìn nhân tâm – Hoa Ưu Đàm Bà La truyền lời Thần khải thị (Phần 1)
(Lời mở đầu):
Nhân thân vô thường bách niên vẫn,
Thiên hoa trước tung thiên tải vô.
(Tạm dịch:
Thân người vô thường trăm năm là kết thúc,
Dấu vết thiên hoa ngàn năm chẳng lưu lại.)
Dựa trên những gì chứng kiến được thông qua thiên mục và những huệ ngộ trong tu luyện, tiến sĩ Lưu Siêu Kỳ, hiện sinh sống tại Sài Gòn, đã chia sẻ duyên phận của mình với thế nhân thông qua loạt bài viết gồm mười phần mang tên “Ngàn bông Ưu Đàm Bà La nở – Phật Chủ tới ngôi vườn nhỏ truyền thần tích”. Loạt bài này đã được đăng tải trên mục “Kỳ văn dị sự”, nhằm chia sẻ những điều kỳ diệu của hoa Ưu Đàm Bà La cho người hữu duyên.
✱✱✱✱✱✱✱
Theo kinh Phật ghi chép (*), hoa Ưu Đàm Bà La là loài hoa linh thiêng, mọc từ hư không, chính là thiên giới kỳ hoa, là hoa của cõi trời, ở nhân gian vốn không có. Chỉ khi Kim Luân Thánh Vương hạ thế cứu độ chúng sinh, do uy lực đại phúc đức của Ngài mà loài hoa này mới bị cảm hóa và xuất hiện ở nhân gian. Tuy nhiên, ngay tại nhân gian cũng rất khó gặp được hoa Ưu Đàm Bà La, bởi 3,000 năm chúng mới nở một lần. Nguyên thần sinh ra làm người quả là điều không hề dễ dàng. Dù có đắc thân người rồi, trăm năm vinh hoa phú quý trong nháy mắt biến thành hư vô, một sinh mệnh dường như chẳng để lại dấu vết gì. Ở nơi trần gian được trông thấy loài hoa Ưu Đàm Bà La ba ngàn năm mới nở một lần, quả thật khó khăn làm sao! Nếu được tận mắt nhìn thấy, hẳn phải là [người có] đại phúc phận!
Trong suốt ba năm, hoa Ưu Đàm Ba La liên tiếp nở rộ trong vườn nhà chúng tôi, tổng cộng đã có hơn 1,200 bông. Hiện nay, hoa thi thoảng vẫn còn tiếp tục nở. Đây là điều chưa từng có trong số những nơi xuất hiện hoa Ưu Đàm. Không chỉ vậy, trong ngôi vườn “Phật Chủ tới”, vợ chồng chúng tôi còn được chứng kiến sự từ bi cứu độ chúng sinh của Đại Pháp. Những vị khách tới thăm vườn, miễn là có tâm cầu Đạo, đắc Đạo, đều sẽ có được cơ duyên tận mắt chiêm ngưỡng hoa Ưu Đàm Bà La. Chỉ cần có niềm tin, hoa Ưu Đàm sẽ triển hiện một cách thần kỳ trước mắt người trần, quả đúng là “Phật nhìn nhân tâm”!
Một mặt, để giúp thế nhân bảo trì được trí huệ sáng suốt, thấy được chân tướng giữa những phi ngôn tà thuyết nơi trần thế thập ác, tác giả đã dụng tâm nghiên cứu tìm tòi, đối chiếu biện chứng sự khác biệt của hoa Ưu Đàm Bà La với các vật thể thường thấy khác như trứng tò vò, nấm mốc, trứng chuồn chuồn, v.v. Chúng nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau nhưng bản chất khác biệt hoàn toàn. Mặt khác, ông cũng phân tích kỹ lưỡng và minh chứng tính xác thực của việc có Pháp Luân xoay chuyển phía trên bảo hộ hoa Ưu Đàm Bà La.
Lý tương sinh tương khắc vốn là quy luật bất di bất dịch nơi thế gian. Thiện ác đồng tại, chính hiện trái ngược. Trong mê mà nhìn thấu linh quang chính là trí huệ. Trong hoang ngôn tà thuyết mà biết rõ phải trái, quay về chính đạo, mới có thể tìm tới ánh sáng.
(Bản gốc) Duyên khởi, duyên tục
Thần hoa kỳ phóng khởi sinh chúng,
Thế nhân phá mê quy chính đồ.
(Tạm dịch:
Thần hoa nở rộ làm thức tỉnh chúng sinh
Thế nhân liền phá mê quay về chính đạo)
Bước sang năm 2011, câu chuyện hoa Ưu Đàm Bà La nở rộ tại khu vườn “Phật Chủ tới” (nhà của tác giả) vẫn chưa kết thúc. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa có viết rằng: “Thân người vô thường, phú quý như mộng, chư căn chẳng khuyết, khó có chính tín. Việc Như Lai nghe được diệu Pháp còn không hiếm gặp như hoa Ưu Đàm.” Tác giả và vợ là bà Bội Phân đều chân thành cảm tạ sự từ bi bảo hộ và dẫn dắt của Phật Chủ, đã ban cho ngôi vườn “Phật Chủ tới” cơ duyên được chứng kiến hoa Ưu Đàm Bà La ba ngàn năm mới nở một lần. Đây đúng là phúc phận không gì sánh được! Còn có Pháp Luân giăng khắp sân vườn bảo hộ!
Tính đến ngày 21 tháng Mười năm 2011, tại vườn “Phật Chủ tới” của hàn xá đã tìm được 205 bông hoa Ưu Đàm Bà La. Nếu tính từ năm 2008 tới nay, tổng cộng đã có 1262 bông. Cho đến nay, toàn thế giới chưa có nơi nào ghi chép được con số như vậy: trong vòng ba năm có tới 1262 bông hoa Ưu Đàm Bà La nở tại cùng một địa điểm.
Vào tháng Hai và tháng Ba năm 2010, trong hai lần nằm mộng, tác giả thông qua thiên mục đã nhìn thấy hoa Ưu Đàm Bà La nở. Tôi nhìn thấy rất rõ hình ảnh cánh hoa và nhụy hoa đang xòe nở, trông rất giống những bông Ưu Đàm Bà La đã nở nơi hàn xá [của mình] trước đây. Rạng sáng ngày 19 tháng Hai năm 2010, khi đang ngủ, giai điệu bản nhạc “Hoa Ưu Đàm Bà La từ hư không” tiến nhập vào tâm trí tác giả. Tác giả cho rằng Thần Phật trên Thiên Thượng đã hữu ý truyền khúc nhạc cho mình. “Bản nhạc Thần truyền” này càng làm cho chúng tôi xúc động hơn.
Vợ chồng chúng tôi tin rằng có vị Thánh giả đã hữu ý dẫn dắt chúng tôi viết về sự kiện hoa Ưu Đàm Bà La nở rộ nơi vườn “Phật Chủ tới”, và đưa ra thế giới để mọi người cùng được biết đến. Bên cạnh việc giúp thế nhân được tận mắt chiêm ngưỡng dáng vẻ của hoa Ưu Đàm, còn giúp họ từ đó tự mình tìm được hoa. Đồng thời, giúp mọi người hiểu rõ hơn về hoa Ưu Đàm cũng như ý nghĩa thực sự mà hoa mang lại. Như kinh Phật ghi chép, thánh hoa Ưu Đàm Bà La ba ngàn năm nở một lần đã thực sự giáng lâm xuống nhân gian. Thiên hoa hiểu dụ cho thế nhân biết Kim Luân Thánh Vương đã xuất hiện trên thế gian, dùng đại phúc đức phổ độ chúng sinh. Thế nhân hãy trân quý cơ hội ngàn năm có một này, và đi tìm chân lý!
(*) Có thể tham khảo các ghi chép trong kinh Phật dưới đây:
“Huệ Lâm Âm Nghĩa”, quyển 8 ghi chép rõ: “Hoa Ưu Đàm Bà La, hoa của điềm lành và thần bí, là thiên hoa, không có trên thế gian. Nếu Như Lai giáng sinh, Kim Luân Vương xuất hiện nơi thế gian, do mang uy lực của đại phúc đức, hoa mới bị cảm hóa mà xuất hiện.”
“Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa”, quyển 8 chép rằng: “Hoa Ưu Đàm. Tiếng Phạn. Dịch sai từ cổ. Tiếng Phạn đúng là Ô Đàm Bạt La. Nghĩa là thiên hoa của điềm lành và thần bí. Trên thế gian không có hoa này. Nếu Như Lai giáng sinh, Kim Luân Vương xuất hiện trên thế gian, do mang uy lực của đại phúc đức, hoa mới bị cảm hóa mà xuất hiện”.
“Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Câu Toản Yếu”, quyển 2 chép: Hoa Ưu Đàm, nghĩa là điềm lành. Ba ngàn năm xuất hiện một lần, xuất hiện cùng lúc với Kim Luân Vương”.
“Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh Sớ Sao”, quyển 5 cho rằng: Ưu Đàm Bát, nghĩa là hoa điềm lành. Ba ngàn năm xuất hiện một lần, xuất hiện cùng lúc với Kim Luân Vương. Cũng giống như Phật đợi chờ thời cơ xuất hiện, rất khó gặp được.”
(còn tiếp)