PHÂN TÍCH: Khoa học gia về khí hậu cho rằng thật vô lý khi ‘nói biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu’
Giáo sư Richard Lindzen của MIT khẳng định rằng việc gọi biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu là do tuyên truyền mà ra.
Một nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho biết mặc dù sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu do hiệu ứng nhà kính là có thật nhưng mức tăng này rất nhỏ và không gây ra bất kỳ mối đe dọa hiện hữu nào.
Ông Richard Lindzen, giáo sư danh dự về khoa học khí quyển tại MIT, cho biết hiệu ứng nhà kính chủ yếu xảy ra là là do hơi nước và mây.
Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “American Thought Leaders” của EpochTV, ông Lindzen nói rằng carbon dioxide (CO2), metan, và nitrous oxide (N2O) là những thành phần nhỏ gây ra hiệu ứng nhà kính.
“Nếu tất cả những yếu tố khác không đổi, và lượng CO2 tăng gấp đôi, thì nhiệt độ độ sẽ ấm lên dưới một độ,” ông Lindzen cho hay. Một số mô hình khí hậu ước tính mức ấm lên cao nhất ở mức 3 độ, nhưng “thậm chí 3 độ cũng không phải là nhiều.”
“Chúng ta đang giải quyết những thay đổi để tăng gấp đôi lượng CO2 theo thứ tự giữa bữa sáng và bữa trưa,” ông nói.
Theo NASA, hiệu ứng nhà kính là “tiến trình mà trong đó sức nóng bị giữ lại gần bề mặt Trái Đất bởi các chất được gọi là ‘khí nhà kính’. Khí nhà kính gồm có carbon dioxide, metan, ozone, nitrous oxide, chlorofluorocarbon, và hơi nước.”
Các chính trị gia, các trường đại học, các tổ chức quốc tế, và giới truyền thông đã gọi hiện tượng ấm lên của khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại.
Tổng thống Joe Biden cho biết trong một cuộc họp báo ở Việt Nam hồi tháng Chín rằng, “Mối đe dọa hiện hữu duy nhất mà nhân loại phải đối mặt còn đáng sợ hơn cả một cuộc chiến tranh hạt nhân chính là sự ấm lên toàn cầu đang đạt tới mức hơn 1.5 độ trong … 10 năm nữa.”
Nhóm Công tác về Biến đổi Khí hậu tại Đại học Western Michigan đã cảnh báo rằng “nhiệt độ toàn cầu đã tăng ít nhất 1°C kể từ giữa thế kỷ 20” và cho biết “biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với phẩm chất cuộc sống trên hành tinh này.”
Trong tháng Mười Một, ông Bruce Aylward, trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết rằng biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.
Ông Lindzen khẳng định việc gọi biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu xuất phát là do tuyên truyền mà ra.
Ông cho biết rằng ngay cả Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc, một cơ quan đánh giá cơ sở khoa học và tác động của biến đổi khí hậu, cùng các lựa chọn để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cũng không gọi đây là mối đe dọa hiện hữu.
Ông cho biết thêm, trong báo cáo của IPCC, cơ quan này nói về việc GDP sẽ giảm 3% vào năm 2100 do biến đổi khí hậu. “Giả sử GDP sẽ tăng lên nhiều lần cho đến khi đó, thì biến đổi khí hậu có vẻ không phải là mối đe dọa hiện hữu đối với mọi người.”
Biến đổi khí hậu cực đoan trong quá khứ
Ông Lindzen cho hay cũng có một lập luận cho rằng trong những đợt biến đổi khí hậu lớn trong lịch sử Trái Đất, mức thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu chỉ là 5 độ, ngụ ý rằng việc ấm lên “3 độ có thể là một điều gì đó nghiêm trọng.”
Ông đề cập đến hai sự kiện biến đổi khí hậu mà có chênh lệch nhiệt độ trung bình với nhiệt độ của ngày nay chỉ khoảng 5 độ.
Một sự kiện là Cực Đại Băng Hà Cuối cùng, còn được gọi là kỷ băng hà cuối cùng, khi một tảng băng dày khoảng 2 km (1.2 dặm) bao phủ lấy Illinois.
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết rằng, “Kỷ băng hà gần nhất đạt đỉnh điểm nhiệt độ của khoảng 20,000 năm trước, lúc đó nhiệt độ toàn cầu lạnh hơn hiện nay khoảng 10°F (5°C).”
Sự kiện thứ hai là thời kỳ ấm áp cách đây khoảng 50 triệu năm, khi mà những sinh vật giống cá sấu đang sinh sống trên Svalbard, một quần đảo của Na Uy nằm ở phía bắc Vòng Bắc Cực.
NOAA cho biết, trong thời kỳ nóng khoảng 55–56 triệu năm trước đây, nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt tới 73°F, “dường như” cao hơn nhiệt độ ngày nay khoảng 7°C (13°F).
Tuy nhiên, ông Lindzen cho biết, sự ấm lên trong 150 năm qua, kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (1850–1900), “không giống” với hai sự kiện biến đổi khí hậu lớn này.
Nhà khoa học này nêu ra rằng trong hai thời kỳ nói trên, nhiệt độ ở vùng nhiệt đới gần như không đổi trong khi chênh lệch nhiệt độ giữa vùng nhiệt đới và cực Trái Đất tăng 20°C trong thời kỳ Cực Đại Băng Hà Cuối cùng và giảm 20°C trong thời kỳ ấm áp.
Ông Lindzen giải thích rằng, mặt khác, sự tăng nhiệt độ kể từ thời kỳ tiền công nghiệp do hiệu ứng nhà kính được quan sát thấy ngày nay vẫn không thay đổi ở mọi nơi từ vùng nhiệt đới cho tới cực Trái Đất.
“Sự chênh lệch nhiệt độ từ vùng nhiệt đới đến cực Trái Đất phụ thuộc vào nhiệt động lực. Ở một mức độ nào đó, đường xích đạo phụ thuộc vào hiệu ứng nhà kính,” ông cho biết.
Ông Lindzen khẳng định rằng sự gia tăng nhiệt độ mà chúng ta đang thấy có thể là do CO2 — khoảng 1 độ — nhưng con số này không thay đổi từ vùng nhiệt đới sang vùng cực Trái Đất. Ông cho rằng thật “vô lý” khi nói rằng sự thay đổi nhiệt độ này là “có tính hiện hữu” và cần giảm thiểu trên diện rộng.
CO2 có nguy hiểm không?
Việc giảm CO2 là “giấc mơ của một người quản lý,” ông Lindzen nói. “Nếu kiểm soát được CO2, người ta sẽ kiểm soát được hơi thở; nếu kiểm soát được hơi thở, người ta sẽ kiểm soát được mọi thứ. Vì vậy, đây luôn là một sự cám dỗ.”
“Sự cám dỗ còn lại là lĩnh vực năng lượng. Dù người ta có làm sạch nhiên liệu hóa thạch đến mức nào, thì nhiên liệu này vẫn luôn tạo ra hơi nước và CO2,” ông Lindzen giải thích.
Ông cho biết thêm rằng CO2 đang được xem là một chất độc và hầu hết mọi người đều tin rằng CO2 là nguy hiểm, nhưng họ quên rằng CO2 là rất cần thiết.
“Nồng độ CO2 trong miệng của chúng ta là khoảng 40,000 phần triệu (PPM) so với 400 PPM ở bên ngoài,” ông nói. “Nồng độ “5,000 là nồng độ cho phép trên trạm vũ trụ.”
“Chất này tuy có phần độc hại nhưng lại rất cần thiết. Nếu loại bỏ 60% lượng CO2, thì tất cả chúng ta sẽ diệt vong.”
“Đây là một chất gây ô nhiễm rất kỳ lạ; chất này cần thiết cho đời sống thực vật,” ông Lindzen nói. “Tuy nhiên, vì CO2 là sản phẩm tất yếu của quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực năng lượng nên người ta đang công kích CO2.”
Khoa học bị lợi dụng để thúc đẩy các chính sách về biến đổi khí hậu
Các báo cáo về biến đổi khí hậu của IPCC thường dài hàng ngàn trang. Ông Lindzen cho hay, tổ chức này còn đưa ra các bản tóm tắt chung cho các nhà hoạch định chính sách và “các tuyên bố mang tính biểu tượng” để tóm lược hàng ngàn trang chỉ trong một câu.
Ông khẳng định chỉ những báo cáo do Nhóm Công tác I của IPCC đưa ra mới là khoa học. “Mọi thứ khác đều do các quan chức chính phủ hay ai khác viết, vì vậy việc này thật là nguy hiểm.”
Theo trang web của IPCC cho hay, Nhóm Công tác I được giao nhiệm vụ đánh giá khoa học vật lý về biến đổi khí hậu.
Ông Lindzen cho biết, một trong những tuyên bố mang tính biểu tượng của IPCC khẳng định rằng “gần như chắc chắn rằng phần lớn biến đổi khí hậu — sự ấm lên [của Trái Đất] — kể từ năm 1960 là do con người gây ra.” Ông giải thích rằng “nếu ngay cả như vậy, thì chúng ta đang nói về một phần nhỏ của một độ.”
Ông Lindzen nói, thế mà, Thượng nghị sĩ John McCain (Cộng Hòa-Arizona) và Thượng nghị sĩ Joe Lieberman (Dân Chủ-Connecticut) xem kết luận này là “bằng chứng” và muốn làm điều gì đó để hưởng ứng lại.
Năm 2001, Nhóm Công tác I đã xuất bản một báo cáo giải thích cơ sở khoa học của đánh giá lần thứ ba của IPCC về biến đổi khí hậu trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Báo cáo này cho biết, trong thế kỷ 20, nhiệt độ bề mặt trái đất trung bình trên toàn cầu — tổng hợp của nhiệt độ không khí gần bề mặt mặt đất và nhiệt độ bề mặt mặt biển — đã tăng từ 0.4°C đến 0.8°C (0.72°F đến 1.44°F).
Báo cáo cho biết phần lớn sự ấm lên quan sát được trong 50 năm qua có thể là do các hoạt động của con người, đặc biệt là do “sự gia tăng nồng độ khí nhà kính.”
Báo cáo này cũng đưa ra dự báo về mức tăng nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ 21, so với năm 1990, dựa trên mô phỏng các tình huống phát thải khác nhau do IPCC phát triển. Trong tất cả các tình huống mô phỏng đó, mức tăng nhiệt độ thấp nhất ước tính là 1.4°C (2.52°F), và cao nhất là 5.8°C (10.44°F).
Theo một hồ sơ Quốc hội năm 2001, hưởng ứng lại với báo cáo này, ông Lieberman và ông McCain đã đề nghị “một hệ thống thương mại phát thải (cap and trade) trên toàn bộ nền kinh tế” nhằm kiểm soát lượng phát thải khí nhà kính trong nước.
“Với thực tế là Hoa Kỳ thải ra khoảng 25% tổng lượng phát thải khí nhà kính, nên Hoa Kỳ có trách nhiệm phải cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính của mình,” trích dẫn lời của ông McCain trong hồ sơ nêu trên. “Hiện tại, các công ty Mỹ phải đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi thị trường toàn cầu để mua bán việc giảm lượng phát thải.”
“Dự kiến nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 2.5°F đến 10.4°F trong thế kỷ tới,” trích dẫn lời của ông Lieberman trong hồ sơ nêu trên, viện dẫn báo cáo đánh giá lần thứ ba của ICCP. “Nhiệt độ tăng nhanh và nhiều như vậy sẽ làm thay đổi sâu sắc cảnh quan Trái Đất trên thực tế.”
Năm 2003, cả hai thượng nghị sĩ này đều đưa ra Đạo luật Quản lý Khí hậu (Climate Stewardship Act), trong đó yêu cầu giảm phát thải sáu loại khí nhà kính và tạo ra một hệ thống quốc tế để mua bán phát thải. Đạo luật này đã không được Thượng viện thông qua mặc dù đã được đưa ra lại vào năm 2005 và năm 2007.
Ông Lindzen cho biết rằng các chính trị gia có thể diễn giải sai lệch một tuyên bố đơn thuần của các nhà khoa học thành “thảm họa,” rồi sau đó họ sẽ cung cấp thêm kinh phí cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực đó, một điều mà cả cộng đồng khoa học và Liên Hiệp Quốc đều sẽ không phản đối.
Cứ sáu đến bảy năm một lần, IPCC sẽ công bố các báo cáo đánh giá khoa học về biến đổi khí hậu.
Năm 2021, Nhóm Công tác I đã công bố báo cáo trình bày cơ sở khoa học của đánh giá lần thứ sáu về biến đổi khí hậu của IPCC.
Báo cáo cho biết phạm vi có thể tăng nhiệt độ bề mặt toàn cầu do con người gây ra trong những năm từ năm 2010 đến năm 2019 so với thời kỳ tiền công nghiệp được ước tính là 0.8°C đến 1.3°C (1.44°F đến 2.34°F).
‘Khoa học không bao giờ cố định’
“Những người cho rằng khoa học là cố định đều muốn dập tắt mọi bất đồng vì họ không có gì nhiều để trình bày,” ông Lindzen nói. “Khoa học không bao giờ cố định.”
Các chính trị gia và những người không phải là khoa học gia thường nhận thấy rằng khoa học có thẩm quyền nhất định đối với công chúng, và họ muốn bám vào đó nên đã đưa ra thuật ngữ “khoa học,” ông Lindzen nói. “Nhưng đó không phải là khoa học. … Khoa học là một hình thức nghiên cứu,” ông nói.
Khoa học gia này nêu ra rằng khoa học luôn luôn rộng mở với các câu hỏi, khoa học phụ thuộc vào các câu hỏi và việc mắc lỗi. “Khi ai đó nói khoa học không thể sai, người đó đang bóp nghẹt khoa học.”
“Khoa học không phải là một kiểu niềm tin, không phải là một giáo phái, và không phải là một tôn giáo.”
Ông Lindzen cho biết ngày nay gần như không thể phát hành một bài nghiên cứu khoa học nào mà trong đó đặt câu hỏi về hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Các tạp chí khoa học dùng những người thẩm định [khoa học] làm người có thẩm quyền vốn có thể đề xướng các sửa đổi lớn cho một nghiên cứu nào đặt câu hỏi về vấn đề khí hậu như vậy. Ông cho biết các bản sửa đổi khiến tác giả bận rộn cả một năm trời, rồi sau đó bài nghiên cứu bị bác bỏ. “Khí hậu là một trong những chủ đề điển hình sớm nhất của văn hóa xóa sổ.”
Ông Lindzen cho biết ông có một danh sách các nhà khoa học lỗi lạc, như các giám đốc phòng thí nghiệm tự nhiên, những người đứng đầu cơ quan thời tiết hay các tổ chức quốc tế, đã bị đàn áp bắt đầu từ đầu những năm 1990.
Vân Sa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times